CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN CẨM PHẢ -
2.2.4 Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động kinh doanh điện tại Công ty Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV
2.2.4.1 Thực trạng các nhân tố bên ngoài
Môi trường toàn cầu: Những năm gần đây, thế giới ngày càng quan tâm hơn tới sản xuất năng lượng điện bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Đây là vấn đề cấp
67
thiết nhằm bảo vệ môi trường. Do đó, nhiều nguồn năng lượng mới thay thế cho nhiệt điện như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,... đã tạo ra nhiều áp lực cho công tác quản lý kinh doanh điện của Công ty. Thực tế cho thấy, nhiệt điện than hiện là mối quan tâm của toàn thế giới đối với vấn đề phát thải ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nguồn nhiệt điện than vẫn đóng vai trò quan trọng cho việc phát điện và đáp ứng nhu cầu điện toàn cầu ngày càng tăng.
Môi trường khoa học - công nghệ: khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng và
ngày càng thân thiện với môi trường. Trong ngành sản xuất nhiệt điện, nhiều công nghệ sản xuất điện năng được cải tiến, phát triển hiện đại hơn. Hiện công nghệ nhiệt điện than đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc tăng hiệu suất và giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, các biện pháp bảo hộ lao động, tự động hóa và năng suất lao động cũng được cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Điều này đòi hỏi Công ty phải có những biện pháp cải tiến về công nghệ, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động.
Môi trường pháp lý: ngành nhiệt điện phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý khác nhau có liên quan. Những cơ chế về giá điện bán cho người sử dụng của Nhà nước vẫn giữ nguyên hoặc điều chỉnh ít đều làm tăng gánh nặng sản xuất chung cho cả ngành điện nói chung và Công ty Nhiệt điện.
Môi trường kinh tế
Công ty mua nguyên vật liệu, hàng hóa từ các nhà cung cấp trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, Công ty sẽ chịu rủi ro từ việc thay đổi giá bán của nguyên vật liệu, hàng hóa. Những năm qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 dẫn tới mua bán vật tư của Công ty ảnh hưởng nghiêm trọng. Giá cả vật tư tăng lên, thời gian vận chuyển tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng.
Khách hàng
Khách hàng sử dụng điện năng hiện nay là Tập đoàn điện lực Việt Nam. Cơ chế phá điện chào giá cạnh tranh hiện nay còn chưa được triển khai thực sự vì chỉ có một doanh nghiệp thu mua điện.
Cạnh tranh trong ngành
Sự cạnh tranh trong thị trường sản xuất điện ngày càng gay gắt. Công ty không chỉ cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành nhiệt điện than (Nhiệt điện Vĩnh Tân, Duyên Hải,
…) mà còn cả với các nhóm thủy điện, nhiệt điện khí, điện năng lượng tái 68
tạo, các nhà máy BOT (hiện tại có hơn một trăm nhà máy đang tham gia thị trường phát điện cạnh tranh và nhiều nhà máy nhỏ lẻ khác không tham gia thị trường tại Việt Nam) mà tương lai còn phải cạnh tranh với nguồn điện nhập khẩu… bởi vậy áp lực cạnh tranh của Công ty là rất lớn.
Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp
Ngành điện năng là ngành năng lượng quan trọng của quốc gia. Chính vì vậy, Chính phủ quản lý rất chặt chẽ cả khâu sản xuất, phân phối điện năng. Điều này khiến các DN muốn gia nhập ngành phải đáp ứng các điều kiện nhất định, phải trải qua nhiều thủ tục. Vốn đầu tư vào ngành lớn trong khi thời gian thu hồi vốn khá chậm nên rào cản gia
nhập ngành lớn.
2.2.4.2 Thực trạng các nhân tố bên trong
Năng lực quản lý: Bộ máy Lãnh đạo của Công ty có yếu tố quyết định tới các chiến lược, chính sách nói chung của Công ty về các mặt quản lý tổ chức sản xuất như: chính sách về quản lý nhân lực, chiến lược về đầu tư – phát triển nâng cấp, cải tạo máy móc, thiết bị, đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, cải tiến quy trình sản xuất, công nghệ. Thực tế hiện nay, Lãnh đạo Công ty đang tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kỹ thuật. Tuy vậy, đội ngũ lãnh đạo công ty vẫn luôn là những người có năng lực và phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo, có khả năng khuyến khích tạo động lực giúp CBCNV nâng cao hiệu quả làm việc.
Tuy nhiên, đa số các cán bộ quản lý sản xuất đều xuất thân từ các ngành kỹ thuật, chưa được đào tạo bài bản về các phương pháp quản lý, tất cả đều dựa vào kinh nghiệm và qua thâm niên làm việc. Do đó, việc quản lý việc dự báo, lập kế hoạch và kiểm soát còn chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất. Hiện tại công ty chỉ có một tổ thị trường điện với các thành viên là cán bộ, chuyên viên các phòng chức năng kiêm nhiệm các nhiệm vụ về quản lý hợp đồng, lập kế hoạch sản xuất, chào giá trên thị trường nhằm điều độ sản xuất…
Nguồn nhân lực: Khả năng sản xuất của Công ty phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, kỹ năng, sự đào tạo, kinh nghiệm và trình độ của người lao động,… Công ty luôn quan tâm đến chính sách đãi ngộ nhằm khích lệ động viên kịp thời các tập thể, cá nhân người lao động có thành tích tốt trong lao động sản xuất, khuyến khích các hoạt động sáng tạo góp phần cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay nguồn nhân lực của Công ty vẫn còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm 69
vận hành sản xuất và chưa đồng đều
Nguồn lực tài chính: Năng lực tài chính của Công ty thấp và không mấy khả quan.
Kết quả kinh doanh thường xuyên rơi vào tình trạng lỗ. Doanh thu của Công ty sụt giảm nghiêm trọng trong năm 2022.
Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất: Công ty sử dụng các hệ thống quản lý như hệ thống quản lý vận hành sản xuất (MES), hệ thống quản lý kỹ thuật (PMIS), hệ thống hoạch định nguồn lực (HMRS), hệ thống quản lý tài chính, quản trị (ERP)… Bên cạnh đó, khi tham gia thị trường, doanh nghiệp đã chủ động đổi mới để đáp ứng những yêu cầu khắt khe của thị trường, đồng thời nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc đầu tư, ứng dụng công nghệ vào công tác quản trị doanh nghiệp, điều hành sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác kế hoạch, chào giá.
Tuy nhiên, công nghệ sản xuất nhiệt điện than của Công ty cũng đã cũ, tác động tới môi trường khá lớn.