Theo nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở các doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế huyện An Dương, Hải Phòng (Trang 36 - 51)

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ

2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN thuộc các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018

2.2.1. Theo nội dung công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân

2.2.1.1. Đánh giá thực trạng công tác lập dự toán và thực hiện thu thuế TNCN tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018.

Tại Chi cục thuế huyện An Dương, khâu đầu tiên trong dự toán thuế TNCN là đánh giá khả năng vận động nguồn thu thuế và khả năng thực hiện nhằm xây dựng mức tỷ lệ dự toán phù hợp.

Bảng 2.1. Bảng phân bổ dự toán thuế TNCN trên tổng nguồn thu thuế vào NSNN tại CCT huyện An Dương giai đoạn 2014-2018

ĐVT: 1000 đồng

Số thu Tổng thu Tỷ lệ Số thu Tổng thu Tỷ lệ

1 Thuế TNCN 2014 4,100,000 96,400,000 4.3% 4,362,400 109,860,564 4.0% 106.4 2 Thuế TNCN 2015 6,200,000 133,800,000 4.6% 7,260,200 171,337,143 4.2% 117.1 3 Thuế TNCN 2016 10,600,000 187,400,000 5.7% 13,866,034 224,829,457 6.2% 130.8 4 Thuế TNCN 2017 17,800,000 260,300,000 6.8% 19,278,029 341,452,170 5.6% 108.3 5 Thuế TNCN 2018 23,000,000 312,300,000 7.4% 26,891,395 794,175,095 3.4% 116.9

STT Năm

Kế hoạch Thực hiện % TH/KH

cùng kỳ

(Nguồn CCT huyện An Dương)

Nguồn thu thuế TNCN từ hộ kinh doanh, doanh nghiệp các năm 2014, 2015 chưa nhiều, chưa tập trung nên tỷ lệ giao dự toán trên tổng kế hoạch còn thấp. Sang năm 2016 đến 2018, nguồn thu ngoài quốc doanh có xu hướng giảm do không hoàn thành chỉ tiêu Cục thuế Hải Phòng giao cho, đồng thời đã có những chỉ đạo cụ thể trong công tác quản lý thuế TNCN như lập sổ bộ hộ khoán, tăng cường công tác quản lý và kiểm tra thuế TNCN tại các doanh nghiệp nên tỷ lệ thuế TNCN được giao tăng lên nhưng vẫn chưa đáng kể do chưa có nguồn thu ổn định. Cụ thể thực trạng công tác lập dự toán thuế TNCN được thể hiện thông qua biểu đồ sau:

Hình 2.2. Biểu đồ khả năng thực hiện dự toán thuế TNCN trên tổng dự toán thu NSNN tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018 (tỷ đồng) Để đánh giá công tác lập dự toán thuế thu nhập cá nhân ở các doanh nghiệp tại CCT huyện An Dương cần đánh giá vào mức thực hiện kế hoạch qua các năm như sau:

0 5 10 15 20 25 30

2014 2015 2016 2017 2018 4,1

6,2

10,6

17,8

23

4,4

7,3

13,9

19,3

26,9

Kế hoạch Thực hiện

Bảng 2.2. Bảng đánh giá chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thu thuế TNCN so với dự toán ban đầu tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018

(Nguồn cung cấp từ Đội kê khai thuế Chi cục thuế huyện An Dương)

Hình 2.3. Biểu đồ khả năng thực hiện nhiệm vụ thu thuế TNCN ở các doanh nghiệp từ năm 2014-2018

Từ năm 2014-2018 số thu thuế TNCN vào ngân sách nhà nước tăng đều qua các năm và đạt được kế hoạch dự toán đã đặt ra đầu năm. Phân tích sâu về nguồn thu thuế TNCN ở các doanh nghiệp lại có những biến động nhất định, tuy không

Kế hoạch (VND)

Thực hiện (VND)

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch (VND)

Thực hiện (VND)

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch (VND)

Thực hiện (VND)

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch (VND)

Thực hiện (VND)

Tỷ lệ (%)

Kế hoạch (VND)

Thực hiện (VND)

Tỷ lệ (%)

Số thu thuế TNCN 4.10 4.41 108% 6.20 7.21 116% 10.60 13.87 131% 17.80 19.28 108% 23.00 26.89 117%

1 - Doanh nghiệp 0.07 0.06 83% 0.12 0.14 115% 0.19 0.21 111% 0.38 0.49 128% 0.99 1.14 116%

2 - Hộ kinh doanh 4.03 4.35 108% 6.08 7.07 116% 10.41 13.66 131% 17.42 18.79 108% 22.02 25.75 117%

2018 2014

Nội dung STT

ĐVT: Tỷ đồng

2015 2016 2017

0,83

1,15 1,11

1,28

1,16

0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4

2014 2015 2016 2017 2018

Kế hoạch Thực hiện

tăng đều nhưng đã có những chuyển biến tích cực. Thông qua biểu đồ trên có thể đánh giá tiêu chí thực hiện nhiệm vụ thu thuế TNCN ( ITH/KH) như sau:

Khi IN = 1 thể hiện khả năng thực hiện thu thuế bằng đúng mức dự toán ban đầu đã đề ra. Như vậy khi IN ≥ 1 cho ta thấy được công tác lập dự toán đã thực sự có hiệu quả khi thực hiện vượt kế hoạch ban đầu và đánh giá được đúng bản chất công tác quản lý, nắm được nguồn thu đến đâu của cán bộ quản lý. Tuy nhiên IN không nên quá lớn hoặc quá nhỏ hơn 1 vì chưa đảm bảo được đúng hiệu quả công tác dự toán và đánh giá năng lực thu của đơn vị.

I2014 = 0.83 thể hiện trong năm 2014 đơn vị không đảm bảo được kế hoạch thu về thuế TNCN ở các doanh nghiệp, số thu về thấp hơn dự toán ban đầu, công tác lập dự toán chưa đạt được hiệu quả. Tuy nhiên mức chênh không đáng kể, tổng quan số thu thuế TNCN toàn Chi cục vẫn tăng 108%.

I2015-2018 >1 từ năm 2015-2018, thực hiện thu thuế TNCN ở các doanh nghiệp đều vượt dự toán ban đầu, tăng đột biến vào năm 2017 khi I2017 = 1.28, mức thu năm sau đều tăng gần gấp đôi so với năm trước. Công tác lập dự toán đã có những cải thiện so với 2014 do đã nâng cao công tác quản lý, nắm được năng lực thu của các doanh nghiệp, hiệu quả nhất năm 2016 (I2016 = 1.1) khi thực hiện sát với dự toán đề ra nhất.

Đánh giá chung: Công tác lập dự toán tại Chi cục thuế huyện An Dương đã có hiệu quả, số thu thực hiện vượt mức dự toán đã đặt ra. Như vậy công tác lập dự toán đã năm được bản chất quản lý, khả năng đánh giá nguồn thu của cán bộ quản lý doanh nghiệp.

2.2.1.2. Đánh giá thực trạng công tác tổ chức thực hiện thu thuế TNCN tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018.

a, Thực trạng công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế Thu nhập cá nhân Để tổ chức tốt công tác quản lý thuế, trước hết phải thực hiện tốt việc tổ chức bộ máy thu thuế. Cơ quan thuế các cấp thực hiện sắp xếp, bố trí công chức thuế vào các vị trí quản lý phù hợp khả năng, sở trường của cán bộ thuế và để thực hiện tốt công tác quản lý thu thuế TNCN, cần phải xây dựng một đội ngũ

công chức thuế chuyên trách được đào tạo chuyên sâu trong công tác quản lý thuế TNCN. Đội ngũ này được tổ chức một cách thống nhất, đồng bộ và có khoa học. Tại Chi cục thuế huyện An Dương được phân công như sau:

- Các đội thuế liên xã, phường, thị trấn: căn cứ vào kế hoạch dự toán đưa ra, phân tích số hộ kinh doanh và lượng thuế khoán cho từng hộ tăng so với cùng kỳ năm trước là bao nhiêu để phân ra kế hoạch thu cho từng đội thuế, số thuế thu là bao nhiêu và tăng thuế cho các loại hình kinh doanh nào. Phân sổ bộ cho các hộ kinh doanh mới, lập danh sách để đưa vào hệ thống. Đây là đội thực hiện nguồn thu chính cho thuế TNCN tại các chi cục thuế.

Bảng 2.3. Phân công quản lý thuế TNCN ở các hộ kinh doanh tại Đội thuế xã, thị trấn huyện An Dương giai đoạn 2014-2018

Năm Số cán bộ tại các đội thuế xã, thị trấn

(người)

Số hộ kinh doanh đưa vào sổ bộ theo dõi trên

hệ thống thuế (hộ)

Số lượng trung bình hộ kinh doanh quản lý/cán bộ (̅ – hộ)

(1) (2) (3) (4)=(3)/(2)

2014 21 800 38

2015 21 1.150 55

2016 18 1.400 78

2017 20 2.000 100

2018 19 2.200 116

(Nguồn CCT huyện An Dương) - Đội kê khai và kế toán thuế: Căn cứ vào sổ bộ hộ kinh doanh đội thuế liên xã, phường, thị trấn đưa ra, nhập vào hệ thống ngành thuế TMS để thực hiện theo dõi nghĩa vụ nộp thuế cho từng hộ cá thể. Đồng thời theo dõi đóng mở mã số thuế cho từng cá nhân kinh doanh để đưa danh sách trước mùng 05 hàng tháng cho Đội thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Ngoài các hộ kinh doanh, đội kê khai và kế toán thuế có nhiệm vụ cung cấp mã số thuế cá nhân cho người nộp thuế và nhận tờ khai quyết toán thuế TNCN cho các cá nhân thực hiện quyết

toán thuế tại Chi cục thuế mà có doanh nghiệp thuộc hoặc không thuộc quyền quản lý.

- Đội thu nợ và cưỡng chế nợ thuế: Căn cứ danh sách bên kê khai cung cấp hàng tháng, thực hiện phân loại nợ khó thu và có khả năng thu để theo dõi sổ nợ thuế hộ kinh doanh và các cá nhân tự quyết toán thuế TNCN tại Chi cục định kỳ từ mùng 10 hàng tháng vào thời gian khóa sổ nợ. Thực hiện ra thông báo nợ đến các cá nhân để đôn đốc nợ thuế.

- Đội kiểm tra thuế: thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc thông qua kiểm tra quyết toán thuế tại các doanh nghiệp để kiểm tra các cá nhân kê khai không đúng hoặc chưa thực hiện trích thuế TNCN cho người lao động, các khoản thu nhập vượt mức giảm trừ gia cảnh hoặc các khoản thu nhập khống để tăng chi phí, lao động dưới 03 tháng và thuê khoán ngoài vượt mức chi trả phải tính thuế TNCN để nộp vào ngân sách nhà nước. Do số lượng cán bộ tại Đội ngày càng ít, doanh nghiệp nhiều nên CCT huyện An Dương yêu cầu tập trung đẩy cao công tác quản lý thuế bao gồm nguồn thu thuế TNCN.

Bảng 2.4. Phân công quản lý thuế TNCN của các doanh nghiệp tại CCT huyện An Dương giai đoạn 2014-2018

Năm Số cán bộ tại Đội kiểm tra

(người)

Số doanh nghiệp phân cấp (doanh nghiệp)

Số lượng trung bình hộ kinh doanh quản lý/cán bộ (̅ – doanh nghiệp)

(1) (2) (3) (4)=(3)/(2)

2014 15 1255 84

2015 15 1369 91

2016 14 1412 101

2017 12 1463 122

2018 11 1582 144

(Nguồn CCT huyện An Dương) b, Đánh giá công tác tổ chức thực hiện quản lý thuế TNCN ở các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018

Căn cứ bảng 2.3 ta có biểu đồ thể hiện chỉ tiêu đánh giá số NNT bình quân trên một cán bộ thuế quản lý (̅ từ 2014-2018 như sau:

Hình 2.4. Biểu đồ đánh giá năng suất quản lý doanh nghiệp bình quân trên một cán bộ từ năm 2014-2018

Chỉ số ̅ được dùng để so sánh giữa các năm tài chính, chỉ số càng cao chứng tỏ năng suất quản lý bình quân mà một cán bộ phải bỏ ra càng nhiều. ̅ càng cao thì mức độ kiểm soát càng thấp dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng quản lý, hiệu quả giảm và không tập trung. Ngược lại nếu ̅ càng thấp, số lượng cán bộ được phân công nhiều, mức độ quản lý càng được quan tâm hơn dẫn đến chất lượng quản lý ngày càng tốt hơn. Đánh giá như sau:

Chỉ số ̅ (2014-2018) tại Chi cục có xu hướng tăng nhanh và ở mức khá cao (từ 84 doanh nghiệp/cán bộ đổ lên năm 2014), thay đổi nhiều nhất từ năm 2016 đến 2018 do có những biến động về cán bộ (về hưu, luân chuyển chi cục) tại Đội kiểm tra, cao nhất là ̅(2018) = 144 khi số lượng cán bộ quản lý là ít nhất (11 người) và số lượng doanh nghiệp cần quản lý là nhiều nhất (1528 doanh nghiệp). Như vậy có thể thấy: 01 cán bộ cần quản lý ít nhất là 144 doanh nghiệp trong 1 năm 2018, tăng 60 doanh nghiệp so với năm 2014. Năng lực và phạm vi

84

91

101

122

144

0 20 40 60 80 100 120 140 160

2014 2015 2016 2017 2018

Số DN/CBQL (A ̅)

quản lý một cán bộ là rất cao, do đó khả năng quản lý sâu sát là khó và ảnh hưởng không tốt đến công tác quản lý thuế ở các doanh nghiệp tại Chi cục. Do đó công tác tổ chức và phân công quản lý thông qua chỉ số cho ta thấy Chi cục thuế An Dương chưa thực sự tốt.

Đánh giá chung Công tác tổ chức thực hiện chưa thực sự hiệu quả, chỉ số tăng nhanh qua các năm. Số lượng doanh nghiệp/1 cán bộ quản lý là khá lớn, năng suất quản lý bỏ ra nhiều, mức độ kiểm soát chi tiết từng DN bị hạn chế, khả năng sâu sát doanh nghiệp rất khó.

Đánh giá nguyên nhân cũng xuất phát từ một phần khách quan do số lượng cán bộ tại Chi cục là rất ít, tiêu chí lên Đội kiểm tra phải có kinh nghiệm từ 03 năm trở lên, yêu cầu luân chuyển hàng năm dẫn đến số lượng cán bộ qua các năm không cố định; chưa đưa ra được cách thức tổ chức quản lý thuế TNCN liên tục mà rời rạc, bộc phát.

2.2.1.3. Đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo điều hành quản lý thu thuế TNCN ở các doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018.

a, Thực trạng công tác chỉ đạo điều hành quản lý thuế TNCN

Việc chỉ đạo, điều hành trong quản lý thuế TNCN được thể hiện ở việc thực hiện đồng nhất quy trình quản lý thuế của cơ quan thuế. Để triển khai tốt luật thuế TNCN nhất thiết phải có chương trình hành động cụ thể thông qua các quyết định, công văn yêu cầu báo cáo, điều chỉnh, giải trình tới các doanh nghiệp … để làm cơ sở cho cấp trên rà soát, đánh giá được tình hình thu thuế tại đơn vị.

Công tác chỉ đạo điều hành được đánh giá thông qua số lượng công văn được giải quyết trong năm tài chính trong giai đoạn năm 2014-2018 như sau:

Bảng 2.5. Công tác thực hiện chỉ đạo điều hành quản lý thuế tới các doanh nghiệp trong công tác kiểm soát thuế TNCN tại CCT huyện An Dương

giai đoạn 2014-2018

Năm

Số công văn, thông báo yêu cầu, giải trình đến doanh nghiệp (số)

Số công văn giải quyết (số)

Khả năng thực hiện khối lượng giải quyết công văn đi

(%)

(1) (2) (3) (4)=(3)/(2)*100

2014 21 16 76 %

2015 18 17 94 %

2016 29 29 100 %

2017 25 23 92 %

2018 34 30 88 %

(Nguồn Đội Hành chính-Tài vụ-Ấn chỉ, CCT huyện An Dương) b, Đánh giá hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành quản lý thuế TNCN của CCT huyện An Dương ở các doanh nghiệp

Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện hiệu quả thực hiện khối lượng công văn yêu cầu chỉ đạo thuế TNCN đến các doanh nghiệp (AD) từ 2014-2018

76

94

100

92 88

0 20 40 60 80 100 120

2014 2015 2016 2017 2018

Chỉ số AD (%)

Chỉ số thực hiện khối lượng công văn yêu cầu (AD) với mục đích đánh giá khả năng thực hiện và giải quyết số lượng các công văn chỉ đạo, yêu cầu đến các doanh nghiệp trong năm cũng như đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ thuế trong công tác quản lý thuế TNCN. Tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018:

Chỉ số AD biến động không đồng đều, hiệu quả công tác chỉ đạo điều hành tới các doanh nghiệp chưa thực sự tốt. Công tác chỉ đạo năm 2014 là thấp nhất, AD(2014) = 76%, số lượng công văn gửi đi còn ít và mức độ giải quyết khối lượng ban đầu còn thấp (giải quyết được 16/21 công văn). Năm 2016 công tác quản lý thuế TNCN được tập trung nên hiệu quả chỉ đạo đạt cao nhất AD(2016) = 100%, giải quyết được hoàn toàn những yêu cầu chỉ đạo mà cán bộ thuế gửi tới doanh nghiệp. Năm 2017 và 2018, chỉ số AD giảm dần, AD(2018) còn 88%.

Đánh giá chung: Công tác chỉ đạo điều hành tại Chi cục thuế huyện An Dương vẫn còn mang tính chất hình thức, mất nhiều thời gian, mức độ tuân thủ của DN kém. Công văn yêu cầu giải trình tới doanh nghiệp chủ yếu nhằm giám sát nguồn thu nhập 2 nơi khi có yêu cầu của cơ quan thuế khác, số lượng công văn ít nên nguồn thuế thu nhập thu được vào ngân sách rất ít.

Nguyên nhân dẫn đến hiệu quả chỉ đạo quản lý thuế TNCN của Chi cục thuế huyện An Dương tới các doanh nghiệp còn chưa tốt do: công tác chỉ đạo còn chưa tập trung, rời rạc, chưa thật sự quyết liệt và chưa thực hiện tốt tính uy nghiêm của đơn vị thi hành pháp luật; mức độ tuân thủ và thực hiện yêu cầu chỉ đạo của doanh nghiệp còn thấp do chế tài xử phạt còn thiếu nghiêm túc, số lượng doanh nghiệp có tăng theo các năm nhưng doanh nghiệp mới chiếm đa phần, mức độ hiểu biết về pháp luật còn thấp.

2.2.1.4. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế TNCN ở các doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018.

a, Thực trạng công tác kiểm tra thuế TNCN

Kết quả thực hiện công tác quản lý và xử lý vi phạm về thuế TNCN được thể hiện thông qua số thu vào NSNN và số lượng doanh nghiệp vi phạm. Công tác kiểm tra thuế TNCN ở các doanh nghiệp tại CCT huyện An Dương ngày càng được đẩy mạnh trong giai đoạn 2017-2018, số thu thuế TNCN từ các doanh nghiệp ngày càng tăng để bù dần cho sự suy giảm về thuế GTGT và TNDN. Công tác xử lý vi phạm thuế TNCN tại Đội kiểm tra như sau:

Bảng 2.6. Công tác xử lý vi phạm thuế TNCN ở các doanh nghiệp tại Đội kiểm tra, CCT huyện An Dương giai đoạn 2014-2018

Năm

Số doanh nghiệp kiểm tra

(Doanh nghiệp) Số doanh nghiệp vi

phạm (doanh nghiệp)

Tỷ lệ doanh nghiệp

sai phạm –

AV (%)

Số thuế TNCN truy

thu (triệu đồng)

Số thuế truy thu bình quân

một cuộc kiểm tra

(triệu đồng) Tổng

Qua công văn, báo

cáo

Qua quyết toán tại

trụ sở NNT

(1) (2=3+4) (3) (4) (5) (6=5/2) (7) (8=7/2)

2014 129 4 125 7 5.4 56.45 0.44

2015 142 10 132 9 6.3 142.36 1.01

2016 150 12 138 16 10.6 210.12 1.40

2017 159 12 147 28 16.3 490.76 3.09

2018 170 18 152 43 25.3 1143.45 6.73

(Nguồn CCT huyện An Dương) b, Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra thuế TNCN ở các doanh nghiệp Căn cứ vào bảng 2.5, có thể thấy tỷ lệ các doanh nghiệp sai phạm bị xử lý về thuế (AV) từ năm 2014-2018 có sự tăng nhanh, năm 2018 tỷ lệ tăng gần như gấp 4 lần so với năm 2014 là 25.3% (cứ 100 doanh nghiệp kiểm tra xác suất có 25 doanh nghiệp có dấu hiệu sai phạm về thuế TNCN). Tỷ lệ này giúp cơ quan thuế đánh giá được công tác kiểm tra cũng như quản lý tại đơn vị để đưa ra những điều chỉnh trong quản lý cho phù hợp. Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế đã có những bước tiến triển, đặc biệt giai đoạn 2016-2018 tăng nhanh từ 10.6% đến 25.3%.

Nguyên nhân tỷ lệ AV tăng nhanh một phần cán bộ kiểm tra tại Chi cục đã có những chuyển biến về nâng cao nghiệp vụ kiểm tra, số lượng doanh nghiệp quản lý tại địa bàn An Dương ngày càng nhiều nên lượng số lượng doanh nghiệp cần rà soát kiểm tra cũng tăng lên. Tuy tỷ lệ AV tăng cao, công tác kiểm tra đã có hiệu quả nhưng cần cải thiện hơn về công tác tuyên truyền pháp luật thuế TNCN tới doanh nghiệp không chỉ về nắm được luật thuế TNCN mà còn về ý thức tuân thủ của doanh nghiệp để tránh những vi phạm hay trốn thuế nếu có.

Đánh giá hiệu quả công tác xử lý vi phạm thuế TNCN qua kiểm tra được thể hiện thông qua số thuế truy thu bình quân một cuộc kiểm tra ) như sau:

Hình 2.6. Biểu đồ thể hiện số thuế truy thu xử lý vi phạm về thuế TNCN bình quân trên một cuộc kiểm tra ở các doanh nghiệp thuộc CCT huyện An

Dương giai đoạn 2014-2018

Hệ số AV phản ảnh trung bình một doanh nghiệp kiểm tra thu được trung bình 0.44 triệu đồng thuế TNCN vào NSNN năm 2014 và tăng dần đến năm 2018. Đặc biệt từ năm 2015 chỉ số thu thuế tăng lên đáng kể, năm 2016 tăng gấp

~3 lần so với năm 2015 và tăng mạnh nhất năm 2018 (tăng gấp ~4.8 so với năm 2015). Năm 2018, AV(2018)= 6.73, trung bình một doanh nghiệp kiểm tra truy thu được 6.73 triệu đồng tiền thuế TNCN qua vi phạm.

0,44

1,01

1,4

3,09

6,73

0 1 2 3 4 5 6 7 8

2014 2015 2016 2017 2018

Chỉ số AV (triệu đồng)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế: Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở các doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế huyện An Dương, Hải Phòng (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)