Nguyên liệu để nghiên cứu là rễ cây Tào đông. Mẫu cây tƣơi đƣợc thu vào tháng 11 năm 2010 tại xã Bản Thi huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.
Mẫu cây dùng để nghiên cứu hoá thực vật đã đƣợc PGS. TS. Lê Ngọc Công Khoa Sinh - Kỹ thuật Nông nghiệp, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên giám định tên khoa học là Prunus zippeliana var.crasistyla (Card) J.E.Vid họ hoa hồng Rosaceae. Ngoài ra, cây còn có những tên gọi theo tiếng địa phƣơng của ngƣời dân tộc Tày là cây Tào đông, cây Đào rừng, cây Vàng nƣơng vòi mập, Chạ đào[2],[5],[8].
Bộ phận rễ tƣơi đƣợc thái nhỏ đem sấy ở nhiệt độ 1100C trong 15 phút để
diệt men, sau đó hong khô ở nơi thoáng mát hoặc sấy ở nhiệt độ 500
C - 60 0C tới khi khô hoàn toàn. Mẫu khô đƣợc nghiền nhỏ, cho vào bình ngâm chiết với metanol ở nhiệt độ phòng nhiều lần cho đến khi dung dịch hầu nhƣ hoàn toàn mất màu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sau khi cất loại dung môi, cặn cô đƣợc dƣới dạng xiro thêm nƣớc vào đến 500ml sau đó chiết lần lƣợt bằng dung môi có độ phân cực tăng dần: n-hexan, etyl axetat, metanol.
Các dịch chiết đƣợc làm khan bằng Na2SO4 rồi cất kiệt dung môi bằng thiết bị cất quay ở nhiệt độ 500
C dƣới áp suất thấp. Thu đƣợc 3 loại cặn tƣơng ứng n-hexan, etylaxetat và metanol. Các cặn thô sẽ đƣợc phân chia bằng sắc kí cột với các hệ dung môi rửa giải có độ phân cực tăng dần để phân lập các chất có độ phân cực gần giống nhau, kết tinh phân đoạn và kết tinh lại trong hệ dung môi thích hợp để thu đƣợc các chất sạch. (Bảng 2.1)
Những phần cặn chiết cho phản ứng dƣơng tính với các loại biotest đƣợc định hƣớng là những đối tƣợng ƣu tiên để phân lập các hoạt chất của mẫu cây đem nghiên cứu.
Quá trình nghiên cứu sẽ nêu chi tiết ở phần thực nghiệm.