Hiện nay khuyến nông cơ sở của xã đã được hình thành tuy nhiên còn yếu và
thiếu, đa số các cán bộ này không được đào tạo một cách tổng quát về các hoạt động
của công tác khuyến nông, hoạt động còn mang tính hình thức và chưa sâu rộng và sâu sát với đa số quần chúng nhân dân nhất là các vùng sâu của xã. Mặc dù đã có những kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi và áp dụng nhiều giống mới trong sản xuất nông nghiệp nhưng việc chuyển giao khoa học kỹ thuật chưa chú trọng đúng mức, đúng các thành phần đối tượng cần thiết nhất.
Do vậy, trong thời gian tới, đối với xã thì nên phối hợp với trạm khuyến nông thị xã Tam Kỳ trong việc đào tạo các cán bộ làm về công tác này, nâng cao kỹ năng chuyển giao kỹ thuật và trình độ khoa học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp, về các
kỹ thuật cây trồng, vật nuôi. Trong địa bàn từng thôn nên thành lập các tình nguyện
viên ở từng thôn xóm, họ là những người tương đối có trình độ hiểu biết kỹ thuật và là gương điển hình trong sản xuất nông lâm nghiệp, người có kinh nghiệm làm ăn và sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Tăng cường các cán bộ làm về công tác thú y trên
địa bin xã vì hiện tại chi có 1 người với trình độ trung cấp nên không thể đầm nhận
tất cả, hiện tại với xu thế phát triển chăn nuôi thì cần thêm khoảng 1 cán bộ thú y và một cán bộ chuyên môn bên lĩnh vực cây trồng.
IV.2.6. Các dé xuất liên quan đến việc đâu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Các cơ sở hạ tầng nông thôn Tam Lãnh như đã trình bày trong chương trước
rất khó khăn và thiếu thốn, hệ thống hạ tầng phục vụ cho y tế, giáo dục, giao thông, cho đời sống sinh hoạt hằng ngày quá yếu nên không thể dam bảo cho tình hình phát
triển chung của toàn cảnh về kinh tế và xã hội của cả xã. Như vậy trong tương lai
muốn việc gidm nghèo trên dia bàn được đẩy nhanh tốc độ thì việc đầu tư phát triển các hệ thống ha tầng này là nhất thiết trong việc phát triển kinh tế — xã hội, đẩy lùi
nhanh chóng tình trạng nghèo.
Tiếp tục cùng với thị xã hoàn thành hai công trình giao thông huyết mạch nối liền với các trục lộ chính của thị xã là con đường từ Tiên Thọ của Huyện Tiên Phước, đường nối với xã Tam Dân của Tam Kỳ để thuận tiện trong lưu thông của Tam Lãnh với các vùng khác. Phải có kế hoạch xin kinh phí thị xã xây dựng giao thông nông thôn, đặc biệt tại các khu vực gần như cách biệt về địa lí, các vùng có đông bào dan tộc sinh sống tại thôn 9, thôn 10. Hiện tại trước mắt các khu vực này nên xây dựng các con đường đất đá tương đối bằng phẳng cho các phương tiện thô sơ nhất đi lại theo mô hình nhà nước và nhân dân cùng làm, sửa chữa lại các con đường liên thôn trong xã, hiện nay là các con đường nối lién các thôn 1, 2, 3 với trung tâm
xã
Về hệ thống trường lớp nên tập trung kinh phí xây dựng lại các cơ SỞ tif cơ SỞ chính đến các cơ sở phụ tại các thôn, chưa cần mở thêm nhiều cơ sở phụ nữa vì những cơ sở phụ trước đây tương đối đáp ứng thu nhận số lượng học sinh trong từng
khu vực trong các thôn của xã.
Đầu tư xây dựng các đập ngăn nước từ các suối và kênh dẫn nước nhằm điều
tiết lượng nước phục vụ cho việc cung cấp nước giữa hai mùa mưa và mùa khô, cụ
thể là các thôn như thôn 8, 9, 10, thôn 5/2.
97
IV.2.7. Các đề xuất liên quan đến tình hình sản xuất chung Trồng trọt
Trong thời gian đến cần phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng kinh tế trang trại vừa và nhỏ, kinh tế vườn đổi, kinh tế rừng .. nên xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng là cần thiết nhất, nhưng trong hoạt động chuyển đối cơ cấu cây trồng phải từng bước một, để những hộ nghèo thích nghỉ với các loại cây trồng mới.
Đối với cây lúa nên tập trung những giống lúa mới như : XI23, X21, BM9820 tại các khu vực như thôn 5/1, 6, 7 vì địa hình tương đối bằng phẳng cho canh tác cây lúa và cũng có thể chủ động được nguồn nước tưới.
Phát triển các trang trại khoai mì qui mô nhỏ, đưa giống mới của nhà nước là
KM94 vào các khu vực tương đối cao hơn như thôn 5/2, thôn 8, thôn 9. Các vườn
tiêu nên tập trung và phát triển tại các vườn đổi ở hầu hết các thôn có nguồn nước tưới vào mùa khô như thôn 1, 2, 7, 8, 10,..Phát triển kinh tế rừng bằng việc trồng
cây Keo Lai tại khu vực các thôn 1, 2, 3, 4, 5, 9.
Về chăn nuôi
Cần kết hợp giữa mô hình chăn nuôi với trồng trọt nhất là chăn nuôi bò với trồng rừng Keo Lai. Với những nông hộ nghèo thì cần phát triển nuôi bò nông hộ, với mỗi hộ chừng 2 — 3 con có như vậy mới hợp lý với khả năng chăn nuôi của họ và có thể nâng dần mức thu nhập của gia đình họ.
Nghiên cứu về vấn để chăn nuôi bò sinh sản laisind của một số nông hộ cho thấy rõ rang hiệu quả chăn nuôi tương đối tốt hơn những loại hình sản xuât khác của nông hộ nghèo, cụ thể là tỷ suất giữa thu nhập / lợi nhuận là 1,00 như vậy thì một đông đầu tư thì thu nhập được một đồng, tôi không nhắc đến lợi nhuận vì rằng người nông dân theo qui mô nông hộ thường là lấy công làm lời trong sản xuất của mình.
Với để xuất cụ thể của mình, thì nông hộ nghèo tại Tam Lãnh nên theo mô hình
chăn nuôi bò sinh sản Laisind nhằm tăng thu nhập cho gia đình mình góp phần vào
công tác giảm nghèo là hợp lí, một bò sinh sản Laisind hàng năm người nghèo có
thể có được thu nhập vào khoảng trên 3,3 triệu đồng, một nguồn thu đáng kể trong
cơ cấu thu nhập của các hộ nghèo tại đây.
Nhưng thực trạng hiện nay có những hộ nghèo thiếu đất trong vấn dé sản xuất của mình nên chính quyền xã cần chú ý và khảo sát xem xét những hộ nghèo nào thiếu, cần đất và có kha năng sử dung chúng trong sản xuất nông nghiệp thì phải có kế hoạch giao đất cho họ mượn hay cho họ thuê ưu đãi vì hiện nay xã vẫn còn trên 144 ha đất bằng chưa sử dụng, nên tận dụng quỹ đất này trong công tác giảm nghèo của xã mình, trong đất lâm nghiệp còn khoảng diện tích 86,39 ha đất đổi núi chưa sử dụng thì xã nên có kế hoạch xin cấp phép sử dụng dài hạn và từ đó có những phương án giao đất, giao rừng cho hộ nghèo có khả năng hoạt động .
99
Chương 5