CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUY TRÌNH VÀ BỐ TRÍ MẶT BẰNG
2.4. Các kiểu bố trí mặt bằng sản xuất
2.4.4. Bố trí mặt bằng hỗn hợp
Ba loại hình bố trí sản xuất nêu trên là những kiểu tổ chức kinh điển thuần tuý về mặt lý luận. Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp với sự kết hợp các loại hình đó ở những mức độ và dưới dạng khác nhau. Các kiểu bố trí hỗn hợp này phát huy những ưu điểm đồng thời hạn chế những nhược điểm của từng loại hình bố trí trên. Do đó chúng được dùng phổ biến hơn và trong nhiều trường hợp người ta cố gắng thiết kế phương án kết hợp tốt nhất ứng với từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể. Lý tưởng là lựa chọn được hệ thống bố trí vừa linh hoạt vừa có chi phí sản xuất thấp.
a. Bố trí mặt bằng dạng tế bào sản xuất
13
Tế bào sản xuất là một kiểu bố trí trong đó máy móc thiết bị được nhóm vào một tế bào mà ở đó có thể chế biến các sản phẩm, chi tiết có cùng những đòi hỏi về mặt chế biến. Các nhóm thiết bị được hình thành bởi các hoạt động cần thiết để thực hiện công việc sản xuất hoặc chế biến một tập hợp các chi tiết, giống nhau hoặc các bộ phận cùng họ có đòi hỏi chế biến tương tự như nhau. Xác định được những sản phẩm, chi tiết có cùng những đòi hỏi về mặt chế biến (họ sản phẩm).
Hình 2.4.4a: Bố trí mặt bằng theo tế bào sản xuất
(Nguồn: Internet)
Bố trí theo tế bào có những ưu điểm sau:
+Giảm lượng hàng tồn kho trong quá trình sản xuất;
+Giảm diện dích yêu cầu mặt bằng sản xuất;
+Giảm lượng tồn vật tư đầu vào và thành phẩm trong quá trình sản xuất;
+Giảm nhân công trực tiếp, và công nhân đa năng hơn do được phụ trách từng công đoạn khác nhau diễn ra trong một tế bào;
14
+Tăng cường ý thức, trách nhiệm tham gia của nhân viên trong sản xuất;
+Gia tăng khả năng sử dụng khai thác thiết bị và máy móc, dễ tự động hóa, dể kiểm soát;
+Giảm sự đầu tư vào máy móc và thiết bị sản xuất.
Tuy nhiên, bố trí theo tế bào sản xuất cũng có một số nhược điểm cơ bản là chi phí đào tạo công nhân tăng lên do đòi hỏi công nhân phải có trình độ cao linh hoạt trong sản xuất.
b. Bố trí theo nhóm
Bố trí theo nhóm công nghệ bao gồm việc xác định các chi tiết bộ phận giống nhau cả về đặc điểm thiết kế và đặc điểm sản xuất và nhóm chúng thành các bộ phận cùng họ. Những đặc điểm thiết kế bao gồm kích thước, hình dạng và chức năng. Đặc điểm về sản xuất bao gồm kiểu và thứ tự thao tác cần thiết. Trong nhiều trường hợp, đặc điểm thiết kế và chế biến liên quan chặt chẽ với nhau.
c. Hệ thống sản xuất linh hoạt
Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) là hình thức tổ chức cao nhất của tế bào sản xuất với sự trợ giúp của các hệ thống điều khiển tự động. Quá trình vận chuyển, bốc dỡ nguyên liệu và linh kiện bộ phận máy móc và quá trình sản xuất của nó đều được tự động tiến hành dưới sự điều khiển của máy tính. Nếu hệ thống chế tạo linh hoạt trang bị thêm chức năng máy tính bổ trợ thiết kế (CAD) và kế hoạch công nghệ bổ trợ bằng máy tính (CAPP) thì sẽ trở thành hệ thống chế tạo máy tính nhất thể hoá
(CIMS). FMS có thể chỉ nhỏ bằng một tế bào sản xuất linh hoạt có thể lớn bằng cả nhà máy.
Ưu điểm lớn nhất của FMS là tính linh hoạt rất cao. Một mặt do thời gian thay đổi linh kiện hoặc điều chỉnh máy móc khi làm việc rất ngắn, như vậy có thể giảm nhiều kích thước loạt gia công, từ đó đạt được những ưu việt gần giống với dây chuyền gia công tự động, mặt khác do sử dụng máy móc điều khiển tự động làm chủ thể nên có thể sản xuất được tuyến sản phẩm rộng. Ngoài ra, lợi ích của hệ thống này là: giảm lao động trực tiếp;
15
giảm vốn đầu tư; rút ngắn thời gian sản xuất; bảo đảm chất lượng; kiểm soát công việc tốt hơn.