Bố trí mặt bằng theo sản phẩm ( dây chuyền )

Một phần của tài liệu Quản trị sản xuất thực trạng và giải pháp nhằm cải tiến quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng của công ty cổ phần xihs (Trang 37 - 44)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG

2.4. Các kiểu bố trí mặt bằng sản xuất

2.4.2. Bố trí mặt bằng theo sản phẩm ( dây chuyền )

Bố trí sản xuất theo sản phẩm hay còn gọi là bố trí theo dây chuyền hoàn thiện, thực chất đây là việc sắp xếp những hoạt động theo một dòng liên tục những việc cần thực hiện để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể.

Hình thức này phù hợp với sản xuất hàng loạt, sản xuất liên tục, khối lượng sản xuất lớn, những công việc có tính chất lập lại và nhu cầu ổn định. Ví dụ, dây chuyền lắp ráp ô tô, tủ lạnh, máy giặt, chế biến thực phẩm, nước đóng chai…

Máy móc thiết bị của bố trí sản xuất theo dây chuyền được sắp đặt theo một đường cố định hình thành các dây chuyền. Việc bố trí sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: không gian nhà xưởng, các hoạt động tác nghiệp khác trong cùng một nhà xưởng, việc lắp đặt thiết bị, việc vận chuyển nguyên vật liệu… Căn cứ vào tính chất của quá trình sản xuất, đường di chuyển của nguyên liệu, bán thành phẩm và sản

phẩm, người ta chia thành dây chuyền sản xuất hoặc lắp ráp. Dây chuyền có thể được bố trí theo đường thẳng hoặc có dạng chữ U, L, W, M…

Hình 2.4.2a: Bố trí sản xuất theo đường thẳng

(Nguồn: Internet)

Mặt bằng sơ đồ bố trí theo đường thẳng gây nên những khó khăn trong việc cân bằng sản xuất (balance tasks) bời vì công việc có thể không được chia đồng đều nhau. Để cải tiến mặt bằng nên được bố trí theo sơ đồ hình chữ U, tăng khả năng di chuyển linh hoạt của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất, sự hợp tác và linh hoạt, giảm độ dài nơi làm việc, giảm được nhân lực làm việc.

10

Hình 2.4.2b: Ví dụ bố trí sản xuất theo hình chữ U

Loại hình dây chuyền hình chữ U có nhiều ưu điểm hơn so với dây chuyền đường thẳng. Đó là những ưu điểm về khả năng di chuyển của công nhân và máy móc trong quá trình sản xuất, độ dài nơi làm việc, chi phí vận chuyển, sự hợp tác và tính linh hoạt trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ sản xuất.

Bố trí sản xuất theo sản phẩm có những ưu điểm sau:

• Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh;

• Chi phí đơn vị sản phẩm thấp;

• Chuyên môn hoá lao động cao, giảm chi phí, thời gian đào tạo và tăng năng suất lao động;

• Việc di chuyển của nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng;

• Hiệu suất sử dụng thiết bị và lao động cao;

• Hình thành thói quen, kinh nghiệm và có lịch trình sản xuất ổn định;

• Dễ dàng trong hạch toán, kiểm tra chất lượng, dự trữ và khả năng kiểm soát hoạt động sản xuất cao.

Những hạn chế chủ yếu của bố trí sản xuất theo sản phẩm bao gồm:

• Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm, thiết kế sản phẩm và quá trình;

• Hệ thống sản xuất có thể bị ngừng khi có một công đoạn bị trục trặc; – Chi phí đầu tư và chi phí khai thác, bảo dưỡng máy móc thiết bị lớn; – Công việc đơn điệu, dễ nhàm chán.

11

Để đảm bảo tính hiệu quả hình thức bố trí sản xuất này cần đảm bảo những yêu cầu sau:

• Khối lượng sản xuất phải phù hợp với việc tận dụng hiệu suất máy móc thiết bị;

• Nhu cầu sản phẩm cần đủ ổn định để minh chứng cho việc sử dụng lượng vốn đầu tư lớn vào những thiết bị chuyên môn hóa;

• Đảm bảo sự ổn định và tin cậy của hệ thống cung ứng nguyên vật liệu đầu vào;

• Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa hay bắt đầu bước sang một giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm;

• Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch bảo dưỡng, dự phòng;

• Tổ chức bộ phận sữa chữa nhanh, đảm bảo lượng dự trữ các chi tiết, phụ tùng thay thế và đội ngũ cán bộ sửa chữa là đòi hỏi quan trọng để đảm bảo cho loại hình bố trí này hoạt động có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản trị sản xuất thực trạng và giải pháp nhằm cải tiến quy trình sản xuất và bố trí mặt bằng của công ty cổ phần xihs (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w