Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp trên mạng xã hội 20 2.4. Thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội những năm gần đây

Một phần của tài liệu Đồ án môn học nhập môn ngành và kỹ năng mềmtên Đề tài kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hộ (Trang 26 - 31)

CHƯƠNG 2. THUC TRANG CUA VIEC GIAO TIEP TREN MẠNG XÃ HỘI

2.3. Ngôn ngữ sử dụng khi giao tiếp trên mạng xã hội 20 2.4. Thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội những năm gần đây

Đối với học sinh, sinh viên, trong những thập niên 2000 trở lại đây ngôn ngữ giao tiếp của họ thường phản ánh xu hướng và sự thay đôi trong cách họ tương tác và truyền đạt thông điệp. Ví dụ như:

- _ Viết tắt và ngôn ngữ thông tin: Học sinh va sinh viên thường sử dụng viết tắt, từ viết ngắn ứọn, ngụn ngữ thụng tin, và emoji để truyền đạt thụng điệp nhanh chúng và mạch lạc hơn.

- _ Sử dụng các hinh thức tương tác đa phương tiện: Họ thường chia sẻ hình ảnh, video ngắn hoặc tạo ra nội dung đa phương tiện như meme, GIF để diễn đạt ý kiến, tạo sự hài hước hoặc tương tác vui vẻ.

- Ngôn ngữ lóng và thuật ngữ đặc biệt: Có những thuật ngữ, cụm từ lóng và từ noữ đặc biệt chỉ dành riêng cho cộng đồng mạng hoặc nhóm những người cùng sở thích, giao tiếp này tạo sự gần gũi và đồng thuận trong nhóm.

- _ Hashtag và cộng đồng trên mạng: Học sinh và sinh viên thường sử dụng hashtag để kết nỗi với các chủ đề cụ thê hoặc tham gia vào các cộng đồng trực tuyến với sở thích chung.

- _ Ngôn ngữ tự chế, những phát ngôn thiếu chuẩn mực.

Nhom thuc hién: TEAM Trang 18

Tén dé tai: KY NANG GIAO TIEP TREN MANG XA HOI

Hình 2.3: Ngôn ngữ giao tiếp trên không gian mạng

10 năm tro lai day khi giao tiép trên mạng xã hội như nhắn tin trên điện thoại hay các trang mạng xã hội khác giới trẻ có rất nhiều ngôn ngữ đa dạng như tự chế và những phát ngôn thiếu chuân mực trong khi một số bạn trẻ khá thích thú và cảm thây bình thường khi sử dụng những ngôn từ như vậy thì nó sẽ ảnh hướng không nhỏ đến người khác, nếu sử dụng tràn lan và không phù hợp với môi trường giao tiếp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc hình thành nhân cách và theo một số chuyên gia giáo dục việc sử dụng các ngôn ngữ

không lành mạnh trong thời gian dài sẽ ảnh hướng đến khả năng phát triển tư duy, kỹ

năng giao tiếp, đặc biệt trong trình bày ý tưởng gây bắt lợi trone qua trình học tập va lam việc.

Như vậy khi giao tiếp trên mạng xã hội,việc chọn từ ngữ phù hợp và tôn trọng là rất quan trọng để duy trì một môi trường trò chuyện tích cực và tạo sự tương tốt với người khác và xây dựng một nền văn hóa mạng trong sạch lành mạnh sau đây là một số chú ý từ ngữ khi giao tiếp trên mạng xã hội:

- Tôn trọng: luôn đối xử với người khác một cách tôn trọng và lịch sự,tránh sử dụng ngôn ngữ xúc phạm, chê bai hoặc gây phân biệt đối xử tránh gây tranh cãi và xung đột

- Ngôn từ lịch sự: sử dụng từ ngữ lịch sự trang nhã, văn phong trune lập và không chửi thể, không sử dụng những ngôn ngữ tục tiu.

- _ Sử dụng ngôn từ rõ ràng: việc sử dụng từ ngữ rõ ràng sẽ giúp người đọc dễ hiểu và quá trình truyền đạt ý kiến suy nghĩ của mình sẽ thuận lợi hơn

- Có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt khi giao tiếp trên mạng xã hội: không dùng từ ngữ lạ không có trong từ điển tiếng việt, không nên dùng tiếng lóng từ viết tắt hoặc ngôn ngữ pha tạp

Nhom thuc hién: TEAM Trang 19

Tên đề tài: KỸ NẴNG GIAO TIEP TREN MANG XA HOI

- Kiém tra chinh ta va ngir phap: trudc khi dang mét bai viét hoặc bình luận, hãy đăm bảo đọc lại và suy nghĩ kỹ về những gì bạn muốn truyền tải. Điều nảy giúp tránh những lỗi ngữ pháp, sai sót hoặc những lời nói không cân nhắc.

- _ Tôn trọng quyền riêng tư: tránh chia sẽ thông tin cá nhân nhạy cảm của người khác mà không có sự đồng ý của họ, luôn tôn trọng quyền riêng tư và giữ thông tin cả nhân của mình an toàn.

2.4. Thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội những năm gần đây

Có lẽ việc giao tiếp, ứng xử trên mạng xã hội đã không còn quá xa lạ đối với mọi người. Phân lớn, những người dùng mạng xã hội đã khai thác tối đa lợi ích của mạng xã hội, sử dụng mạng xã hội để giao tiếp, trao đổi, tim kiếm thông tin, tạo ra một môi trường, cộng đồng giao tiếp văn minh, lịch sự, lành mạnh. Nhưng ngoài những người đó ra, thì còn một cộng đồng nhỏ luôn là một thế gidi ao, ấn danh. Chỉ cần họ dùng một tài khoản ân danh, hoặc họ cho rằng trên thế giới khoảng 8 tỷ người thì chang ai biết họ là ai.

Chính vì vậy, một số bộ phần”cư dân mạng” không chỉ dé dai trong cách cư xử của mình, dễ dàng buông ra những lời nói chỉ trích, tấn công người khác miễn là họ thõa mãn, vui vẻ là được mà không nghĩ đến hậu quả, mà còn xem mạng xã hội là một công cụ thể hiện cái tôi của bản thân mình, bị “ảo tưởng sức mạnh” của mạng xã hội, để “câu view”, tăng đăng tin nói xấu, chỉ trích người khác, phát tán những thông tin sai sự thật. Đồng thời kéo theo nhiều "cư dân mane" binh luận kiểu a dua, tạo thành một cộng đồng nói tục, chửi thé, phát ngôn gây sốc, phát ngôn ngẫu hứng, thể hiện sự kém văn minh trên mạng xã hội. Với sự tiên tiến, phát triển của internet, tốc độ lan truyền thông tin trên mạng xã hội rất nhanh, chỉ cần đăng một bài viết có nội dung hot, đang được nhiều người quan tâm, hay liên quan đến những người có tầm ảnh hướng như ca sĩ, nghệ sĩ, tiktoker,...những người có tầm ảnh hưởng thì chỉ cần chưa đầy một phút bài viết đó đã nhận được nhiều lượt comment, share...Từ đó, những thông tin chưa được chọn lọc đã bị phát tán mất kiểm soát trên các nền tảng mạng.

Mạng xã hội - một con dao hai lưỡi, có thé lan tỏa những điều tốt đẹp, nhưng cũng dễ bị lợi dụng gay ra nhiều hệ lụy vì những thông tin sai sự thật. Ví như: Thông tin “ăn vải thiều dễ mắc bệnh viêm não Nhật Bản” đã đánh mạnh vào tâm lý người tiêu dùng, tạo nên làn sóng tây chay vải thiều, điều này đã làm cho người nông dân rơi vào tình cảnh khốn củng, nhiều nhà vỡ nợ và phá sản. Hay trong thoi gian dai dich covid-19, nhiéu ca nhân lợi dụng diễn biến phức tạp của dịch bệnh trong thời gian đó đã đăng tải những thông tin sai sự thật, để câu”like”, làm cho người dân hoang mang, lo sợ, khiến cho công tác phòng, chống dịch của Chính phủ gặp nhiều khó khăn. Hoặc có những người lợi dụng bằng chứng về hành vi sai trái của một số cán bộ thoái hóa, biến chất, tán phát lên mạng xã hội những bình luận kích động, miệt thị, quy chụp theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, tạo kẽ

Nhom thuc hién: TEAM Trang 20

Tén dé tai: KY NANG GIAO TIEP TREN MANG XA HOI

hở cho các đối tượng thủ địch nhảy vào bôi nhọ, kích động "cư dân mạng" nhằm gây mắt

long tin, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm xấu hình ảnh con người và đất nước Việt

Nam với bạn bè quôc tê.

Dam chim trong thé ĐIỚI ảo, sẵn sang lam moi việc để được nỗi tiếng. Chia sẻ những hình ảnh hở hang, phản cảm, vi phạm chuẩn mực đạo đức, phát ngôn bừa bãi công kích lẫn nhau để tạo drama, cư xử thiếu văn minh, sử dụng những ngôn từ độc lạ và khó hiểu, để đổi lại là sự nổi tiếng đó được đo bằng view, số lượt like (thả cảm xúc), số lượt comment, chia sẻ.

Hình 2.4: Thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội những năm gần đây

Những trào lưu “xấu” trên mạng xã hội còn thu hút sự quan tâm của nhiều người hơn là những trào lưu “đẹp”, có giá trị. Những trào lưu vô bố trên mạng xã hội đã trở thành xu hướng như: kéo áo khoe cơ thê, lắc hông phản cảm, kéo cửa số máy bay để quay video, thất tình rạch tay, ... Những trảo lưu này đã trở nên “hot trend” va để không bị “lạc hậu”, và theo được kịp bạn bè mà các trào lưu này đã được nhiều gidi trẻ bắt chước làm theo.

Trong những năm gần đây, chúng ta có thê thấy được những trường hợp “tự sát” do bạo lực ngôn từ trên mạng ngày càng gia tang, đặc biệt là những người có sức ảnh hưởng đối với công chúng. Chỉ cần một lời nói, cử chỉ hành động của họ dù rất bình thường nhưng sau khi được cắt phép nhiều lần lại trở thành một video khiến họ hứng chịu mùi tên của dư luận. Những người đi công kích nảy có thể là”fan” của một người khác, có thé là một sự việc người trong cuộc thấy rất bình thường, nhưng một bộ phận nhỏ “fan” lại không cho vậy và họ đã chọn đi “tân công” đối phương để bảo vệ cho idol, thần tượng của họ. Hoặc là một nhóm “cư dân mạng” khác, thường được gọi với cụm từ là” anh

hùng cào bàn phím” có thể là vô tình lướt qua bắt gặp nhưng sau khi xem xong họ không

Nhom thuc hién: TEAM Trang 21

Tên đề tài: KỸ NẴNG GIAO TIEP TREN MANG XA HOI

chon cach 1m lặng, mặc kệ chưa biết thật hư đúng sai của câu chuyện nhưng họ lại dễ dàng buông ra những từ ngữ chỉ trích, tân công người khác không cần nghĩ tới những lời đó có gây ảnh hướng tới người khác hay không chỉ cần họ vui vẻ, thỏa mãn, xả được cảm xúc, cơn tức giận lúc đó của họ là được. Chính vì những người như vậy mà đã làm ảnh hưởng đến không chỉ sức khỏe, tính thần của những người hứng chịu mũi tên” của dư luận mà còn ảnh hưởng đến những người thân xung quanh của họ nữa.

Ngoài việc công kích nhau, phát tán thông tin sai sự thật thì một số người còn tận dung viéc giao tiếp, trao đổi thông tin trên mạng xã hội để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, đánh cắp thông tin cá nhân của người khác. Thông qua một số hoạt động của sàn đầu tư chứng khoáng, giao dịch tiền “ảo”, vàng “ảo”, ...hoặc hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép qua mạng để quảng cáo.

Sử dụng mạng xã hội hình thành nên nền văn hóa giao tiếp trên mạng - là tổng hợp cỏc ứ1ỏ trị về nhận thức, thỏi độ, hành vi ứng xử của từng cỏ nhõn, tụ chức, cộng đồng trong các mối quan hệ với tự nhiên, xã hội. Từ ngàn đời nay, văn hóa p1ao tiếp theo chuẩn mực đạo đức, tôn trọng pháp luật, lịch sự trong cách ăn nói và ứng xử đã tạo nên nét đẹp vủa con người Việt Nam hiếu khách, nhân hậu, văn minh, lịch sự ghi lai trong long ban bè quốc tế. Nét đẹp truyền thống này đáng được giữ gìn và phát huy. Và để làm được những điều này thì cần cả một cộng đồng nói chung và cộng đồng mạng xã hội nói riêng chung tay thực hiền bằng cách nâng cao ý thức, phải nhận thức được hậu quả và trách nhiệm của bản thân mình với nội dung mà mình đã chia sẽ, những phát ngôn của mình, cần trọng, cân nhắc, suy nghĩ kĩ cảng trước khi hàng động.

Cùng với đó, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác tuyên truyền, phô biến Luật An ninh mạng, giúp mỗi người hiểu rõ ý nghĩa, giá trị, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và những hành vi bi cam liên quan đến văn hóa giao tiếp khi tham gia mạng xã hội. Đặc biệt, cần sớm nghiên cứu ban hành Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội, hướng tới xây dựng môi trường mạng lành mạnh, an toàn gắn với tăng cường giáo dục an ninh mang, an toàn thông tin, kỹ năng ứng phó với các tình huỗồng trên mạng xã hội theo nhiều loại đối tượng, lứa tuổi...

Ứng xử văn hóa trên mạng xã hội là rất cần thiết, bởi nó không chỉ thể hiện phâm

chất, trình độ của mỗi người tham gia mạng xã hội, mà còn thiết thực góp phần xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, uy tín con người Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, lan tỏa ra bạn bè quốc tế đề biến đó thành sức mạnh cho sự phát triển.

Nhom thuc hién: TEAM Trang 22

Tén dé tai: KY NANG GIAO TIEP TREN MANG XA HOI

Một phần của tài liệu Đồ án môn học nhập môn ngành và kỹ năng mềmtên Đề tài kỹ năng giao tiếp trên mạng xã hộ (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)