CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ
2.2. Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế TNCN thuộc các doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018
2.2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế huyện An Dương
2.2.2.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện An Dương là một huyện thuộc thành phố Hải Phòng, nằm giáp với tỉnh Hải Dương về phía Tây và Tây Bắc. Giai đoạn 2014-2018, huyện An Dương có 16 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 01 thị trấn An Dương và 15 xã:
An Đồng, An Hòa, An Hồng, An Hưng, Bắc Sơn, Đại Bản, Đặng Cương, Đồng Thái, Hồng Phong, Hồng Thái, Lê Lợi, Lê Thiện, Nam Sơn, Quốc Tuấn và Tân Tiến. Hai tuyến giao thông quan trọng nhất là quốc lộ 5A và quốc lộ 10, ngoài ra còn tỉnh lộ 208 và 351.
Đánh giá chung với địa bàn rộng nhiều đơn vị hành chính trực thuộc đã phần nào tạo điều kiện cho việc chia vùng quản lý thuế TNCN nói chung, việc kiểm soát sẽ được thắt chặt hơn. Điều kiện tự nhiên tốt về cơ sở vật chất, giao thông giúp các doanh nghiệp phát triển được ngành nghề và nâng thu nhập của người lao động, tang nguồn thu cho sắc thuế TNCN tại địa bàn.
2.2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Năm 2018, toàn huyện An Dương bình quân đạt 19 tiêu chí/xã; đã có 9 xã được công nhận về đích NTM, đạt 100% số xã trên địa bàn huyện; Hệ thống lưới điện hạ thế được nâng cấp đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng; gần 50%
số trường đạt chuẩn quốc gia; cơ sở vật chất văn hoá được đầu tư nâng cấp từng bước đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân. Nông thôn được chỉnh trang, nhà ở dân cư được xây mới, cải tạo và nâng cấp theo hướng hiện đại.
Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ tỷ lệ tăng trưởng cao, các ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, vận tải, cơ khí... phát triển, các dự án công nghiệp – dịch vụ trên địa bàn huyện đi vào hoạt động đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động trong khu vực nông thôn.
Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng trung bình từ 1,5 - 2%/năm; diện tích đất sản xuất nông nghiệp giảm dần qua các năm nhưng năng suất, chất lượng nông sản liên tục tăng.
Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng gấp trên 2 lần so với năm 2014; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,22%;
chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho người dân được nâng cao.
Hệ thống chính trị cơ sở không ngừng được củng cố. Đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng hoàn thiện về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. Lòng tin của dân với Đảng, chính quyền được nâng cao. [7, Tr.4-9]
Điều kiện về kinh tế xã hội tại huyện An Dương ngày càng được quan tâm và cải thiện, đã tập trung được hướng đi, thủ tục hành chính gắn liền với hệ thống chính trị được củng cố phần nào góp phần giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh, có những điều kiện tốt hơn so với trước, tạo được việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho lao động để cải thiện cuộc sống. Từ những chính sách đó đã góp phần giúp nền kinh tế của địa bàn huyện phát triển, tăng được nguồn thu vào NSNN nói chung và tăng được nguồn thu về thuế TNCN nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế còn tồn tại, ý thức tuyên truyền vận động thực hiện nghĩa vụ của chính quyền tới người dân, doanh nghiệp còn chưa đi sâu vào ý thức, chưa cho họ thấy được lợi ích được hưởng từ ngân sách; thu nhập đã tăng nhưng vẫn chưa ở mức cao, dưới mức nộp thuế làm cho nguồn thu thuế TNCN từ các doanh nghiệp vẫn chưa thể trở thành một trong những nguồn thu chính của huyện.
Để đạt được mục tiêu đề ra, huyện An Dương tiếp tục và đẩy mạnh đầu tư hỗ trợ phát triển nông nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; tạo điều kiện cho các Hợp tác xã được tiếp cận các nguồn ưu đãi của Chính phủ để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển đổi cơ
cấu lao động, giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn; có cơ chế hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất theo các hình thức như:
Thuê, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; hoặc hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng đất để phát triển sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
2.2.2.3. Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc địa bàn huyện An Dương
Huyện An Dương luôn coi lực lượng doanh nghiệp doanh nhân là mũi nhọn, là tiêu chí đầu tiên trong việc ưu tiên thu hút đầu tư, phát triển kinh tế.
Bảng 2.8. Số lượng doanh nghiệp thuộc CCT huyện An Dương quản lý giai đoạn 2014-2018
Năm Số doanh nghiệp đang hoạt động thuộc CCT An Dương quản lý
Tỷ lệ
so với cùng kỳ (%)
2014 1255 100
2015 1369 109
2016 1412 103
2017 1463 103
2018 1582 108
(Nguồn Đội kiểm tra thuế CCT huyện An Dương) Hiện nay trên địa bàn huyện An Dương có nhiều cơ sở kinh tế của Trung ương và thành phố, có 03 khu công nghiệp lớn với trên 1500 doanh nghiệp. Một số lĩnh vực được huyện An Dương ưu tiên phát triển, thu hút đầu tư như ngành công nghiệp, xây dựng, công nghiệp công nghệ cao, xuất khẩu... Huyện cũng tập trung vào một số nghành có nhiều lợi thế như đóng mới phương tiện vận tải thủy; cơ khí chế tạo; điện tử tin học; sản xuất thiết bị điện tử, vi điện tử; sản xuất cán thép, đóng tàu… Ngành xây dựng của Huyện đang dần đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đẩy mạnh phát triển xây dựng theo hướng hiện đại hóa các công trình, góp phần thúc đẩy quá trình đô thị hóa, từng bước hình thành và hoàn thiện đô thị hóa trên địa bàn. Bên cạnh đó, ngành dịch vụ của Huyện cũng ưu tiên thu hút đầu tư, tập trung phát triển các ngành dịch vụ có tỷ trọng giá trị
sản xuất cao như bất động sản, vận tải kho bãi, lưu trú … đồng thời tập trung tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp các vấn đề còn vướng mắc.
Bảng 2.9. Đánh giá mức thực hiện doanh thu các ngành nghề của doanh nghiệp thuộc CCT huyện An Dương quản lý so dự toán 6 năm đầu 2018
Doanh thu ngành
Thực hiện (Tỷ đồng)
Kế hoạch (Tỷ đồng)
% thực hiện/
kế hoạch % so cùng kỳ Sản xuất công
nghiệp 153.3 298.7 50.25 109.17
Bán lẻ hàng
hóa 1781.7 3415.8 52.16 112.5
Dịch vụ lưu trú
và ăn uống 447.5 870.9 51.38 113.61
(Nguồn Báo cáo 06 tháng đầu năm 2018 của huyện An Dương) Các ngành mà huyện tập trung đầu tư phát triển và đẩy mạnh sản xuất đều là những ngành đem lại doanh thu cao, cung cấp một lượng lớn yêu cầu về lao động ra thị trường để giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao được đời sống nhân dân để tăng nguồn thu vào NSNN. Việc xây dựng một môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, cải cách thủ tục hành chính là một trong những biện pháp thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt nhằm đưa được sự quan tâm của Nhà nước tới doanh nghiệp, người dân, đánh vào ý thức tự giác và nghĩa vụ nộp thuế một cách tự nguyện đối với Ngân sách, tránh thất thu thuế, thu nhập cao, nguồn thu thuế TNCN cũng được linh hoạt và đa dạng theo từng lĩnh vực. [7, Tr.14]
2.2.2.4. Người nộp thuế
a, Phương thức thanh toán trong các doanh nghệp
Hiện nay phương thức thanh toán tại các doanh nghiệp đang là vấn đề bỏ ngỏ cơ chế quản lý kinh tế nhà nước chưa thực sự phù hợp cũng như chưa có sự cải cách triệt để. Hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động tại địa bàn huyện An Dương (98-100% doanh nghiệp) vẫn theo phương thức thanh toán đơn giản, bằng tiền mặt cho người lao động vì số lượng lao động ít, doanh nghiệp hầu hết
kinh doanh ở mô hình nhỏ và vừa. Chính vì thế tạo ra sự khó khăn cho cơ quan thuế trong việc giám sát thu nhập thông qua giám sát dòng tiền. Các chừng từ, giấy tờ thể hiện cho việc chi trả đều là của nội bộ công ty, rất khó có thể kiểm soát cũng như chứng thực cho công ty khi không có đối tượng thứ ba tham gia vào quá trình thanh toán đó.
b, Tình trạng thu nhập, mức sống và trình độ dân trí
Hiệu quả của hoạt động quản lý thuế TNCN bị tác động nhiều bởi mức độ phát triển kinh tế xã hội và đời sống dân cư. Thu nhập trung bình từ năm 2014- 2016 của người lao động tại huyện An Dương từ 3-4 triệu đồng/ người lao động.
Đến năm 2017-2018 sự thay đổi mạnh mẽ trong điều kiện kinh tế, các khu công nghiệp, mức thu nhập tăng lên 5-6 triệu đồng/ người lao động phổ thông. Mức sống người dân đang ở mức vừa phải, việc đánh thuế TNCN đánh trực tiếp vào thu nhập và lợi ích của người dân khiến cho ý thức chấp hành tuy đã có bước đầu cải thiện nhưng vẫn còn là vẫn đề cần khắc phục, cần tiếp tục nâng cao đời sống và dân trí cho người lao động.
c, Số lượng doanh nghiệp thành lập tại CCT huyện An Dương
Bảng 2.10. Biến động số lượng doanh nghiệp còn hoạt động thành lập trước năm 2014 trong giai đoạn 2014-2018
Năm
Số DN thành lập trước năm 2014 còn
hoạt động
Số DN thành lập trước năm 2014
đóng MST
Số DN thành lập mới từ
năm 2014
Tổng số DN
2014 1187 35 103 1255
2015 1184 3 185 1369
2016 1074 110 338 1412
2017 912 162 551 1463
2018 834 78 748 1582
(Nguồn CCT huyện An Dương) Tại địa bàn huyện An Dương, các doanh nghiệp đa số hoạt động mô hình nhỏ và vừa, số lượng doanh nghiệp hoạt động lâu năm ngày càng giảm và số
lượng doanh nghiệp mới thành lập qua các năm đều tăng, gần như gấp 7 lần năm 2018 so với năm 2014. Hầu như các doanh nghiệp thành lập lâu năm đã hoạt động ổn định, số lượng lao động cố định, công tác kế toán chuyên nghiệp cũng như ban lãnh đạo công ty đều nắm được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với cơ quan về kê khai thuế, nộp thuế và kiểm tra thuế tại đơn vị. Các đơn vị mới thành lập ngày càng có xu hướng tăng, tập trung vào các lĩnh vực vận tải, xây dựng công trình và buôn bán các vật liệu xây dựng,.. tuy nhiên mô hình nhỏ, manh mún, chưa đảm bảo được những điều kiện về quy mô vốn, tài sản. Số lượng doanh nghiệp mới tăng nhanh, hiện tại chiếm gần 50% số lượng doanh nghiệp lâu lắm, tuổi đời hoạt động thấp nên nhiều doanh nghiệp không có kiến thức liên quan đến nghĩa vụ pháp lý của công ty đối với cơ quan thuế. Như vậy có thể nói một số các điểm mấu chốt đang tồn tại tại các doanh nghiệp thuộc CCT huyện An Dương quản lý như sau:
- Số lượng doanh nghiệp hoạt động lâu năm, chấp hành nghĩa vụ thuế tốt vẫn chiếm đa số nhưng có dấu hiệu suy giảm, hoạt động không hiệu quả như trước do biến động kinh tế.
- Các doanh nghiệp mới thành lập gần đây bắt đầu tăng nhanh về số lượng nhưng quy mô nhỏ, còn nhiều doanh nghiệp hiểu biết về pháp luật thuế và nghĩa vụ chấp hành kê khai cũng như nộp thuế còn kém, chưa ý thức được trách nhiệm trước pháp luật tùy theo từng loại hình thành lập. Số lượng nhiều nhưng số lượng doanh nghiệp bỏ cũng lớn kéo theo các khoản nợ chưa chấp hành khiến cho công tác quản lý càng ngày gặp khó khăn.
- Do quy mô nhỏ và vừa, lượng lao động vừa phải nên mức thu nhập chi trả cho các cá nhân đều trung bình từ 4 đến 7 triệu đồng/ tháng. Đối với lao động phổ thông chỉ từ 4-5 triệu đồng/ tháng, thấp hơn hẳn cả về thu nhập và chế độ so với các lao động thuộc các khu công nghiệp. Áp lực đối với người lao động về thuế TNCN và cả Bảo hiểm tại doanh nghiệp sau khi trừ khỏi thu nhập để đáp ứng được cuộc sống hang ngày là nặng nề, dẫn đến ngay trong ý thức kê nguồn thu nhập với doanh nghiệp vẫn chưa phản ánh đúng thực trạng và các cá nhân
thu nhập nhiều nơi không tự đi quyết toán. Các doanh nghiệp muốn tăng chi phí nên cũng không kiểm soát lượng lao động thực tế, kê khai khống số lượng, không quyết toán hộ lao động nhất là trong các ngành xây dựng. Đây gần như là nguyên nhân chính trường hợp sai phạm sau khi cơ quan thuế thanh tra kiểm tra tại các doanh nghiệp.
2.2.2.5. Bộ máy, tổ chức, cán bộ quản lý thuế TNCN của huyện An Dương a, Bộ máy tổ chức quản lý thuế TNCN
Hệ thống cơ sở tại các chi cục được đồng bộ như nhau về phương tiện kĩ thuật, các hệ thống phần mềm ngành thuế. Tuy nhiên có những điểm khác biệt và khó khăn trong quá trình thực hiện quản lý mà cán bộ quản lý thuế gặp phải như sau:
- Việc gộp quản lý thuế TNCN với các sắc thuế khác khiến quản lý thuế TNCN còn khó khăn do sẽ bị phân tán do nghiệp vụ đôn đốc, quyết toán, kê khai ở các doanh nghiệp chiếm phần lớn thời gian quản lý, việc đi sâu vào quản lý và theo dõi thuế TNCN là rất ít do tỷ trọng thuế TNCN trong tổng nguồn thu tại CCT huyện An Dương là rất nhỏ, nguồn thu không thường xuyên.
- Khó khăn gặp phải là trong phân cấp quản lý thuế. Việc phân cấp chỉ được thực hiện theo dõi đối tượng doanh nghiệp tại Chi cục An Dương nên quản lý thu nhập tại nơi khác cần đan xen các ban ngành, cơ quan khác bằng công văn, thời gian kéo dài, thủ tục thì nhiều bước. Như vậy việc giảm gọn thủ tục hành chính cho chính ngành thuế vẫn chưa được đảm bảo, hiệu quả thấp, thời gian kéo dài và chi phí cao, cán bộ quản lý bị phân tán không thể tập trung giải quyết cho nhiều trường hợp người nộp thuế cùng một lúc.
- Chi cục chưa có hệ thống ứng dụng ngành quản lý riêng với thuế TNCN, hạn chế về truy cập, dữ liệu tra cứu sơ sài giúp việc quản lý không nắm bắt được tình hình chi trả của từng doanh nghiệp.
b, Công tác phân công, trình độ chuyên môn cán bộ quản lý thuế TNCN tại các doanh nghiệp
Bảng 2.11. Số cán bộ công chức thuế và trình độ chuyên môn tại Chi cục thuế huyện An Dương giai đoạn 2014-2018
Năm
Tổng công chức thuế
CCT An Dương
Tổng công chức thuộc Đội kiểm
tra
Số công chức luân
chuyển
Số công chức trình độ kiểm tra
viên thuế
Số công chức trình độ kiểm tra trung cấp
thuế
2014 52 14 0 11 03
2015 48 14 4 12 02
2016 48 14 0 12 02
2017 47 12 1 10 02
2018 43 11 4 10 01
(Nguồn CCT huyện An Dương) Căn cứ vào phân bố nguồn lực cán bộ quản lý các doanh nghiệp tại CCT huyện An Dương chủ yếu là đội kiểm tra thuế, trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng về xử lý nghiệp vụ, kiểm tra, phạt vi phạm về thuế TNCN còn nhiều bất cập và non kém. Nguyên nhân xuất phát từ việc các cán bộ khi được bổ nhiệm được tập huấn, tuy nhiên nguồn thu chính tại các cơ quan thuế nói chung và CCT huyện An Dương nói riêng là thuế TNDN và thuế GTGT nên chủ yếu được hướng dẫn chi tiết vào công tác quản lý và kiểm soát hai nguồn thuế này.Việc gộp công tác quản lý thuế TNCN vào quy trình kiểm tra của Đội kiểm tra thuế, quản lý thuế với nền tảng kiến thức và bồi dưỡng nghiệp vụ không chuyên sâu làm cho cán bộ thuế chưa nắm được đúng đắn bản chất của luật cũng như các trường hợp xử lý vi phạm hay yêu cầu cung cấp hồ sơ cho đảm bảo đúng và đủ quy trình. Tuy nhiên cán bộ quản lý doanh nghiệp tại Đội kiểm tra CCT huyện An Dương đều có kinh nghiệm lâu năm trong xử lý và quản lý doanh nghiệp nói chung nên các vẫn đủ kỹ năng vận dụng chuyên môn để tìm hiểu và giải quyết công việc hoàn thành một cách đạt hiệu quả.
Về đạo đức phẩm chất của các cán bộ quản lý tại CCT huyện An Dương đều tuân theo 10 quy chuẩn của các cán bộ công chức ngành thuế, thực hiện
nghiêm minh liêm chính và tuân theo pháp luật. Trong công việc làm việc một cách tập trung, giúp đỡ và hướng dẫn người nộp thuế tháo vướng các thắc mắc trong công tác kê khai và nộp thuế, không ỷ lại chức quyền gây khó khăn, theo đúng tiêu chí cải cách hành chính. Quản lý dữ liệu thông tin doanh nghiệp một cách cẩn mật, xử lý các tình huống linh hoạt không cứng nhắc nhưng vẫn tuân theo đúng quy trình và theo pháp luật. Trong nội bộ ngành, giúp đỡ các cán bộ công chức thuế để làm việc thành một khối đoàn kết, đem lại công việc hiệu quả. Sẵn sàng phối kết hợp với các đơn vị Chi cục thuế, Cục thuế khác để chia sẻ dữ liệu liên quan đến thu nhập cá nhân của từng đối tượng thuộc chi cục quản lý để đưa ra hướng xử lý tốt nhất, đảm bảo nguồn thu ngân sách.
2.2.2.6. Chính sách của Nhà nước và tính nghiêm minh của luật pháp.
Chính sách thuế TNCN là chính sách thuế nhạy cảm và phức tạp trong các sắc thuế, nó trực tiếp tác động đến túi tiền của doanh nghiệp, của lao động trong mọi điều kiện, dù là nơi có mức chi trả thu nhập cao hay thấp, am tường hay thiếu hiểu biết về luật pháp và thủ tục thuế, ý thức của các đơn vị ảnh hưởng nhiều hay ít đến văn hóa thuế khai báo thu nhập. Việc kiểm soát thu nhập của cá nhân rất khó khăn, đặc biệt ở khu vực hành nghề tự do và kinh doanh nhỏ lẻ.
Đối tượng nộp thuế thường đa dạng, thu nhập tính thuế không đồng nhất, gồm cả tiền công tiền lương của người lao động và lãi của nhà kinh doanh, nhà đầu tư. Các chính sách được đưa ra và biện pháp thực hiện phải thận trọng để tránh những sai sót không đáng có, gây ra những hiệu ứng bất lợi từ xã hội. Hiện nay trước thời điểm từ năm 2014 đến năm 2016, ngành thuế vẫn còn chưa có những biện pháp tập trung vào quản lý nguồn thu từ thuế TNCN, chính sách được đưa ra và thực hiện còn lỏng lẻo và thực hiện đồng bộ nhất quán. Chính vì vậy mà tính nghiêm minh và sự ảnh hưởng từ cơ quan thuế đến ý thức chấp hành của các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, chưa xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp lách luật trốn thuế mà đưa vào dạng xử phạt vi phạm hành chính. Cho đến giai đoạn 2017-2018 các chính sách đưa ra được tập trung tối đa, nắm bắt được tầm quan trọng của thuế TNCN trong nguồn thu do các nguồn thu về đất dần cạn