CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TƯ DUY GIẢI TOÁN TIỂU HỌC CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
2.5. Biện pháp phát triển năng lực tư duy giải toán Tiểu học cho sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học thông qua cách khai thác câu hỏi toán trắc nghiệm theo dạng câu hỏi trắc nghiệm của đại học FPT
2.5.4. Một vài ví dụ
Tìm ra phương án đúng trong 5 phương án trả lời cho trước cho mỗi câu hỏi (A) Dùng một mình dữ kiện (1) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một mình dữ kiện (2) thì không đủ.
52
(B) Dùng một mình dữ kiện (2) là đủ để có thể trả lời câu hỏi, nhưng dùng một mình dữ kiện (1) thì không đủ.
(C) Phải dùng cả 2 dữ kiện (1) và (2) mới trả lời được câu hỏi, tách riêng từng dữ kiện sẽ không trả lời được.
(D) Chỉ cần dùng 1 dữ kiện bất kì trong hai dữ kiện đã cho cũng có thể trả lời được câu hỏi.
(E) Dùng cả 2 dữ kiện đã cho cũng không thể trả lời được câu hỏi
Ví dụ 1: Các câu hỏi giúp sinh viên nắm vững các bài toán về phương pháp diện tích.
Câu 1: Tính diện tích tứ giác DEGK. Biết tam giác ABC có BC = 60 cm.
Trên AB lấy AE = ED = DB. Trên AC lấy AG = GK = KC.
(1)AH = 30 cm.
(2)SAEG = 100cm2. Lời giải:
Từ dữ kiện đề bài ta có:
AE = ED = DB nên AE = 1 3AB ED + DB = EB = 2
3AB AG = GK = KC nên AG = 1
3 AC A
G
B C
E
D K
A
53 AG = GK = AK =2
3 AC
Điều kiện (1) cho biết: AH = 30 cm.
SABC = 1
2 x AH x BC = 1
2 x 60 x 30 = 900 (cm2) SABC = 3 SAEC (vì chung đường cao kẻ từ C và AE = 1
3 AB) (*) SAEC = 3 SAEG (vì chung đường cao kẻ từ E và AG = 1
3 AC) (**) SGEK = SAEG (vì chung đường cao kẻ từ E và AG = GK)(***) Từ (*)(**)(***) ta có : SABC = 3 x 3 SGEK = 9 SGEK.
Vậy SGEK = SABC : 9 = 900 : 9 = 100 (cm2).
SABC = 3
2SBKA (vì chung đường cao kẻ từ B và AC =3
2 AK)(1) SBKA = 3
2 SEKB (vì chung đường cao kẻ từ K và AB = 3
2 EB )(2) SEKB = 2 SEKD (vì chung đường cao kẻ từ K và ED = DB)(3) Từ (1)(2)(3) ta có : SABC = 3
2 x3
2 x 2 SEKD = 9
2SEKD. Vậy SEKD = SABC x 2
9 = 900 x 2
9 = 200 (cm2) SDEGK = SGEK + SEKD =100 + 200 = 300(cm2) Điều kiện (2) cho biết: SAEG = 100cm2.
Suy ra : SGEK = SAEG = 100cm2(vì chung đường cao kẻ từ E và AG = GK) Điều kiện (2) không đủ dữ liệu để tính.
Đáp án : A
Câu 2: Tam giác ABC có D, E là các điểm lần lượt nằm trên các cạnh AB, AC. Một đường thẳng đi qua A cắt đoạn thẳng DE tại I và cắt BC tại M. So sánh SAEMD và SABC biết:
(1) CM = 1
3 CD, AE = 1 3 AC.
54 (2) AD =1
3 AB, AE = 1 3 AC.
Lời giải
Điều kiện (1) cho biết: MC = 1
3 BC, AE = 1 3 AC Ta có: S MAE = 1
3S MAC (Vì chung đường cao kẻ từ M và AE = 1
3 AC)(1).
Không đủ dữ liệu để so sánh.
Điều kiện (2) cho biết: AD =1
3 AB, AE = 1 3 AC Ta có: S MAE = 1
3S MAC (Vì chung đường cao kẻ từ M và AE = 1
3 AC)(1) SMAD = 1
3S MAB (Vì chung đường cao kẻ từ M và AD = 1
3 AB)(2) S MDAE = S MAE + S MAD = 1
3S MAB + 1
3S MAC = 1
3S ABC
Đáp án: B
Câu 3: Cho tam giác ABC có AB = 1,5. Trên các cạnh BC và AC lần lượt lấy các điểm M, N. MN và BC cắt nhau tại P. Tính AP biết:
(1) BM = 3 MC.
(2) SPAN = 2 SPNC.
Lời giải
Điều kiện (1) cho biết: BM = 3 MC A
B
N
P M
C
55 Suy ra:
SPBM = 3 SPMC (vì chung đường cao kẻ từ P và BM = 3 MC) (1) SNBM = 3 SNMC (vì chung đường cao kẻ từ N và BM = 3 MC) (2) Không đủ dữ kiện để tính AP.
Điều kiện (2) cho biết: SPAN = 2 SPNC (*) Không đủ dữ kiện để tính AP.
Kết hợp cả 2 điều kiện (1)(2) ta có:
Từ (1)(2) trừ từng vế ta có:
SPBN = SPBM - SNBM = 3 (SPMC - SNMC) = 3 SPNC (**) Từ (*)(**) ta suy ra:
SPBN - SPAN = 3 SPNC - 2 SPNC = SPNC (3) Mà SPBN - SPAN = SABN (4)
Từ (3) (4) (*) suy ra:SPNC = SABN = 1 2
SPAN
Lại có hai tam giác PNC và ABN có chung chiều cao hạ từ N.
Nên PA = 2 x AB = 2 x 1,5 = 3 cm Đáp án: C
Câu 4: Cho ABCD là hình chữ nhật. M là một điểm nằm trên cạnh AB và SMBC = 9 cm2. Tính diện tích tam giác OBC biết:
(1) MB = 1 2
AB.
(2) SMOB = 3 cm2. Lời giải:
CK là đường cao của tam giác BCD.
A B
D C
M
H K
O
56 MH là đường cao của tam giác BMD.
Điều kiện (1) cho biết: MB = 1 2
AB Suy ra: MB = 1
2 CD
SBCD = 2 SBMD ( vì có đường cao cùng bằng BC và đáy MB = 1 2
CD) (1) Hai tam giác BCD và tam giác BMD có chung đáy BD (2)
Từ (1) (2) ta có: CK = 2 MH (3)
Hai tam giác OBC và tam giác MOB có chung đáy OB (4) Từ (3) (4) ta có: SOBC = 2 SMOB
Lại có: SMBC = SMOB + SOBC = SMOB + 2 SMOB = 3SMOB
Suy ra SMOB = SMBC : 3 = 9: 3 = 3 cm2 Suy ra: SOBC = SBMC - SBMO = 9 – 3 = 6 cm2 Điều kiện (2) cho biết: SMOB = 3 cm2. Suy ra: SOBC = SBMC - SBMO = 9 – 3 = 6 cm2 Đáp án: D
Câu 5: Tam giác ABC và điểm O nằm trong tam giác. Đoạn thẳng OA chia tam giác BOC thành hai phần. P là điểm mà đoạn thẳng OA cắt cạnh BC.
Tính diện tích của 2 phần đó biết:
(1) SAOB = 6 cm2. (2) SAOB = 3 SCOP. Lời giải:
A
P C
O
B
57 Điều kiện (1) cho biết: SAOB = 6 cm2
Không đủ dữ kiện để tính diện tích tam giác BOP và COP.
Điều kiện (2) cho biết: SAOB = 3 SCOP.
Không đủ dữ kiện để tính diện tích tam giác BOP và COP.
Kết hợp hai điều kiện trên ta có:
SCOP = SAOB : 3 = 6 : 3 = 2 cm2
Không đủ dữ kiện để tính diện tích tam giác BOP.
Đáp án: E
•Lưu ý:
- Khi đặt các câu hỏi trắc nghiệm về phương pháp diện tích thì người ra đề cần nắm rõ phương pháp diện tích là gì ?
- Bởi các bài toán về phương pháp diện tích thì nằm trong các bài toán về hình học nhưng các bài toán về hình học thì có một số dạng bài không thể giải bằng phương pháp diện tích.
Ví dụ 2: Các câu hỏi giúp sinh viên nắm vững các bài toán về phương pháp chia tỉ lệ
Câu 1: Tìm 2 số ?
(1) Số thứ hai gấp đôi số thứ nhất.
(2) Số thứ hai có chữ số hàng đơn vị của 2 lần chữ số hàng chục.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: số thứ hai gấp số thứ nhất. Không đủ dữ liệu để tìm 2 số đó.
Điều kiện (2) cho biết: số thứ hai có chữ số hàng đơn vị gấp 2 lần chữ số hàng chục. Không nêu rõ số thứ hai có bao nhiêu chữ số. Không đủ dữ liệu để tìm 2 số đó.
Kết hợp điều kiện (1) và (2) cũng không đủ dữ liệu để tìm 2 số.
Đáp số: E
58
Câu 2: Lúc đầu, số dầu ở trong thùng thứ nhất bằng 1
4 số dầu của thùng thứ nhất, số dầu đựng thứ hai bằng 50% số dầu của thùng hai. Người ta đổ thêm cho đầy dầu ở mỗi thùng thì cần phải đổ thêm tất cả 32 lít. Hỏi mỗi thùng khi đầy chứa được bao nhiêu lít dầu?
(1) Thùng thứ nhất nhiều hơn thùng hai là 16 lít dầu.
(2) Số dầu ở hai thùng bằng nhau.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: thùng thứ nhất nhiều hơn thùng hai là 16 lít dầu.
Không đủ dữ liệu để tính mỗi thùng khi đầy chứa được bao nhiêu lít dầu Điều kiện (2) cho biết: số dầu ở hai thùng bằng nhau
(Thùng thứ nhất: 32 lít, thùng thứ hai: 16 lít) Đáp số: B
Câu 3: Mỗi đội vận chuyển được bao nhiêu tấn hàng? Biết 2
5số hàng của đội 1 bằng 4
7số hàng của đội 2.
(1) Hai đội vận tải vận chuyển được 680 tấn hàng.
(2) Tỉ số của số hàng đội 2 và đội 1 là 0,7.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: hai đội vận tải vận chuyển được 680 tấn hàng.
Điều kiện (2) cho biết: tỉ số của số hàng đội 2 và đội 1 là 0,7. Không đủ dữ liệu để tính số tấn hàng mà mỗi đội vận chuyển được.
( Đội 1: 400 tấn; đội 2 : 280 tấn).
Đáp số: A
Câu 4: Một người đi bộ với vận tốc là 4km/h từ A đến B. Tính quãng đường AB biết:
(1) Người đó đi với vận tốc là 3km/h thì đến B chậm hơn 1giờ so với dự kiến.
(2) Người đó đi được nửa đường rồi dừng lại nghỉ 36 phút và đi tiếp với vận tốc 5km/h thì kịp giờ đã định.
59 Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: người đó đi với vận tốc là 3km/h thì đến B chậm hơn 1giờ so với dự kiến
Điều kiện (2) cho biết: người đó đi được nửa đường rồi dừng lại nghỉ 36 phút và đi tiếp với vận tốc 5km/h thì kịp giờ đã định.
( Quãng đường AB dài 12 km) Đáp án: D
Câu 5: Em hãy tìm 2 số thập phân?
(1) Hai số thập phân có hiệu là 10,2.
(2) Khi cộng 2 số đó với nhau, bạn Lan đã dịch nhầm dấu phẩy của số lớn sang bên trái một chữ số nên tổng tìm được là 28,74.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: hai số thập phân có hiệu là 10,2. Không đủ dữ liệu để tìm 2 số thập phân.
Điều kiện (2) cho biết: khi cộng 2 số đó với nhau, bạn Lan đã dịch nhầm dấu phẩy của số lớn sang bên trái một chữ số nên tổng tìm được là 28,74.
Khi bạn Lan đã dịch nhầm dấu phẩy của số lớn sang bên trái một chữ số thì số lớn giảm đi 10 lần.
Không đủ dữ liệu để tìm 2 số thập phân.
Kết hợp cả hai điều kiện ta có:
Tổng của số thập phân lớn ban đầu và số thập phân lớn khi dịch chuyển là: 10, 2 + 28,74 = 38, 94
Khi bạn Lan đã dịch nhầm dấu phẩy của số lớn sang bên trái một chữ số thì số lớn giảm đi 10 lần.
Như vậy ta có số thập phân lớn sau khi dịch chuyển là 1 phần và số thập phân ban đầu là 10 phần. ( Vẽ sơ đồ)
Số thập phân lớn ban đầu là: 38, 94 : (10 +1) x 10 = 35,4 Số thập phân bé là: 35,4 - 10,2 = 25,2
Đáp số: C
60
Ví dụ 3: Các câu hỏi giúp sinh viên nắm vững các bài toán về phương pháp thử chọn
Câu 1: Ba bạn Lan, Nga, Huệ có tất cả là 36 quyển vở. Biết số vở của Lan ít hơn số vở của Nga và nhiều hơn số vở của Huệ. Số vở của 3 người đều là số chẵn. Hỏi mỗi bạn có bao nhiêu quyển vở biết:
(1)Số vở của Nga gấp 5 lần số vở của Huệ.
(2)Số vở của Lan nhiều hơn Huệ là 6.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: số vở của Nga gấp 5 lần số vở của Huệ.
Số vở của Huệ không thể là 6 được vì như vậy số vở của Nga sẽ là:
6 x 5 = 30 (quyển).
Số vở của Lan là: 36 - 6 – 30 = 0 ( quyển) ( không thỏa mãn)
Vậy số vở của Huệ phải nhỏ hơn 6. Mà số vở của 3 người đều là số chẵn nên số vở của Huệ sẽ là 2 hoặc 4.
Ta sử dụng phương pháp thử chọn và được kết quả cần tìm là: Huệ có 4 quyển vở, Lan có 12 quyển vở và Nga có 20 quyển vở.
Điều kiện (2) cho biết: số vở của Lan nhiều hơn Huệ là 6. Tuy nhiên điều kiện này không đủ để tìm ra số vở của 3 người.
Đáp án : A
Câu 2: Tìm số có 5 chữ số thỏa mãn biết:
(1) Tổng các chữ số của số đó gấp 11 lần chữ số hàng chục.
(2) Hai lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng trăm nhưng lại bé hơn hai lần chữ số hàng trăm đó.
Lời giải:
Gọi số cần tìm là abcde (a # 0).
Điều kiện (1) cho biết: tổng các chữ số của số đó gấp 11 lần chữ số hàng chục.
Nghĩa là: a + b + c + d + e = 11 x d Không đủ thông tin để tìm.
61
Điều kiện (2) cho biết: Hai lần chữ số hàng đơn vị lớn hơn chữ số hàng trăm nhưng lại bé hơn hai lần chữ số hàng trăm đó.
Nghĩa là: 2 x c > 2 x e > c Không đủ thông tin để tìm abcde.
Kết hợp cả 2 điều kiện (1) và (2) cũng không đủ thông tin để tìm abcde.
Đáp án: E
Câu 3: Tìm số có bốn chữ số abcd mà chữ số hàng nghìn lớn hơn chữ số hàng chục bao nhiêu thì chữ số hàng đơn vị cũng lớn hơn chữ số hàng trăm bấy nhiêu.
(1)Tích hai chữ số ngoài cùng bằng 40.
(2)Tích hai chữ số ở giữa bằng 18.
Lời giải:
Từ dữ kiện đề bài có: a - c = d - b nên a > c, d >b.
Điều kiện (1) cho biết tích hai chữ số ngoài cùng bằng 40 nên a x d = 40.
Mà 40 = 1 x 40 = 2 x 20 = 4 x 10 = 5 x 8.
Lại có: a, d là các chữ số nên a, d chỉ có thể là các số 5 hoặc 8.
Như vậy, không đủ thông tin để tìm hai chữ số ở giữa.
Điều kiện (2) cho biết tích hai chữ số ở giữa bằng 18 nên c x b = 18.
Mà 18 = 3 x 6 = 2 x 9 = 1 x 18.
Lại có: b, c là các chữ số nên cặp (b, c) chỉ có thể là các cặp số (2, 9) hoặc (3, 6).
Như vậy không đủ thông tin để tìm hai chữ số ngoài cùng.
Kết hợp điều kiện (1) và (2) cùng dữ kiện đề bài ta được: b, c chỉ có thể là 3 hoặc 6. Ta dùng phương pháp thử chọn và được số cần tìm là 5638 hoặc 8365.
Đáp án: C
Câu 4: Tìm số abc với abc – cba = 396 biết:
(1) Số abc chia hết cho 45.
(2) Số abc chia hết cho 5 và 9.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết : số abc chia hết cho 45 nên abc vừa chia hết cho 5.
abc chia hết cho 5 suy ra c =5 hoặc c = 0.
62 Mà c # 0 nên c = 5.
Ta có: abc = 396 + cba
Thay c = 5 ta được: ab5 = 396 + 5ba Do đó: 896 < abc < 1000 ( Vì 5ba > 500) Lại có :
896 : 45 = 19 ( dư 41) 1000 : 45 = 22 ( dư 10)
Vậy abc có thể bằng tích của 45 với 20, với 21 hoặc 22.
45 x 20 = 900 ( tận cùng là 0, loại)
45 x 21 = 945 ( thử: 945 – 549 = 396, được) 45 x 22 = 990 ( tận cùng là 0, loại)
Vậy số cần tìm là 945.
Điều kiện (2) cho ta biết: Số abc chia hết cho 5 và 9.
Suy ra abc chia hết cho 45 Tương tự như điều kiện (1).
Đáp án: D
Câu 5: Trong 3 tuần thi đua lập thành tích chào mừng ngày 8-3, các bạn học sinh của tổ 3 lớp 3B đạt được 28 điểm 10. Số điểm 10 của tuần 3 gấp 3 lần tuần đầu. Hỏi mỗi tuần tổ 3 đạt được bao nhiêu điểm 10 biết:
(1)Số điểm 10 của tuần hai là một số tự nhiên chẵn.
(2)Số điểm 10 của tuần sau nhiều hơn số điểm 10 của tuần trước.
Lời giải:
Từ dữ kiện đề bài có: số điểm 10 của từng tuần sẽ nhỏ hơn 28.
Điều kiện (1) cho biết số điểm 10 của tuần hai là một số tự nhiên chẵn nên là các số: 2,4,6…. và nhỏ hơn 28 nhưng không đủ để tính được số điểm 10 mà tổ 3 đạt được trong mỗi tuần.
Điều kiện (2) cho biết số điểm 10 của tuần sau nhiều hơn số điểm 10 của tuần trước. Kết hợp với dữ kiện đề bài cho thì tính được số điểm 10 của từng tuần từ tuần đầu lần lượt là 6, 8, 15 bằng phương pháp thử chọn.
63 Đáp án : B
Ví dụ 4: Các câu hỏi giúp sinh viên nắm vững các bài toán về phương pháp rút về đơn vị và tỉ số
Câu 1: Một đội vận tải được giao vận chuyển một lô hàng. Nếu thời gian để chở hết lô hàng là 10 giờ thì cần huy động bao nhiêu xe loại 8 tấn một chuyến được biết:
(1)Nếu huy động 12 xe, mỗi xe chở một chuyến được 8 tấn thì sẽ chở xong lô hàng trong 15 giờ.
(2)Nếu huy động 12 xe, mỗi xe chở một chuyến được 5 tấn thì sẽ chở xong lô hàng trong 24 giờ.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: nếu huy động 12 xe, mỗi xe chở một chuyến được 8 tấn thì sẽ chở xong lô hàng trong 15 giờ.
Vậy số xe loại 8 tấn một chuyến cần được huy động để chở hết lô hàng trong 10 giờ là: 12 x 15 : 10 = 18 (xe)
Điều kiện (2) cho biết: nếu huy động 12 xe, mỗi xe chở một chuyến được 5 tấn thì sẽ chở xong lô hàng trong 24 giờ.
Vậy 12 xe loại 8 tấn một chuyến cần được huy động để chở hết lô hàng trong số giờ là: 24 x 5 : 8 = 15 (giờ)
Vậy số xe loại 8 tấn một chuyến cần được huy động để chở hết lô hàng trong 10 giờ là: 12 x 15 : 10 = 18 (xe)
Đáp án : D
Câu 2: Tam giác ABC. Đường cao AH. Trên BC lấy điểm M sao cho MB = 1
3 BC. Tính diện tích tam giác AMB biết:
(1)SABC = 3 SAMB
(2)AH = 5 cm
64
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: SABC = 3 SAMB
Suy ra MB = 1
3BC ( do cùng đường cao AH)
Trùng vời dữ kiện đề bài đưa ra và không đủ để tính diện tích tam giác AMB Điều kiện (2) cho biết: AH = 5 cm. Không đủ dữ kiện để tính diện tích tam giác AMB.
Kết hợp điều kiện (1) và (2) ta cũng không đủ dữ kiện để tính diện tích tam giác AMB.
Đáp án : E
Câu 3: Nhà Lan nấu ăn cứ ba tháng hết 2 bình ga loại 10kg/ 1 bình. Hãy tính số tiền mua ga trong một năm biết:
(1) 1 kg ga giá 20000 đồng.
(2) Một năm có 12 tháng.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: 1 kg ga giá 20000 đồng.
Một năm có 12 tháng nên số bình ga mà nhà Lan một năm dùng để nấu ăn là:
2 x (12 : 3) = 8 (bình)
Số tiền mua ga trong một năm của nhà Lan là:
(20000 x 10) x 8 = 1600000( đồng)
Điều kiện (2) cho biết: Một năm có 12 tháng nên chỉ suy ra được số bình ga mà nhà Lan một năm dùng để nấu ăn là:
2 x (12 : 3) = 8 (bình)
A
C H M B
65 Không đủ dữ kiện để tính
Đáp án: A
Câu 4: Với đoạn đường dài 800 m, một đội công nhân gồm 20 người đắp xong trong bao nhiêu ngày (năng suất làm việc như nhau) biết :
(1)Một người công nhân đắp được 4m đường.
(2)Với đoạn đường dài 1200 m thì đội công nhân đó gồm 50 người đắp xong trong 6 ngày.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: Một người công nhân đắp được 4m đường. Không đủ dữ kiện để tính.
Điều kiện (2) cho biết: với đoạn đường dài 1200 m thì đội công nhân đó gồm 50 người đắp xong trong 6 ngày.
Vậy thời gian để một đội công nhân gồm 50 người đắp xong đoạn đường dài 800m là:
6 x 800 : 1200 = 4 (ngày)
Vậy thời gian để một đội công nhân gồm 20 người đắp xong đoạn đường dài 800m là:
4 x 50 : 20 = 10 ( ngày) Đáp án : B
Câu 5: Một nhóm gồm 4 người cùng may xong số bộ quần áo được giao trong bao lâu (tuần) biết:
(1)Ba người cùng may xong số bộ quần áo được giao trong 2 tuần 4 ngày.
(2)Mỗi tuần, mỗi người làm việc 6 ngày và năng suất làm việc của mọi người là như nhau.
Lời giải:
Điều kiện (1) cho biết: Ba người cùng may xong số bộ quần áo được giao trong 2 tuần 4 ngày. Không đủ dữ kiện để tính.
Điều kiện (2) cho biết: Mỗi tuần, mỗi người làm việc 6 ngày và năng suất làm việc của mọi người là như nhau. Không đủ dữ kiện để tính.
66
Kết hợp (1) (2) ta giải được bài toán như sau:
Mỗi tuần, mỗi người làm việc 6 ngày nên số ngày để nhóm gồm 3 người cùng may xong số bộ quần áo được giao là:
6 x 2 + 4 = 16 ( ngày)
Thời gian để nhóm gồm 4 người cùng may xong số bộ quần áo được giao là:
16 x 3 : 4 = 12 ( ngày)
Số tuần để nhóm gồm 4 người cùng may xong số bộ quần áo được giao là:
12 : 6 = 2 (tuần) Đáp án : C
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương II, đề tài đã đưa ra ba biện pháp nhằm phát triển năng lục tư duy giải toán của sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học trường Đại học Hải Phòng. Để thực hiện ba biện pháp này có hiệu quả thì trước hết người học cần nắm vững được kiến thức cơ bản về các dạng, các phương pháp để giải toán;
không ngừng tìm tòi, trau dồi , tìm hiểu để năng lực tư duy giải toán Tiểu học phát triển hơn.