TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Một phần của tài liệu Pháp luật logistics pháp luật việt nam về Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics vận tải Đường biển (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐIỀU KIỆN

2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ LOGISTICS VẬN TẢI ĐƯỜNG BIỂN

Việt nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km². Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km². Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh bắc bộ và biển đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ bắc tới nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km.

Với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo. Việt Nam tuyên bố 12 hải lý ranh giới lãnh hải, thêm 12 hải lý tiếp giáp nữa theo thông lệ và vùng an ninh và 200 hải lý làm vùng đặc quyền kinh tế và Việt Nam đứng thứ

32/153 quốc gia có biển. Địa lý Việt Nam rất thuận lợi cho hoạt động logistics, là nơi trung chuyển hàng hóa, giáp với Trung Quốc, Lào,

Campuchia tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi hàng hóa, đường bờ biển dài nhiều cảng, tạo điều kiện phát triển dịch vụ logistics. 

Hình 2.1: Hệ thống các nhóm cảng biển Việt Nam

(Nguồn: Nguyễn Minh Huệ, 2022)

Hiện nay, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 286 bến cảng, phân bố theo 5 nhóm cảng biển với 36 cảng biển, 02 cảng biển đặc biệt (Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu), 15 cảng biển loại 1 (Cảng biển Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Long An, Trà Vinh), 06 cảng biển loại II (Cảng biển Quảng Bình, Quảng Trị, Ninh Thuận, Bình Thuận, Hậu Giang, Đồng Tháp), 13 cảng biển loại III (Cảng biển Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên,

Bình Dương, Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau). Tổng chiều dài cầu cảng hơn 96 km, hạ

tầng đáp ứng được lượng hàng thông qua hơn 706 triệu tấn năm 2021. Đã hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại phía Bắc và

phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái Mép (Bà

Rịa - Vũng Tàu).

Về quy mô chất lượng của hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn vừa qua đã được chú trọng đầu tư với quy mô, công nghệ hiện tại vươn tầm quốc tế đặc biệt là hệ thống cảng container (02 cảng biển lớn của Việt Nam là Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh đều nằm trong top 50 cảng container lớn trên thế giới). Vào năm 2021, tổng lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam đạt 706,13 triệu tấn, tăng trưởng 2% so với năm 2020 trong bối cảnh tác động của dịch COVID-19. Và vào năm 2022, khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 550,2 triệu tấn, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó hàng xuất khẩu đạt 134,3 triệu tấn, hàng nội

địa đạt 257,5 triệu tấn. Riêng hàng container đạt 18,9 triệu TEU, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2021. Các mặt hàng chủ yếu vận tải trên các tuyến hàng hải đi Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á và một số tuyến châu Âu.

Bảng 2.1: Hiện trạng hệ thống cảng biển tại Việt Nam

Thông số Đơn vị Nhóm 1

Nhóm 2

Nhóm 3

Nhóm 4

Nhóm 5

Tổng

Số lượng bến cảng

Bến cảng 68 45 29 107 37 286

Số lượng cầu cảng

Cầu cảng 127 113 61 218 69 588

Tổng hợp, container

Cầu cảng 72 57 30 91 37 287

Chuyên dùng

Cầu bến 55 56 31 127 32 301

Chiều dài

m 19,693 21,130 10,453 37,357 7,642 96,275

Lượng hàng qua

cảng năm 2021

Tr.T/năm 199,05 97,34 90,53 298,35 20,83 706,13

(Nguồn: Nguyễn Minh Huệ, 2022)

Về tuyến vận tải biển, Việt Nam đã thiết lập được 32 tuyến, trong đó 25 tuyến vận tải quốc tế và 7 tuyến vận tải nội địa, trong đó ngoài các tuyến nội, khu vực phía Bắc đã khai thác 2 tuyến đi Bắc Mỹ; phía Nam đã hình thành được 16 tuyến tàu xe đi Bắc Mỹ và Châu Âu vượt trội hơn các nước khu vực Đông Nam Á (chỉ sau Malaysia và Singapore).

Thông qua những thông tin, số liệu và phân tích đã cho thấy cơ sở hạ

tầng về giao thông vận tải biển Việt Nam là một ưu thế lớn trong hoạt động dịch vụ Logistics vì có đường bờ biển trải dài khắp cả nước và phát triển nhiều cảng biển phục vụ cho việc cập bến cũng như xuất nhập hàng hóa.

Hai cảng biển lớn tại Việt Nam có thể cập bến các loại tàu kể cả tàu có trọng lượng lớn như Tàu Margrethe Maersk đã cập bến tại cảng Cái Mép vào ngày 25 tháng 10 năm 2020.

Một phần của tài liệu Pháp luật logistics pháp luật việt nam về Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics vận tải Đường biển (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w