CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.3. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Để dịch vụ logistics phát triển cần phải đặt hệ thống logistics trong sự phát triển đồng bộ và kết hợp giữa các yếu tố cơ bản bao gồm: cơ sở hạ
tầng, tổ chức quản lý và thủ tục hành chính, nguồn nhân lực hoạt động dịch vụ logistics, môi trường pháp lý. Trong đó, môi trường pháp lý hay khuôn khổ, thể chế pháp lý được nhiều quốc gia coi là chìa khóa đối với sự phát triển của tất cả các ngành kinh doanh. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật liên
quan đến logistics dần được hình thành, phát triển và hoàn thiện qua từng giai đoạn:
Trong giai đoạn chiến tranh 1954 - 1975, Việt Nam đã các hoạt động giao nhận hàng hóa ở cảng biển và các vùng biên giới và người giao nhận nắm vai trò độc quyền ở miền Bắc Việt Nam. Những hoạt động chính về hàng hoá nhập khẩu. (inbound cargo) là tiếp nhận hàng được gửi từ tàu biển, chuyển đến các kho hàng và giao cho người nhận. Còn với hàng hoá
xuất ra nước ngoài (outbound cargo) sẽ được nhận từ tay người gửi hàng, nhập vào kho, sau đó sẽ được chuyển lên tàu biển để chuyên chở. Tất cả
những hoạt động giao nhận có liên quan đến yếu tố nước ngoài đều phải thông qua Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans) đơn vị giao nhận vận tải Quốc tế trực thuộc Bộ Công Thương và tất cả những hoạt động liên quan đến vận chuyển hàng hóa đều phải thông qua Tổng Công ty Vận tải ngoại thương (Vietfracht).
Giai đoạn 1965 - 1975 là thời kỳ chiến tranh, do đó các hoạt động giao nhận kho vận vừa để xây dựng kinh tế và vừa để chiến tranh.
Cho đến năm 1986, Nhà nước ta vẫn thực hiện độc quyền ngoại thương, hoạt động giao nhận tại các cảng biển VN vẫn do các cảng tự đứng ra thực hiện và hoạt động trong thế độc quyền. Vào thời gian này, dịch vụ
giao nhận hàng hóa vẫn chưa được thể chế hoá trong luật của VN. Tuy nhiên, khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hoạt động giao nhận tại các cảng biển đã có nhiều đổi khác.
Sau năm 1990, do chính sách mở cửa nền kinh tế thị trường và tốc độ tăng trưởng cao của nền kinh tế quốc dân, lượng hàng hoá sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước đã tăng lên không ngừng, dẫn đến nhu cầu vận tải phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa cũng phát triển. Vào thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước đã thành lập và cùng kinh doanh loại hình dịch vụ giống nhau, và cạnh tranh xuất hiện là điều tất yếu. Đặc biệt sau khi Luật Công ty 1990, Luật Đầu tư nước ngoài 1987 được ban hành, cho phép các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và các công ty liên doanh hợp tác với nước ngoài tham gia hoạt động dịch vụ hàng hải. Lúc đó, tuy quy định của pháp luật vẫn còn chặt chẽ trong việc cấp giấy phép
kinh doanh dịch vụ vận tài giao nhận, nhưng đây là bước khởi đầu tạo nên nền tảng cho. sự phát triển từng bước của dịch vụ giao nhận vận tải lúc bấy giờ (sau này đã phát triển lên thành logistics.
Giai đoạn tiếp theo đó chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với sự ra đời hàng loạt doanh nghiệp của mọi thành phần tham gia hoạt động dịch vụ vận tải giao nhận, đây có thể nói là kết quả của việc sửa đổi Luật công ty năm 1990 và ban hành Luật doanh nghiệp năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01/01/2000 với việc dỡ bỏ rất nhiều rào cản trong việc đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp cũng như nới lòng cơ chế quản lý của Nhà nước bằng việc chuyển hướng quân lý từ "tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, tạo niềm tin cho doanh nghiệp về một bộ máy hành chính trong sạch và hiệu quả
thông qua việc ngăn ngừa khả năng cán bộ công chức lợi dụng quyền hạn được giao, sách nhiễu nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nhờ vậy, các doanh nghiệp kinh doanh vận tải giao nhận nói riêng và dịch vụ khác nói chung đã có điều kiện kinh doanh thuận lợi.
Trong giai đoạn hiện nay, dịch vụ giao nhận vận tải ở VN đã nâng lên một tầm cao mới đó là dịch vụ logistics. Về mặt pháp lý, Nhà nước cũng đã bắt kịp xu thế phát triển của loại hình dịch vụ này và ban hành những quy định về dịch vụ logistics (mục 4 chương VI) trong Luật Thương mại năm 2005, thay thế cho các điều khoản quy định về dịch vụ
giao nhận hàng hoá (mục 10 chương II) trong Luật Thương mại năm 1997.
Trong văn bản Luật Thương mại năm 1997, dịch vụ giao nhận hàng hoá
được quy định tại điều 163. Sau này, để gia nhập Tổ chức Thương mại thế
giới, Nhà nước VN đã sửa đổi, bổ sung hàng loạt các quy định trong Luật Thương mại năm 1997 nhằm phù hợp với sân chơi chung WTO mà ở đó các doanh nghiệp ở các nước trên thế giới được hoạt động sản xuất - kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng với nhau. Cụ thể về lĩnh vực giao nhận hàng hoá, Luật Thương mại năm 2005 đã thay đổi thành dịch vụ logistics và quy định tại điều 233. Như vậy, dịch vụ logistics theo quy định của pháp luật đã mở rộng dịch vụ giao nhận hàng hóa.
Giai đoạn hậu gia nhập WTO (từ năm 2007) đã cho chúng ta thấy một bức tranh tương lai về thị trường dịch vụ logistics. Theo cam kết gia nhập WTO về hiệp định GATS (General Agreement on Trade in Services - Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ), về dịch vụ vận tải hay phân phối - những dịch vụ liên quan đến dịch vụ logistics, VN sẽ phải mở cửa toàn bộ thị trường theo một lộ trình đã cam kết và theo đó sau một khoảng thời gian nhất định các doanh nghiệp nước ngoài có thể vào VN đầu tư kinh doanh dịch vụ logistics với tỷ lệ góp vốn tối đa theo quy định của pháp luật. Hạn cuối cùng cho việc mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ
logistics theo cam kết là năm 2014. Như vậy, tới đây bức tranh về thị
trường logistics VN sẽ càng trở nên đậm màu sắc khi cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm mở rộng thị phần và nâng cao vị thế sẽ ngày càng khốc liệt và gay gắt. (Nguyễn Lê Quỳnh, 2008)
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Nội dung Chương 1 của bài nghiên cứu, nhóm tác giả trình bày tổng quan về dịch vụ Logistics vận tải đường biển bao gồm cơ sở lý thuyết về
dịch vụ Logistics (Khái niệm, vai trò của dịch vụ Logistics, lịch sử hình thành Logistics); Cơ sở lý thuyết về vận tải đường biển (Khái niệm, đặc điểm của ngành vận tải đường biển, lịch sử phát triển); Cơ sở lý thuyết pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ Logistics (khái niệm, vai trò); Lịch sử phát triển các quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam