Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị vết thương bàn tay trẻ dưới 10 tuổi tại khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện xanh pôn (Trang 28 - 33)

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tiến hành trên 99 trẻ dưới 10 tuổi bị VTBT (tính tại thời điểm bị bệnh), được điều trị nội trú tại khoa PTTH - Bệnh viện Xanh Pôn, thời gian từ tháng 01/2008 đến tháng 05/2013.

- Tất cả đều có đầy đủ hồ sơ bệnh án với các tiêu trí: + Thủ tục hành chính.

+ Chẩn đoán chính xác.

+ Bệnh sử, nguyên nhân tổn thương. + Cách thức phẫu thuật.

+ Tình trạng sau mổ, tình trạng ra viện.

Đối tượng nghiên cứu được thu thập qua 2 nhóm: Hồi cứu và Tiến cứu. - Nhóm hồi cứu: gồm những BN được điều trị VTBT từ tháng 01/2008 đến tháng 11/2012. Ở nhóm này học viên nghiên cứu hồ sơ bệnh án theo mẫu nghiên cứu, đánh giá kết quả điều trị thông qua việc gọi bệnh nhân quay lại khám hoặc qua điện thoại.

- Nhóm tiến cứu: là nhóm BN học viên được tham gia phẫu thuật và theo dõi điều trị VTBT từ tháng 12/2012 đến tháng 05/2013.

2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

- Nhóm BN hồi cứu: toàn bộ BN dưới 10 tuổi, được điều trị VTBT tại khoa PTTH Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 01/2008 đến tháng 11/2012. Tất cả đều có hồ sơ bệnh án với đầy đủ các phần sau:

• Thủ tục hành chính. • Chẩn đoán xác định.

• Bệnh sử, nguyên nhân tổn thương. • Cách thức phẫu thuật.

• Tình trạng sau mổ, tình trạng ra viện.

- Nhóm BN tiến cứu: chọn toàn bộ BN dưới 10 tuổi, được điều trị VTBT tại khoa PTTH Bệnh viện Xanh Pôn từ tháng 12/2012 đến tháng 05/2013.

Tất cả được lập hồ sơ bệnh án đầy đủ, học viên được tham gia phẫu thuật và theo dõi điều trị VTBT.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân lớn hơn 10 tuổi tính tại thời điểm bị bệnh. - Bệnh nhân bị tổn thương khác không phải VTBT. - Bệnh nhân chuyển tuyến, bỏ dở trong quá trình điều trị.

- Bệnh nhân không có hồ sơ bệnh án đầy đủ các phần theo quy định.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả lâm sàng, không đối chứng gồm 2 nhóm: Hồi cứu và Tiến cứu.

2.2.2.Cỡ mẫu

Lấy mẫu thuận tiện, tập hợp tất cả theo 2 nhóm nghiên cứu:

• Nghiên cứu hồi cứu: 77 BN được theo dõi và gọi khám lại.

• Nghiên cứu tiến cứu: 22 BN học viên được tham gia điều trị và theo dõi.

2.2.3. Phương pháp đánh giá kết quả điều trị

- Thời gian đánh giá: Ngay sau khi BN ra viện. Khám lại sau 06 tháng điều trị. - Đánh giá kết quả theo các tiêu chí:

+ Liền vết thương: Tốt, liền thương kỳ đầu.

Kém, chậm liền VT hoặc có can thiệp thì 2.

+ Chức năng bàn tay: hoàn thiện, hạn chế ít, hạn chế nhiều (đánh giá thông qua kiểm tra mức độ cảm giác và biên độ vận động gấp duỗi của bàn – ngón tay).

Cảm giác: (Tiêu chuẩn đánh giá phục hồi cảm giác của Hội Đồng Nghiên Cứu Y Học Anh – BMRC).

S0 Không có cảm giác trong vùng phân bố TK

S1 Phục hồi cảm giác đau ở da trong vùng phân bố TK S2 Xuất hiện cảm giác va chạm với loạn cảm

S2+ Phục hồi cảm giác va chạm và đau đớn,có loạn cảm

S3 Phục hồi cảm giác va chạm và đau đớn,loạn cảm biến mất S3+ Phục hồi cảm giác phân biệt 2 điểm

S4 Phục hồi cảm giác đầy đủ

Khá,gấp duỗi chủ động 30-60 độ. Kém, gấp duỗi chủ động <30 độ. - Chỉ gấp duỗi được thụ động.

- Không vận động.

+ Thẩm mỹ: tình trạng thẩm mỹ sẹo: - Tốt: phẳng, nhỏ. - Vừa: thô, giãn.

- Xấu: co kéo, phì đại, lồi.

2.2.4. Các biến số/chỉ số nghiên cứu và kỹ thuật, công cụ thu thập thông tin

Mục tiêu Chỉ số/ biến số nghiên cứu

Kỹ thuật thu thập thông tin Công cụ thu thập thông tin Mô tả đặc điểm lâm sàng và phân loại VTBT trẻ dưới 10 tuổi tại khoa Phẫu Thuật Tạo Hình Bênh Viện Xanh Pôn.

- Phân bố giới tính của bệnh nhân theo các nhóm điều trị.

- Phân bố độ tuổi tại thời điểm tai nạn của bệnh nhân theo các nhóm

nghiên cứu.

- Phân bố địa điểm xẩy ra tai nạn theo nhóm tuổi.

- Tỷ lệ các nguyên nhân gây tổn thương của bệnh nhân.

- Phân loại tay bị tổn thương. - Phân loại VTBT theo Chammas. - Phân bố vùng bị tổn thương.

- Phân loại VT đứt rời và phân bố VT đứt rời búp ngón, đốt 3 theo type. - Phân bố tổn thương ngón tay.

Hồi cứu hồ sơ bệnh án, phỏng vấn, khám. Bệnh án nghiên cứu.

- Phân bố tổn thương phối hợp theo loại VTBT.

-Tỷ lệ tình trạng nền của tổn thương bàn tay.

-Phân loại khả năng vận động của bàn tay theo tổn thương.

Đánh giá kết quả và nhận xét phương pháp điều trị VTBT trẻ dưới 10 tuổi (ngay sau mổ tại thời điểm ra viện và sau 06 tháng điều trị).

-Thời gian từ khi bi thương đến khi được can thiệp .

- Phương pháp vô cảm theo nhóm tuổi.

- Các phương pháp điều trị. - Tỷ lệ cố định sau mổ theo tổn

thương.

- Phân bố kết quả sớm sau mổ tại thời điểm ra viện.

- Tỷ lệ BN liền thương sau mổ theo tổn thương và phương pháp điều trị. - Kết quả phục hồi cảm giác bàn

tay,ngón tay theo tổn thương và phương pháp điều trị.

- Phân bố khả năng vận động của BN theo tổn thương và phương pháp điều trị.

- Kết quả thẩm mỹ của VT theo tổn thương, phương pháp điều trị.

Hồi cứu hồ sơ bệnh án, phỏng vấn, khám. Bệnh án nghiên cứu.

2.3. Khống chế sai số trong nghiên cứu

- Thiết kế công cụ nghiên cứu rõ ràng, dễ hiểu. - Làm sạch số liệu đã thu thập.

2.4. Phân tích và xử lý số liệu

- Số liệu được mã hóa, nhập và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị vết thương bàn tay trẻ dưới 10 tuổi tại khoa phẫu thuật tạo hình bệnh viện xanh pôn (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w