Khấu hao chuồng trại 203

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tìm hiểu thực trạng nghèo và đề xuất tăng thu nhập góp phần giảm nghèo tại xã Tam Lãnh, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 68 - 76)

Thức ăn

+ Gạo 1.566 + Rau 950

2. Chăm sóc Công lao động

Thú y 120

3. Doanh thu

Tổng thu 7.000 Tổng chỉ 4.530 Tổng thu nhập 3.370 Tổng thu nhập/tổng chi phí (Lần) 0,740

Nguồn tin: TTTH Để tìm hiểu thêm vấn dé thu nhập của những hộ nuôi heo trong một kỳ nuôi để tài thông qua bảng 17 dưới đây.

Bảng 17. Thu nhập từ nuôi heo trong một kỳ nuôi

Chỉ tiêu Đvt Số lượng Tổng số hộ điều tra Hộ 30 Số hộ nuôi heo Hf 6 Cơ cấu % 20 Số lượng con 13 be Téng chi phi 000 déng 4.530 Téng doanh thu ff 7.900 Thu nhập/hộ/kỳ nuôi /J 0,561

Nguồn tin: TTTH

51

Như vậy, thu nhập bình quân của mỗi hộ nuôi heo trong mỗi kỳ nuôi là 0,56 triệu, trong một năm có những hộ nuôi được hai lân, thu nhập của ho là 1,2 triệu, tuy

nhiên, những hộ nghèo tham gia nuôi heo cũng không nhiều chỉ có 2% trong tổng số

30 hộ được điều tra. Điều này cũng thực tế vì thời gian từ khi nuôi đến khi bán của những hộ nghèo thường kéo dài bình quân là 5 tháng. Nếu xét về lợi nhuận thì rõ ràng là không nhiều. Những hộ nghèo khi nuôi heo còn chịu tác động của dịch bệnh,

có những hộ không thu được gì do heo chết..cũng có những hộ không có vốn để

nuôi, mặc dù đây chỉ là qui mô nông hộ chừng vài con.

Thực trạng chung của nuôi heo của hộ nghèo thường không đúng kỹ thuật chăn nuôi từ khi chọn giống, chăm sóc nên thường thời gian nuôi thường kéo dài, hộ

nghèo không có vốn nhiều để đầu tư trong quá trình chăm sóc để rút ngắn thời gian nuôi, quay nhanh đồng vốn, nên nhiễu hộ không thể khai thác tốt hiệu quả trong chăn nuôi heo, để góp phần nâng cao thu nhập của chính nông hộ mình .

1.2.2. Các hoạt động ngoài nông nghiệp

Nông thôn thường đa số các hoạt động đều trên lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, mọi người luôn gắn với các hoạt động đó. Bên cạnh đó cũng có những hoạt

động ngoài nông nghiệp như các loại dich vụ, buôn bán, các nghề truyền thống, làm

thuê...

Tam lãnh là một xã nông lâm nghiệp, như vậy, các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp là chủ yếu, các hoạt động này chiếm tới 95%, còn lại là các hoạt động

khác ngoài chúng.

1.2.2.1. Các hoạt động dich vụ của những hộ nghèo

Các hộ nông dân nghèo mà chúng tôi tìm hiểu không có hộ nào tham gia các hoạt động dịch vụ nên không thể có thu nhập từ lĩnh vực này, những người nghèo không mạnh dạng hoặc không có vốn để tham gia hoạt động dịch vụ.Thật vậy, cũng thật dé hiểu là vì họ không có trình độ học vấn hay tay nghề mà lĩnh vực dịch vụ cần có những tư duy hay đầu óc tính toán mới có thể tổn tại được.

1.2.2.2. Các hoạt động buôn bán

Bảng 18. Thu nhập bình từ buôn bán của hộ nghèo

Chỉ tiêu Pvt Số lượng Tổng số hộ Hộ 30 Số hộ buôn bán i 3 Cơ cấu % 10 Tổng thu 000 đông 8.030

Thu nhập bình quân hộ/năm If 2.677

Nguồn tin: TTTH Buôn bán thì chung qui lại chúng cũng trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ, hộ

nghèo Tam Lãnh cũng có tham gia trong lĩnh vực này và tất nhiên là chúng cũng rất nhỏ bé và chỉ giản đơn là các quán nhỏ phục vụ cho khách hàng là các hộ nông dân khác .

Như những nghiên cứu thể hiện trên bảng 18, những hộ tham gia vào buôn bán ít người, trong 30 hộ điều tra thì chỉ có 3 người tham gia buôn bán với qui mô nhỏ lẻ, thế nhưng bình quân thu nhập của họ cũng tương đối cao so với các lĩnh vực khác là 2,677 triệu đồng /năm, cao hơn cả thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tham gia vào công việc này, và cũng

33

không thể đơn giản mở rộng các hoạt động này nhằm phục vụ công tác XDGN tại

vùng núi Tam Lãnh.

1.2.2.3. Các hoạt động làm thuê

Bảng 19. Thu nhập từ làm thuê trong một năm

Chỉ tiêu Dvt Số lượng Tổng số hộ điều tra Hộ 30 Số hộ làm thuê H 15 Cơ cấu % 50 Tổng thu 000 đồng 22.730 Thu nhập bình quân/ hộ/năm i 1.510 Nguồn tin: TTTH Để tận dụng nguồn thời gian nông nhàn, hay rãnh rỗi khi xong công việc nhà của chính mình thì những người trong các hộ gia đình này di làm thêm những công

việc khác kiếm thêm tién. Da phần họ là những người của những hộ có ít đất sản xuất, công việc làm thuê này chủ yếu là bên hoạt động nông nghiệp như:sạ cấy, làm cỏ, phun thuốc, bón phân, thu hoạch..Ngoài ra, những người có sức khoẻ hơn thì tham gia khai thác vàng cho những chủ bãi vàng. Những người này trung bình lao động thuê cao nhất là 8 công/tháng.

Nguồn thu từ lao động thuê bình quân là1,51 triệu đồng /năm, đa số déu lao

động thuê theo hình thức lao động thủ công nên bình quân thu nhập công lao động ít, việc làm thuê thường tập trung vào những hộ nghèo có sức khoẻ lao động, còn lại nếu những hộ già yếu, bệnh tật..thì không thể làm thuê được. Có những rủi ro lớn nhất là lao động trên các bãi vàng, nhiều người làm thuê nghèo gặp tai nạn lao động, không có tién chữa trị,...và nghèo càng nghèo thêm.

1.2.2.4. Các loại thu nhập khác của nông hộ nghèo 1.2.2.4.1. Thu nhập từ lương, phụ cấp

Người nông dân néi chung thì thường không làm gi để có lương hướng, các khoản thu dưới đây là khoản phụ cấp của nhà nước tới họ, đa phần đó là những người có tham gia trong các cuộc kháng chiến trước đây, giờ mất sức lao động và

được hưởng chế độ chung của chính phủ...

Bảng 20. Thu nhập bình quân từ phụ cấp trong năm

Chỉ tiêu LÀA? Số lượng Tống số hộ điều tra Hộ 30 Số hộ có phụ cấp I 2 Cơ cấu % 6 Thu nhập 000 đồng 2.760 Thu nhập bình quân/hộ/năm i 1.380

Nguồn tin: TTTH

Như vậy, với nguồn thu này các hộ nghèo cũng có một phần kinh phí để lo cho các hoạt động chỉ tiêu hằng ngày, vì thường các hộ này sẽ thiếu sức lao động, không có điều kiện và sức khoẻ để sản xuất, chính vì vậy họ lại rơi vào tình trạng

nghèo và rất khó cho họ thoát nghèo riến như không có những hỗ trợ và giúp đỡ của

nhà nước hay của cộng đồng dân cư nói chung.

1.2.2.4.2. Các khoản thu từ tiền gởi về hang thang tới các hộ nghèo

Nhìn chung, đây là tiền mà những người con trong gia đình gởi về cho các hộ đã già yếu, không còn đủ sức lao động, đây là trách nhiệm chung của con cái đối với cha mẹ đã già yếu, hay là những người đi lao động từ các nơi khác gởi tiền về cho

gia đình mình.

55

Bảng 21. Thu nhập từ các nguồn gởi về trong năm

Chỉ tiêu Dvt Số lượng Số hộ điều tra Hộ 30 Số hộ có tiễn gởi về I 5 Cơ cấu % 16

Tổng thu 000 đổng 8.040 Thu nhập bình quân/hộ/năm If 1.600

Nguồn tin: TTTH Bình quân mỗi hộ trong một năm nhận được khoảng 1,6 triệu đồng, như vậy đây cũng chính là nguồn thu giúp các hộ gia đình này nhất là các gia đình nghèo già cô đơn, hay mất khả năng lao động,... trong việc chỉ tiêu cho cuộc sống hằng ngày của chính họ. Tuy nhiên, những nguồn thu này thường không ổn định và thường

xuyên trong các năm.

L2.3. Tổng các nguồn thu nhập của nông hộ nghèo tại Tam Lãnh:

Để thấy rõ hơn tổng các nguồn thu từ tất cả các nguồn của các nông hộ nghèo được điều nên tôi đi thêm nghiên cứu của mình về vấn đề này.

Bảng 22 bên dưới là cơ sở cho tác giả có thể khẳng định rằng: Trong cơ cấu thu nhập của những hộ nghèo thì nông nghiệp vẫn chiếm ưu thế trong thu nhập với cơ cấu 64%, cây lúa vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, tuy nhiên, cây lúa không là thứ sản phẩm hàng hoá vì đa phần người nghèo sử dụng chúng trong nhu cầu lương thực hằng ngày của gia đình họ, bên cạnh đó nông hộ nghèo còn trồng các loại cây khác như: tiêu, quế,... với số lượng không đáng kể nên phần thu nhập từ các loại này rất thấp, một số hộ được nhận đất rừng trồng keo lai thì trong 6 năm thu được số tiền 46,68 triệu đồng trong đó chi phí cho cây giống và công trồng chiếm khoảng 30%, khoảng gần 14 triệu còn lại thu nhập là 32,68. Như vậy, bình quân trong một năm

thu nhập là 5,447 triệu đồng, và đa số lấy công làm lời. Kế đến là các thu nhập từ

các hoạt động lam thuê chiếm 20%, Tuy nhiên, đa phần là lao động phổ thông, công

việc không ổn định và thường theo mùa vụ nên rất khó cho các hộ nghèo 6n định cuộc sống bằng nghề làm thuê.

Bảng 22. Tổng thu nhập năm 2003

Dyt: 000 đồng Chỉ tiêu Tổng thu nhập Cơ cấu(%)

1. Thu từ nông nghiệp 72,1193 64

+ Trồng lúa 38.652

+ Cây khác 8.8528 + Chăn nuôi 25.214,5

2. Buôn bán, dịch vụ 8.852,8 7 3. Luong, phu cap 2.760 2 4. Lam thué 22.7300 20

5. Tién gởi về 8.040 7 Tổng các nguồn thu _— 114.279,3 100 Tổng số hộ điều tra (Hộ) 30

Thu nhập bình quân/hộ/năm 3.800

Nguồn tin: TTTH

Thu nhập của hộ nghèo từ chăn nuôi không chiếm Tả thế như trong trồng

trọt, vì những hộ này chăn nuôi rất nhỏ lẻ và với giống bò địa phương và nuôi heo nông hộ, chưa có sự đầu tư nên hiệu quả không cao, mặc dù là tỷ suất thu nhập/chỉ phí cao hơn trong trồng lúa, nhưng tổng thu nhập lại nhỏ hơn, điều này chứng tỏ nông hộ nghèo chưa tận dụng được ưu thế của chăn nuôi, chẳng hạn như nuôi bò.

Và từ các số liệu trên chúng cũng thể hiện các lĩnh vực sản xuất khác của nông hộ.

nghèo không phát triển như địch vụ, buôn bán, các loại hình phi nông nghiệp khác.

Bình quân thu nhập mỗi atu hộ nghèo diéu tra là 3,8 triệu đông, trong khi

tổng số nhân khẩu của 30 hộ này là 124 người, vậy, bình quân thu nhập từng khẩu

là khoảng 76.800 đồng, thấp hơn so mức mà theo tiêu chuẩn của Bộ LD - TBXH qui định là 80.000 đồng/ người/tháng, đối với các vùng nông thôn miễn núi.

Tổng thu nhập của các nông hộ nghèo này trong một năm là 114,2793 triệu, trong khi đó tổng các nguồn chi tiêu như đã dé cập ở trước lên đến 167,363 triệu đồng, chưa kể một số nguồn chi khác như chi phí cho các ngày dỗ, tiệc cưới ,.. mức chênh lệch giữa thu và chỉ rất bất hợp lí, nguyên nhân theo tác giả nghiên cứu chính là một số nông hộ vẫn có thể có những nguồn thu khác mà chính tác giả không thể thu thập được từ việc điều tra những dữ liệu sơ cấp, do tính nhạy cảm của vấn dé thu nhập mà một số nông hộ nghèo không muốn trả lời. Một lý do nữa để bù đắp vào khoảng chênh lệch này thì da số nông hộ sử dụng các nguồn vốn vay từ các ngân hàng người nghèo, hay của hội phụ nữ .. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho việc không có hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn vay.

1.2.4, Tình hình tín dung của nông hộ nghèo

Tín dụng rất cần thiết cho người nghèo, các hoạt động tín dụng trong năm qua của Tam Lãnh thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 23. Nguồn vốn và số tiền vay trên mỗi nông hộ nghèo Tam Lãnh 2003 Số tiền as vo "

Chỉ tiêu (Triệu Số kộ vay tung PhiNtRO Cơ cấu đồng) (Hộ) (Triệu đồng) (%)

1. Qui NHCSHX 175 70 25 T7 2. Qui HPN 40 37 1,08 18 3. Qui HCCB 9 7 1,28 4 4, Qui VNN 4 4 1,00 2

Tổng cộng 228 118 1,93 100

Nguồn tin: BCDXDGN xã Tam Lãnh

Trong cơ cấu các nguồn vay của người nghèo, nguồn vốn từ ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Nam chiếm tới 77 % và được nhiều hộ nghèo tham gia vay

vốn nhiễu nhất, bình quân mỗi hộ vay được 2,5 triệu đồng, kế đến là qui từ nguồn vay của hội phụ nữ quyên góp giúp nhau làm ăn, cơ cấu nguồn vốn này chiếm ti lệ là 18%, còn lại là của hội cựu chiến binh, qui vì người nghèo là 4 và 2 %, rất thấp.

Nhìn nhận chung hoạt động của hội cựu chiến binh trong công tác đói nghèo chưa

mạnh, chủ yếu quyên góp và giúp đỡ các thành viên trong hội ma chưa phát triển

rộng trong phong trào XĐGN chung của xã.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Tìm hiểu thực trạng nghèo và đề xuất tăng thu nhập góp phần giảm nghèo tại xã Tam Lãnh, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)