CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tìm hiểu thực trạng nghèo và đề xuất tăng thu nhập góp phần giảm nghèo tại xã Tam Lãnh, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 22 - 27)

I. Cơ sở lý luận

1. Khái niệm

1.1. Khái niệm về nghèo

Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có các điều kiện vật chất và tỉnh thần để duy trì cuộc sống của gia đình họ ở mức sống tối thiểu trong điều kiện

của cộng đồng.

Uỷ ban kinh tế — xã hội khu vực Châu A Thái Bình Dương cho rằng: Nghèo

là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người ( 8 nhu cầu cơ ban), mà những nhu cầu phụ thuộc vào điều kiện kinh tế — xã hội và phong tục, tập quán của từng vùng và những phong tục, tập quán đó được xã hội thừa nhận. Việt Nam cũng thừa nhận quan niệm này.

Quan niệm của cộng đồng quốc tế cho rằng: Nghéo đói là sự thiếu hụt trầm trọng các cơ hội lựa chọn và khả năng tham dự vào quá trình phát triển kinh tế xã

hội của quốc gia.

1.2. Khái niệm người nghèo ở nông thôn

Người nghèo là những ngưới nằm trong hộ nghèo. Tuy nhiên theo cách nhìn

nhận rộng hơn của cộng đồng quốc tế thì người nghèo là những người thiếu một cách

rất trầm trọng các cơ hội lựa chọn và kha năng tham gia vào cuộc sống kinh tế - xã

hội của đất nước.

Người nghèo nông thôn, có thể hiểu là người sống ở khu vực nông thôn sống dưới ngưỡng nghèo nông thôn do cơ quan có thẩm quyển của nước đó xác định .

1.3. Khái niệm về hộ nghèo:

e Theo bộ lao động thương binh xã hội:

Hộ nghèo là tình trạng một bộ phận gia đình có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng (Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành,

không đủ điều kiện phát triển sản xuất ).

e Theo tổng cục thống kê:

Chọn mức tiêu dùng tối thiểu là 2.100 calo/ngudi/ngay, hộ nghèo là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người ở nồng thôn dưới 78.500đ/tháng (rất nghèo dưới

52.000đ/tháng .

e Theo ngân hàng thế giới :

Chọn mức tiêu dùng năng lượng tối thiểu là 2.100 calo/người /ngày và chiếm

10% nhu cầu chỉ tiêu, còn lại 3% chỉ các nhu cầu khác ngoài lương thưc, thực phẩm,

ăn mặc, học tập văn hoá, đi lại).

Trên đây là những quan niệm về hộ nghèo, để có thể hiểu thêm về chuẩn

nghèo chung của cả nước để tài xin giới thiệu lại như thế nào là hộ nghèo theo bộ lao động và thương binh xã hội trong giai đoạn hiện nay từ 2001-2005:

e Theo chuẩn mực đói nghèo năm (1997-1998) qui định như sau:

Hộ nghèo phân theo hai mức khư vực:

- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: là hộ có thu nhập dưới 15 kg gạo/tháng

tương ứng với 55.000 đông.

- Vùng nông thôn đồng bằng trung du: là hộ có thu nhập bình quân đầu người dưới 20kg gạo/tháng tương ứng với 70.000 đông.

Quyết định số 1143/2000/QD - LDTBXH ngày 01/11/2000 của bộ trưởng bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội qui định chuẩn nghèo theo mức thu nhập bình quân đầu người trong từng vùng lần lượt như sau:

- Vùng nông thôn miền núi và hải đảo: 80.000 đồng /tháng, 960.000 đồng /

năm.

- Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng /tháng, 1.200.000 đồng /năm.

- Vùng thành thị: 150.000 đồng /tháng, 1.800.000 đồng/năm.

e Chuẩn đánh giá nghèo của tỉnh Quảng Nam: Lấy chuẩn đói nghèo của bộ Lao Động — Thương binh xã hội làm chuẩn .

e Tuy nhiên, cần nhìn nhận về những quan điểm mới về các tiêu chuẩn đánh giá nghèo, nó không chỉ là sự bao hàm về sự khốn cùng về vật chất (được đo lường theo khả năng về thu nhập hay tiêu dùng) mà còn là sự hưởng thụ thiếu thốn về giáo dục, y tế, dinh dưỡng và các yếu tố khác. Trình độ thụ hưởng giáo dục và y tế thấp là những vấn dé thuộc về bản thân từng người, nhưng nó đáng được quan tâm khi nó đi kèm với sự khốn cùng về vật chất. Đói nghèo theo quan điểm mới là tính đến cả những nguy cơ dé bị tổn thương và dé gặp rủi ro, không có tiếng nói và

quyền lực.

1.4. Chỉ tiêu nghiên cứu

Đánh giá nghèo đói theo quan điểm mới thì không thể chỉ dùng một chỉ tiêu cụ thể nào, mà phải là sự tổng hợp của tất cả các chỉ tiêu liên quan đến toàn bộ đời sống của hộ nghèo như ngoài chỉ tiêu mang tính cổ điển là về thu nhập, chỉ tiêu của

người nghèo và thì còn có các chỉ tiêu liên quan đến y tế, giáo dục, các yếu tố và

tuổi thọ, sự bất bình đẳng, tiếng nói của người nghèo,...Tuy nhiên, với khả năng han chế của dé tài nên tác giả không thể tập trung nghiên cứu tất cả các chỉ tiêu trên được mà tác giả chỉ theo chỉ tiêu cổ điển là về thu nhập của người nghèo trên địa

bàn nghiên cứu.

-Thu nhập của hộ trong năm: Thu nhập của hộ dan = Thu nhập từ phi nông

nghiệp trong năm + Thu nhập phi nông nghiệp trong năm.

-Thu nhập bình quân người /năm = Thu nhập của hộ dân trong một năm /

Tổng số nhân khẩu.

Y nghĩa: Chỉ tiêu thu nhập của hộ dân là tổng các nguồn thu của từng người trong cùng một hộ, từ tổng các nguồn thu đó chia cho tổng số người trong hộ ta được thu nhập bình quân hộ của hộ, từ đó ta có thể biết bao nhiêu hộ vượt trên ngưỡng

nghèo và bao nhiêu hộ dưới ngưỡng nghèo.

- Thu nhập từ nông nghiệp của hộ nghèo :

Thu nhập = Doanh thu - ( Chi phí vật chất + Công lao động thuê ) = Lợi

nhuận + Công lao động nhà .

Y nghĩa: Nếu thu nhập của nông hộ nghèo cao thì tức là tận dụng hết thời

gian nông nhàn của lao động nhà.

- Lợi nhuận = Thu nhập - Công lao động nhà .

Y nghĩa: Lợi nhuận trong san xuất là phần thu được sau khi trừ hết chi phí san xuất, trong khi đó chi phí lao động nhà cũng được xem như một loại chi phí .

- Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận / Chỉ phí sản xuất .

Y nghĩa: Là chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thu được với chi phí đầu tư cho sản xuất. Nó phan ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra để đầu tư thì sẽ thu được bao

nhiêu đồng lợi nhuận cho người sản xuất, là thước đo khoảng chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phi đầu tư. Nếu tỷ suất lợi nhuận càng cao thì hiệu hiệu quả thu được từ đấu tư càng lớn.

- Tỷ suất thu nhập = Thu nhập / Tổng chi phí .

Y nghĩa: Tỷ suất thu nhập là chỉ tiêu so sánh giữa thu nhập từ công lao động nhà bỏ ra với tổng chi phí đầu tư vào qúa trình sản xuất. Tỷ lệ này có ý nghĩa cứ một đồng chi phí bỏ ra đầu tư vào sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng giá trị thu nhập, thu nhập là khoản lợi nhuận cộng với công lao động nhà .

Thu nhập càng cao thể hiện việc sử dụng công lao động nhà càng nhiều và

ngược lai (phụ thuộc vào lợi nhuận).

II. Phương pháp nghiên cứu `

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra chon mẫu, thu thập thông tin, sử dung phương pháp phân tích, so sánh, tống hợp thống kê các số liệu sơ cấp tại các nông

hộ nghèo và thứ cấp tại xã Tam Lãnh trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Với số

lượng 30 mẫu ngẫu nhiên tại 11 thôn trong xã Tam Lãnh, phân bố ngẫu nhiên theo

danh sách các hộ nghèo từ BCDXDGN xã cung cấp, sử dụng các phan mém vi tính

để tính toán và tổng hợp các số liệu và hình thành nên để tài này.

Chương 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tìm hiểu thực trạng nghèo và đề xuất tăng thu nhập góp phần giảm nghèo tại xã Tam Lãnh, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)