Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP VÀ PHONG CÁCH LÃNH sĐẠO CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG
2.2. Phong cách lãnh đạo của nhà tỷ phú đô la Phạm Nhật Vượng
2.2.1. Nhóm yếu tố thuộc đặc điểm tính cách
a) Có nghệ thuật đối nhân
Trong bài viết của Bloomberg, chân dung ông Phạm Nhật Vượng cũng được khắc họa là một lãnh đạo hòa đồng. Hàng tuần ông thường chơi đá bóng, bóng rổ với nhân viên tại trung tâm thể thao của công ty. Trong bộ đồ thể thao và giày đá bóng, ông chọn chơi ở vị trí tiền đạo. Điều này sẽ gây ngạc nhiêm với không ít người, nhưng với ông lại là hết sức bình thường mà đó còn là niềm vui, những phút thư dãn cần có.
Trao thưởng xứng đáng cho những nhân viên làm việc thực sự chất lượng, hiệu quả, luôn quan tâm đến nhân viên, đôn đúc nhân viên của mình thuộc lòng câu khẩu hiệu “Tốc độ, sáng tạo và hiệu quả trong từng việc làm, trong từng hành động”. Theo bà Lê Thị Thu Thủy – CEO (chief executive officer) của Vingroup cho biết ông Phạm Nhật Vượng là môt người rất gian dị và khiêm tốn, ông luôn thôi thúc ban lãnh đạo công ty phải tự học mỗi ngày, không được hài lòng thỏa mãn với những gì đã làm được.
Trong triết lý kinh doanh của ông, ông rất chú trọng tới chữ “Nhân”. Bộ quy tắc ứng xử của Vingroup lý giải “Muốn tạo ra sự phát triển bền vững, vượt trội, tổ chức hay doanh nghiệp phải hội tụ đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Thiên thời, địa lợi là do vận may, do yếu tố bên ngoài tác động nhưng việc thu phục nhân tâm, gây dựng nhân hòa lại là điều hoàn toàn trong tầm tay của chính chúng ta…”.
Ông luôn dành thời gian quý báu để góp một phần sức lực vào việc chăm lo cho quê nhà (Hà Tĩnh). Từ những năm đầu tiên về Việt Nam, ông đã bắt đầu làm những việc hết sức ý nghĩa cho xã hội. Bí quyết “Hữu xạ tự nhiên hương”: việc tập trung vào những con người giống ông, những con người của thế hệ mới, muốn sống tốt hơn cha mẹ của họ.
Ông xây dựng hai công trình cấp quốc gia cho Hà Tĩnh, đó là trường Mầm non
Phù Lưu và trường Trung cấp nghề Phạm Dương với số vốn lần lượt là 2,5 tỷ và 16 tỷ.
Ông luôn tâm niệm “Hướng về cội nguồn, tìm mọi cách góp phần khuyến học đào tạo nhân tài cho đất nước”.
Lúc kinh doanh ở Ukraina, thay vì hài lòng với việc kinh doanh một nhà hàng nhỏ, chấp nhận rủi ro, ông Vượng đặt cược mọi thứ mình có, chấp nhận vay tiền với lãi suất cao 8%/ tháng để mở rộng sản xuất kinh doanh và đưa văn hóa ẩm thực Việt Nam đến với người Ukraine qua những gói mỳ. Bằng chiến lược thị trường hợp lý, sản phẩm rẻ và hợp khẩu vị, những sản phẩm mỳ ăn liền của ông đã nhanh chong nổi tiếng, được người dân ưa chuộng. Doanh nghiệp của ông nhanh chóng trở thành doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm ăn nhanh tại Ukraine.
b) Dám nghĩ dám làm
Năm 2000 biến hòn đảo nhỏ gần bở biển Nha Trang thành trung tâm nghỉ mát sang trọng Vinpearl Resort Nha Trang ra đời với 225 phòng khách sạn. Một năm sau khai trương trung tâm thương mại Bà Triệu – tổ hợp thương mại lớn đầu tiên ở Hà Nội.
Năm 2007, đưa Vincom bao gồm các lợi ích thương mại và bất động sản của ông đã lên sàn chứng khoán. Ba năm sau ông tiếp tục bổ sung thêm 260 phòng nữa tại Vinpearl và nắp đường cáp treo xuyên biển nổi tiếng 3,2 km.
Năm 2011 thực hiện dự án Vincom Village (tại Hà Nội) với hàng trăm biệt thự cao cấp. Năm 2012, xây dựng 8 dự án bất động sản đa năng tại các vị trí đắc địa ở Việt Nam trị giá hơn 4 tỷ USD. Tháng 1/2012 sáp nhập Vinpearl với Vincom thành tập đoàn Vingroup.
Xây dựng dự án đa năng Royal city của Vingroup tại Hà Nội có giá bán căn hộ từ 1.800-2.500 USD/m2. Dự án có công viên nước trong nhà và sân trượt băng đầu tiên ở Việt Nam. Theo nhận định của Bloomberg: “Tấn công luôn tốt hơn là phòng thủ”- đó là nguyên tắc ông áp dụng cho mọi việc làm của mình.
Phạm Nhật Vượng được coi là một cá nhân xuất sắc trong thế hệ của những con người cũ nhưng tư duy nhạy bén, nắm bắt xu thế và ngấm chút máu lửa kinh doanh từ Đông Âu – nơi mà 2/3 Việt Kiều đang cư trú là dân kinh doanh, buôn bán. Đây là thế hệ đã và đang nắm giữ rất nhiều công ty, doanh nghiệp lớn của Việt Nam hiên nay.
c) Quý trọng thời gian
Bên cạnh tư tưởng kinh doanh lớn, ông còn là người làm việc cực kỳ nghiêm túc và có tính kỷ luật cao. Theo lời một vị lãnh đạo công ty được Vingroup rót vốn, ông Phạm Nhật Vượng là người rất bận rộn. Ông thường chỉ có thời gian 3-5 phút cho mỗi đơn vị báo cáo.
Tuy nhiên, không phải lúc nào khoảng thời gian ấy cũng đủ để trình bày hết ý.
Có những nhà lãnh đạo phải bỏ cả tiếng đồng hồ ở hành lang để chờ ông Vượng, nhân lúc ông nghỉ giữa giờ để tận dụng thêm vài phút quý báu trình bày cho trọn ý kiến đã nêu ra.
Ông Vượng buộc các nhân viên của mình phải chuẩn bị công việc tốt nhất có thể.
Nếu công việc còn dang dở, họ cần có động lực hiểu sếp để hoàn thành công việc.
Một ví dụ cho thấy ông Vượng là người nhanh nhạy và biết chớp thời cơ để tạo nên những đột phá trong kinh doanh. Trước đây, khi người dân Ukraine vẫn còn xa lạ với mỳ gói thì ông đã đẩy sản phẩm này trở thành vị trí số một thị trường. Khi thị trường bất động sản Việt Nam còn sơ khai, ông đã đầu tư hàng tỷ đôla về nước.
Quả không sai khi nói “thời gian là vàng”. Nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay đang mang đến cho Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cơ hội phát triển ngang nhau. Việc quản lý thời gian cũng là vấn đề quan trọng ở mỗi doanh nghiệp để tạo ra những bước tiến mới. Thời gian là hữu hạn. Thất bại thuộc về những ai sử dụng hai từ “ngày mai” thường xuyên nhất. Hãy bắt tay vào công việc ngay ngày hôm nay.
d) Biết lắng nghe nhân viên
Để sâu sát tình hình công ty, hiểu rõ suy nghĩ của nhân viên, không gì bằng cách ông luôn luôn lắng nghe nhân viên của mình. Đó là lý do mà nhiều doanh nghiệp duy
trì bữa cơm trưa chung cho toàn công ty hay chơi thể thao cùng nhân viên với mục đích ông có dịp tiếp xúc nhân viên, lắng nghe những câu chuyện thường ngày và những ý kiến của họ trong công việc và mọi khía cạnh, điều đó cũng giúp ông thấu hiểu nhân viên của mình. Ngược lại, nhân viên của ông cũng cảm thấy ấm áp tình người, cảm thấy không còn khoảng cách giữa lãnh đạo và nhân viên, họ cũng tự tin hơn, yêu nghề hơn. Bên cạnh đó, ông tự nhủ muốn nghe những chia sẻ thật của nhân viên, thì ông luôn có thái độ ân cần. Đó là một thái độ ghi nhận, tập trung, tôn trọng và thực sự mong muốn lắng nghe ý kiến nhân viên. Đặc biệt, ông đã vượt lên tự ái bản thân, biết chấp nhận thay đổi trước những đề xuất của nhân viên.