CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN
1.1.2. Cơ sở lý thuyết về vận tải đường biển
1.1.2.2. Đặc điểm của ngành vận tải đường biển
Phương thức vận chuyển hàng hóa
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phân chia theo các phương thức vận tải: Vận chuyển bằng container, vận chuyển bằng sà lan, vận chuyển bằng phương tiện giữ đông lạnh. Mỗi phương thức vận chuyển
quốc tế hoặc nội địa bằng đường biển đều mang đến những điểm giúp vận chuyển cùng lúc những kiện hàng có khối lượng và kích thước khổng lồ.
Để thuận tiện cho hoạt động vận tải được diễn ra nhanh chóng, tối ưu chi phí, hàng hóa sẽ được kết hợp hai hoặc nhiều loại hình vận chuyển với nhau. Vận chuyển đường biển có khả năng kết hợp với các loại hình còn lại: vận chuyển đường bộ, đường hàng không, đường sắt, hoặc cùng lúc kết hợp nhiều hình thức vận chuyển đó theo từng hoàn cảnh phù hợp.
Khối lượng hàng hóa
Khối lượng hàng ảnh hưởng đến giá cước vận chuyển, quá trình đóng gói hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển. Do đó, khi vận chuyển bằng đường biển, cần phải xác định trọng lượng và thể tích của hàng hóa vận chuyển.
Những mặt hàng vận tải bằng đường biển
Có rất nhiều loại hàng hóa có thể vận chuyển qua đường biển, mỗi loại hàng hóa sẽ được chia theo các nhóm để đơn vị vận chuyển có được
phương án vận chuyển tối ưu nhất. Cụ thể các nhóm hàng có thể sử dụng hình thức vận tải đường biển như sau:
Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột, hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè,...hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp,
…
Ngoài ra, vận tải đường biển còn chia hàng hóa theo hình thức vận chuyển: Bằng container với hàng bách hóa là chủ yếu, bằng xà lan đối với các loại khoáng sản, cát, đá,…bằng phương tiện giữ đông lạnh cho những mặt hàng đặc trưng.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
1.2.1. Khái niệm
Điều kiện kinh doanh là mọi sự can thiệp của cơ quan hành chính vào quyền tự do kinh doanh của người dân, thường được cụ thể hóa bằng
những hành vi của nhân viên hành chính có quyền chấp nhận, hạn chế
hoặc khước từ việc đăng ký hoặc tổ chức những hoạt động kinh tế (Phạm Duy Nghĩa, 2006). Theo đó, điều kiện kinh doanh xét về bản chất chính là
sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào quyền tự do kinh doanh của người dân thể hiện qua các hình thức nhất định. Trước đây, Luật Doanh nghiệp năm 2005, khoản 2 Điều 7 đã đưa ra định nghĩa theo các thức liệt kê hình thức của điều kiện kinh doanh.
Pháp luật điều kiện đầu tư kinh doanh là tổng thể các quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, điều chỉnh mối quan hệ phát sinh giữa Nhà nước với chủ thể đầu tư kinh doanh các dịch vụ có điều kiện thuộc dịch vụ logistics nhằm thực hiện quản lý nhà nước đối với các dịch vụ đó. (Hà Thị Lan, 2019)
Pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics có đối tượng điều chỉnh là mối quan hệ phát sinh trong hoạt động quản lý của nhà
nước đối với dịch vụ logistics. Mặc dù vậy, các quan hệ được pháp luật về
điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics điều chỉnh không chỉ chịu sự
chi phối của quyền lực nhà nước và có tính chất hành chính đơn thuần mà
các quan hệ pháp luật này còn mang yếu tố kinh kinh tế, trách nhiệm vật chất và chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế. (Vũ Thị Hiền, 2014) 1.2.2. Vai trò
Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của dịch vụ logistics các quốc gia đều có những biện pháp, chính sách riêng để quản lý, phát triển dịch vụ
logistics. Ở Việt Nam, thời gian qua Nhà nước ta đã quan tâm hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ logistics. Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành xác định dịch vụ logistics là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Về bản chất, đây chính là biện pháp quản lý được Nhà nước lựa chọn để định hướng cho sự phát triển dịch vụ logistics theo đúng định hướng phát triển kinh tế - xã hội đối với ngành, nghề này. Thông qua, các điều kiện đầu tư kinh doanh, nhà nước cũng hạn chế các nguy cơ tác động tiêu cực phát sinh từ hoạt động đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics tới lợi ích tạo ra được môi trường kinh doanh lành mạnh. Đối với các chủ thể đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics việc áp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh