Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP VÀ PHONG CÁCH LÃNH sĐẠO CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG
3.1. Giải pháp về nhân tố tâm lý
Lãnh đạo là quá trình tác động và gây ảnh hưởng đến người khác làm cho nhân viên tự nguyện và nhiệt tình phấn đấu để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Vì lãnh đạo hiệu quả được xem là hết sức quan trọng đối với việc thành đạt mục tiêu của tổ chức. Do vậy, để nâng cao hiệu quả trong quản lý qua phong cách lãnh đạo, đòi hỏi người lãnh đạo cần áp dụng một số nhân tố về tâm lý và phong cách lãnh đạo như sau:
- Thiếu thân thiện là một điểm không tốt. Mỗi lần bạn không thân thiện với ai đó, bạn đã trải qua một thất bại trong việc kiểm soát bản thân. Do đó, dù ở cương vị nào đi chăng nữa chúng ta phải đối xử thân thiện với mọi người.
- Quản lý con người, chứ không phải quản lý đồ vật và thư điện tử. Hãy ghi nhớ rằng các kênh thông tin kỹ thuật số, thư điện tử, là những hình thức không thiện cảm nhất trong giao tiếp. Các hình thức này đưa ra ít gợi ý nhất, giao tiếp ít cảm xúc nhất và tạo ra chất lượng các mối liên hệ kém nhất.
- Người lãnh đạo phải có tâm, biết đặt quyền lợi của tổ chức lên trên quyền lợi của bản thân, biết hy sinh vì tổ chức, điều này rất quan trọng.
- Yếu tố quan trọng của người lãnh đạo là sự sáng suốt để có thể phát hiện và hiểu các quy luật phát triển và điều chỉnh mọi quyết định cho phù hợp với thực tiễn.
Người lãnh đạo phải có năng lực cảm nhận, phát hiện và sáng tạo những quy luật biến động và bất trắc của cuộc sống, chứ không phải theo những khuôn phép của quá khứ.
- Phải có nhận thức về trách nhiệm và phương pháp lãnh đạo mới. Biết mềm dẻo để phù hợp với sự phát triển và đòi hỏi cải cách luôn xuất hiện trong đời sống xã hội.
Nhu cầu đổi mới và cải cách của xã hội nào cũng như nhau là để đến một xã hội, một thế giới phát triển bền vững, họ phải hiểu được bản thân sự phát triển bền vững, phải dựa trên nhận thức của từng người và sự đồng thuận của cả xã hội.
- Điều tra cơ bản đội ngũ lãnh đạo để xác định rõ những mặt hạn chế và yếu kém.
Trên cơ sở đó, tiến hành phân định trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng để có chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với tính đặc thù của đội ngũ lãnh đạo, cải tiến nội dung đào tạo, bồi dưỡng.
- Tổ chức lại bộ máy, mạnh dạn cắt bỏ các bộ phận kém hiệu quả, cho kiêm nhiệm để nâng cao đời sống cho nhân viên.
- Trí tuệ cảm xúc được chứng minh là có liên hệ mật thiết với thành tích công việc ở tất cả các cấp độ. Nhưng nó trở nên đặc biệt quan trọng liên quan đến những công việc đòi hỏi mức độ tương tác với xã hội cao. Nhà lãnh đạo tài ba thể hiện trí tuệ
cảm xúc của họ thông qua năm thành tố chính: tự nhận thức, tự động viên, đồng cảm và kỹ năng xã hội. Do vậy, chọn người lãnh đạo giống như chọn nhạc trưởng, khúc nhạc hay là nhờ sự chỉ đạo của nhạc trưởng. - Lòng trung thành của người lãnh đạp quản lý điều kiện cơ chế thị trường hiện nay phải được thể hiện ở lối tư duy sáng tạo, ở phong cách làm việc khoa học và đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
- Làm gì cũng phải tận tuỵ, say mê, trăn trở với công việc thì người lãnh đạo mới có sự tìm tòi, sáng tạo, mới đề xuất được những ý kiến hay, mới có một phương án tốt đạt chất lượng và hiệu quả cao.
- Bản thân người lãnh đạo phải không ngừng đổi mới phong cách, lề lối làm việc có khoa học, hợp lý, nhằm nâng cáo tính năng động, tính sáng tạo đa dạng và phong phú. Làm việc có hiệu quả, chất lượng, thiết thực với chức năng công việc của mình đảm nhiệm phụ trách, theo dõi, quản lý ở từng cơ quan, đơn vị.
- Người lãnh đạo cần chú ý quan tâm đến tính quy hoạch, tính kế thừa nhằm tạo ra nguồn nhân lực về lâu dài nên chú ý đến chính sách khuyến khích, hỗ trợ trong công tác đào tạo. Người lãnh đạo muốn đứng vững phải có tâm và đủ tầm.
- Người lãnh đạo phải luôn cải thiện thành tích của mình mỗi năm. Nếu người lãnh đạo muốn làm việc hiệu quả và là người được kính trọng thì phải là một người biết học tập suốt đời để xứng đáng với vị trí của mình. Trên đây là một số giải pháp về
tâm lý và phong cách lãnh đạo, bản thân hy vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý tại đơn vị mình trong thời gian đến.
- Những nội quy, quy chế của tổ chức cần phải rõ ràng để nhân viên hiểu rõ và chấp hành đúng bên cạnh đó phải phù hợp với pháp luật của nhà nước Việt Nam và điều kiện của tổ chức.
- Việc xây dựng nội quy quy chế và thực thi nó phải đảm bảo tính dân chủ bởi nó là sản phẩm của trí tuệ tập thể chứ không phải là sự áp đặt ý muốn chủ quan của nhà lãnh đạo, vì thế mà cần sự khách quan và công bằng.
- Để động viên khích lệ nhân viên, nhiệt tình phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của họ nhà quản lý phải nhận thức được các lý thuyết về động cơ thúc đẩy và vận dụng sáng tạo vào điều kiện của tổ chức. Bằng cách lắng nghe ý kiến của nhân viên, kỷ luật nghiêm với những nhân viên vi phạm để tìm ra nguyên nhân và khắc phục, bên cạnh đó cũng cần khen thưởng kịp thời để tạo động lực cho nhân viên làm việc sáng tạo bởi “một nén tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”. Luôn tạo cơ hội cho nhân viên phát triển. Mở lớp đào tạo, huấn luyện cho nhân viên để theo đuổi kịp với khoa học công nghệ.