Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Quản trị học phong cách phạm nhật vượng (Trang 44 - 54)

Chương 2: TỔNG QUAN VỀ TẬP ĐOÀN VINGROUP VÀ PHONG CÁCH LÃNH sĐẠO CỦA ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG

3.2. Các giải pháp khác

a) Tôn trọng quyết định của nhóm

Nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”, các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể. Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung.

Cần hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo. Nhưng cũng vì đặc điểm này mà ông Phạm Nhật Vượng rất chuộng họp hành và báo cáo. Điều này không phù hợp cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Việc tổ chức họp đôi khi không cần thiết với những quyết định nhỏ, không mang tính cấp thiết. Vì thế, việc nhận báo cáo là cần thiết để các nhà lãnh đạo đi sâu, đi sát nắm tình hình công ty nhưng nếu mỗi nhân viên, mỗi ngày đều phải viết báo cáo thì sẽ lãng phí thời gian.

b) Học cách nói giảm nói tránh

Cần chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp cần phối hợp nhằm tránh gây hiềm

khích nơi người nghe. Thay vì đi thẳng vào vấn đề, nên gợi ý nhẹ nhàng, nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận. Lãnh đạo khi nhận xét hay khiển trách nhân viên luôn tìm những từ ngữ không nặng nề nhưng vẫn thể hiện được thái độ và mức độ nghiêm trọng của tình huống. Chúng ta học được gì từ đó? Chúng ta học được sự tôn trọng và nhã nhặn không những đối với đối tác mà cả đồng nghiệp. Không gì tệ cho bằng khi chúng ta miệt thị nhau hay tức giận đến “đỏ mặt tía tai” trong các cuộc họp. Tính tự chủ cao giúp cho ta luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.

c) Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng

Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội.

Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở và sẽ bị kịch liệt phản đối. Để giữ được thể diện, cần phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút. Chúng ta học được gì từ đó?

Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất

lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi bạn. Vì thế, nên sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý. Tác phong làm việc này không phải nhà quản lý hay người Việt Nam nào cũng có được. Trong trường hợp không thể đến đúng giờ, nên liên lạc để xin lỗi và báo giờ họ có thể đến.

d) Duy trì liên lạc

Có lẽ gọi điện thoại và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Ông Phạm Nhật Vượng rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài. Vì vậy, kinh nghiệm là cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp. Việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi ta hiểu được giá trị của chúng, quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc. Lãnh đạo các công ty ngoài việc quản lý được nhân viên cần có kỹ năng quản lý đối tác, đặc biệt là các đối tác tiềm năng.

e) Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu

Giao thiệp rất quan trọng, nó thường được đề cập đến đầu tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả năng diễn thuyết phải rất tốt sẽ dễ chiếm thiện cảm của đối tác, thành công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen,

giao tiếp với những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà chúng ta cần quan tâm để có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới. Bạn học được gì? Hoàn thành bài phát biểu đầy trọng lượng sẽ mang lại cho bạn sự tin cậy và khả năng thành công lớn. Chúng ta thường gọi đó là sự phô trương thanh thế bằng cách tự nhận là quen biết những nhân vật nổi danh, nhưng đây lại không được xem như là một thói quen đáng trọng. Bạn không muốn bị gọi là người khoác lác, nhưng thực tế đó lại là một điều quan trọng khi chúng ta ở trong một tổ chức. Xây dựng cầu nối mọi nơi, chúng ta sẽ nâng giá trị của mình lên. Một ngày bạn chỉ nhắc tới những thành công và bạn sẽ nhanh chóng đạt

được giấc mơ trong sự nghiệp.

Hình 3.1. Cuộc gặp mặt giữa Vingroup và Viettel 12/7/2016 tại Hà Nội.

[Nguồn: Youtube (Kiến Thức Online]

Nhận lời mời của tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Hùng, chiều 12/7/2016, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng có cuộc nói chuyện, giao lưu với chỉ huy, cán bộ quản lý của Viettel.Tại cuộc nói chuyện, các câu hỏi ở mọi chủ đề mà người Viettel quan tâm và đặt ra được người đứng đầu tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam sẵn sàng giải đáp.

Mười giải pháp mà doanh nhân Vượng chia sẽ.

1. Công việc cần có quy trình, có phân nhóm nhiệm vụ, có rà soát.

2. Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh.

3. Luôn giữ tinh thần starup (khởi nghiệp), không để xuất hiện suy nghĩ hưởng thụ.

4. Nhanh không có nghĩa là không chất lượng, chúng ta chỉ lấy đó làm lý do khi yếu kém.

5. Phải dành ra thời gian để học hằng tháng, hằng năm. Cấp trên phải có thời gian đào tạo cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng.

6. Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.

7. Nếu không đạt mục tiêu đặt ra sẽ cắt phúc lợi không phạt, làm tốt thưởng ngay.

8. Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ

9. Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra sản phẩm phục vụ khách hàng.

10. Đôi lúc thực hiện công việc nên tư duy cực kỳ đơn giản và có tính lâu dài.

Tiểu kết chương 3:

Chương 1 là cơ sở lý luận để chương 2 khai thác và tìm hiểu về phong cách lãnh đạo của ông Phạm Nhật Vượng thì chương 3 theo đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý qua phong cách lãnh đạo. Giúp cho tổ chức luôn có bầu không khí hòa đồng, chất lượng công việc cải thiện từ đó đạt kết quả tốt trong thực hiện công việc qua phong cách lãnh đạo tốt.

PHẦN KẾT LUẬN

Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang vận động và phát triển, cùng với tốc độ phát triển của khoa học - kĩ thuật và nền kinh tế thị trường như hiện nay thì vấn đề đặt ra ở đây là phong cách của các nhà lãnh đạo cần phải đổi mới liên tục, bởi phong cách phụ thuộc một phần vào thời kỳ lịch sử và văn hóa dân tộc…Do vậy, mỗi một môi trường khác nhau sẽ có những phong cách lãnh đạo khác nhau. Trong sản xuất kinh doanh, việc đổi mới phương thức lãnh đạo để phát huy tối đa khả năng sáng tạo của tập thể, nâng cao lợi nhuận, tăng GDP (Gross domestic product) của đất nước.

Còn trong cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng phong cách lãnh đạo mới để theo đúng tính chất phục vụ nhân dân đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra. Phải đổi mới cách thức làm việc của nhà lãnh đạo để đưa tập thể của chính họ lên, đồng thời đưa Việt Nam xứng danh cường quốc năm châu như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu.

Có thể nói sự thành công của Vingroup trong thời gian vừa qua có một phần không nhỏ công sức của ông Phạm Nhật Vượng – chủ tịch HĐQT (Hội đồng Quản trị) của tập đoàn và cũng trong Báo cáo tài chính năm 2014 của mình, Vingroup đã dành một phần lớn thông tin để ghi nhận những đóng góp và thành tích đáng nể của tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam này. Trong đó, thông tin đầu tiên mà báo cáo ghi nhận đó

là ngày mà Ông Phạm Nhật Vượng được chính thức bổ nhiệm vào HĐQT vào tháng 5/2002 và chính thức được bầu làm Chủ tịch HĐQT vào 11/2011 cho đến hiện tại.

Với cương vị của mình ông đã tham gia sáng lập và đồng hành cùng sự phát triển của các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của tập đoàn ngay từ những thương hiệu đầu tiên của tập đoàn, đầu tiên phải kể đến Vincom - thương hiệu bất động sản cao cấp hàng đầu Việt Nam và Vinpearl được biết đến như một thương hiệu đứng đâu về lĩnh vực khách sạn, du lịch và giải trí. Hiện nay, ông vẫn đang tiếp tục dẫn dắt hệ sinh thái các sản phẩm cùng các dịch vụ đẳng cấp khác của tập đoàn với sứ mệnh “vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”.

Qua bài tiểu luận giúp chúng em có cái nhìn sâu sắc hơn về ông Phạm Nhật Vượng từ đó rút ra được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý qua phong cách lãnh đạo có thể áp dụng cho bản thân trong tương lai.

Trong bài tiểu luận còn khẳng định rằng: Dưới sự dẫn dắt tài năng, khả năng lãnh đạo vượt trội, tầm nhìn xa trông rộng và cái nhìn chiến lược với thị trường của ông Phạm Nhật Vượng, tập đoàn chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn nữa.

Một phần của tài liệu Quản trị học phong cách phạm nhật vượng (Trang 44 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w