Điều kiện kinh tế - xã hội |

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cây điều tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 30 - 37)

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội |

3.2.1. Nguồn gốc phát triển cây Điều tại địa phương

Ở Bình Phước cây điều xuất hiện từ thời kì hình thành địa phương nhưng chú yếu được trồng lẻ tẻ để lấy trái ăn, và dùng nhân hạt làm thực phẩm cho các bữa ăn đơn giản. Sau năm 1975, tại từng hộ gia đình đều có trồng nhưng chưa phát triển với mục đích kinh doanh hàng hoá.

18

Sau năm 1990 được địa phương khuyến khích lập vườn, phần lớn trong từng nông hộ đã hình thành được vườn từ 1-3 ha đến nay toàn huyện có khoảng

40.802 ha.

Tại Bình Phước hiện nay, cây điều là cây trồng chủ yếu góp phần tăng trưởng kinh tế tại địa phương và đời sống của bà con nông dân dan đi vào thế ốn định, yên tâm trong việc sản xuất nông nghiệp.

3.2.2. Dân số, lao động

Dân số

Tính đến ngày 31/12/2005 tổng số hộ là 28.816 với tổng số nhân khẩu là 122.859 khẩu.

Bảng 2. Diện Tích — Dân Số - Mật Độ Dân Số

DVT: Người

ĐƠN VỊ Diện tích Dân số Mật độ dân số (Km?) (người) (người/ Km’)

Toàn huyện 1.503 122.859 82 TT. Đức Phong 10 7.018 695 Xã Dak Nhau 182 16.325 89 Xã Thọ Sơn 78 5.930 76 Xã Bom Bo 182 20.972 115

Xã Minh Hưng 123 11.355 92 Xã Đoàn Kết §7 5.118 59

Xã Phước Son 81 5.046 62

Xã Đức Liễu §7 12.027 138

Xã Nghĩa Trung 135 12.397 92

Xã Thống Nhất 139 11.770 85

Xã Đồng Nai 108 3.167 29

Xã Đăng Hà 168 6.846 41 Xã Phú Sơn 123 4.906 40

Nguồn tin: Phòng Thông Kê huyện

Toàn huyện cơ cấu gồm 12 xã và 1 thị trấn. Việc phân bố dan cư do nhu cầu sử đụng đất đai trong nông nghiệp của nông dân là chủ yếu.

Mật độ dân số cao nhát là thị trấn Đức Phong với 695 ngudi/km’. Do thi tran Đức Phong là trung tâm buôn bán của huyện, điều kiện sinh hoạt, văn hoá, y tế, giáo dục có nhiều thuận lợi nên dân số tập trung tại đây nhiều hơn so với các

xã.

Kế đến là các xã Đức Liễu, Bom Bo, Minh Hưng, Nghĩa Trung, đây là các

xã hình thành sớm, gần đường Quốc lộ 14, điều kiện sinh sống, phát triển kinh tế có nhiều thuận lợi và ở các xã này cũng tập trung nhiều đồng bào dân tộc S’tiéng sinh sống. Do vậy, dân số ở đây có xu hướng tăng nhanh trong vài năm trở lại

đây.

Các xã còn lại như Đăng Hà, Phú Sơn, Đồng Nai... có mật độ dân số thấp.

Nguyên nhân là do, đây là vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông, điều kiện sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là các xã được thành lập sau. Tỷ lệ dân di canh, di cư còn nhiều và sự phân bố dân cư còn thiếu cân đối.

Trong 4 năm trở lại đây Tỷ lệ sinh và ty lệ tử giảm đi đáng kể kéo theo ty lệ tăng tự nhiên giảm. Dưới đây là bảng thể hiện biến động dân số trong 4 năm

x (2002 — 2005).

Bang 3. Biến Động Dân Số của Huyện Trong 4 Năm (2002 — 2005)

PVT: phan ngàn

Nam 2002. 2003 2004 2005

Ty ld sinh 22,98 22,06 21,75 19,98

; Tỷ lệ tử 3,48 3,15 2,46 2,60 Tỷ lệ tăng tự nhiên 19,50 18,91 19,29 17,38

Nguôn tin: Phòng Thông Kê huyện Qua báng 3 cho thấy tỷ lệ sinh trong 4 năm trở lại đây cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tử. Do đó, tỷ lệ tang tự nhiên trong 4 năm trở lại đây là rất nhanh và đây là nguồn lao động đổi dao, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông

nghiệp tại địa phương.

20

—:——~———-— —-

Lao đông

Bang 4.Tình Hình Lao Động của Huyện Năm 2005

Số khẩu w Lao động

DVT Tong so - = Nam Nir Trong độ tuôi Ngoài độ tuôi Người 65.057 57.802 122.859 63.898 58.961

% 53 47 100 32 48

Nguồn tin: Phòng Thông Kê huyện Tổng số hộ trong toàn huyện là 26.816 hộ với tổng số nhân khẩu là 122.859 người. Trong đó, số khẩu nam là 65.057 người chiếm 53 %; nữ là 57.802 người chiếm 47%. Qua bảng 4 cho thấy tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ. Do vậy, vai trò của nam tại địa phương trong quản lý sản xuất và tỷ lệ lao động cũng sẽ chiếm tỷ lệ cao hơn.

Tỷ lệ người ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao hơn tỷ lệ ngoài độ tuổi lao động, điều này cho thấy tại địa phương dân số còn trẻ, nguồn lao động đồi dào.

Đây là một thuận lợi trong việc sản xuất nông nghiệp.

Trong số người trong độ tuổi lao động thì lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp là chủ yếu, đây chính là lợi thế của huyện trong việc sử dụng đất và phát triển kinh tế trong thời gian tới.

3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Điện

Toàn bộ 12 xã và thị trấn đều đã có lưới điện quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng điện sinh hoạt và bước đầu đảm bảo lưới điện cho một số lĩnh vực công nghiệp, tiểu thú công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Tuy nhiên, ở một số thôn của 12 xã do có các hộ dân cư phân tán, khoảng cách giữa hộ còn khá xa, hầu hết những hộ ở trong đồng ruộng, nơi xa xôi hẻo lánh đều chưa có điện dé sử dụng. Tén tại này là một hạn chế khá lớn đối với sản

xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tê - xã hội nói chung.

Lưới điện dùng cho khu vực nông nghiệp - nông thôn hầu hết là đùng cho sinh hoạt nhất là ding dé thắp sáng (chiếm khoảng 80 % sản lượng điện tiêu thụ),

ngoài ra là ding cho các tiện nghi sinh hoạt, máy bơm nước, may xay xát nhỏ ...

Do phân bố đân cư thưa thớt, địa bàn quá rộng lớn nên lưới điện của huyện chưa đáp ứng nhu cầu dùng điện của toàn bộ người dân. Do đó, trong tương lai cần đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, sớm hoàn chỉnh mạng lưới điện cung cấp với chất lượng tốt và kịp thời cho các hộ dùng điện. Trong đó, ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới đường day hạ thế phục vụ cho các hộ dân ở vùng sâu, vùng xa nhằm thúc đấy nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn, cải thiện đời sống của người dân trong vùng.

Giao thông

Toàn huyện có 6 xã và 1 thị trấn nằm ven đường Quốc lộ 14 với tổng chiều dài hơn 60 km. Đây là điều kiện thuận lợi để giao thương với các huyện khác trong tính cũng như ngoài tỉnh. Ngoài ra, các tuyến đường liên xã đã được trải nhựa và nâng cấp tu bé các tuyến đường xấu. Bên cạnh đó, các tuyến đường liên thôn của từng xã cũng được nâng cấp hàng năm. Cho đến nay vấn đề đi lại đối với người dân đã được cải thiện rõ rệt. Với điều kiện giao thông thuận lợi như vậy là lợi thế vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế, địch vụ của

huyện.

Nhà ở

Trong một vài năm trở lại đây, năng suất cây trồng được nâng cao, giá nông sản dan đi vào 6n định, kinh tế địa phương phát triển kéo theo nhu cầu xây nhà kiên cố tăng cao. Số hộ có nhà xây trong vai năm trở lại đây tăng tương đối nhanh, số nhà tạm đã giảm di đáng ké. Đời sống của người từng bước đi vào én định và yên tâm sản xuất. Chấm đứt tình trạng du canh đu cư. Do đó, kinh tế có phát triển và tăng trưởng thì đời sống của người dân mới én định và mức sống

được nâng cao.

22

Công tác giáo dục

Bảng 5. Tình Hình Lao Động của Huyện Năm 2005

DVT: người

Khoản mục Số trường học Sốlớp Sốgiáoviên Số học sinh

Tưng Mẫmnm 7 15 175 192 4378

Trường Tiểu học 10 607 784 15.771

Trường THCS 95 242 430 9.292 Trường THPT 4 81 185 3220

Nguồn tin: Phòng Thông Kê huyện Công tác y tế

Cả huyện có 1 bệnh viện đa khoa với 71 giường bệnh, 1 phòng khám da

khoa với 10 giường bệnh; 12 trạm y tế xã với 36 giường bệnh cùng với tổng số y,

bác sĩ, được sĩ là 160 người. Trong đó có 32 bác sĩ, 25 y sĩ, 6 được sĩ...

Các cơ sở y tế được rải đều ở các xã, thường xuyên quản lí được tình hình sức khoẻ của nhân dan, tô chức triển khai đầy đủ các dự án chăm sóc sức khỏe, phòng và điều trị bệnh, trong năm 2005 vừa qua đã thực hiện được:

- Khám và chữa bệnh cho 366.674 lượt người; bình quân lần khám trên đầu người là 24,4.

- Tổng số bệnh nhân điều trị nội trú 6.159 người, chuyển tuyến trên là 502 ca, tổng số bệnh nhân tử vong 31 ca, công suất sử dụng

giường bệnh là 74,34 %.

Ngoài ra, trong năm các cơ sở y tế trong huyện tiến hành tiêm chủng .và

tiêm BCG, tiêm phòng viêm gan B...

Trong năm, các cơ sở y tế có cố gắng trong công tác phòng bệnh, điều trị.

Song van dé còn tồn tại: thời gian trực không đảm bảo, công tác vệ sinh, quản lí tài sản chưa tốt, chưa có kế hoạch phù hợp nhất là việc thực hiện ngăn ngừa dịch

bệnh.

3.2.4. Cơ cấu kinh tế cúa huyện.

Thế mạnh về kinh tế của huyện thiên về hoạt động sản xuất Nông, Lâm

nghiệp. Trong những năm vừa qua, ngành Nông Lâm nghiệp đã giảm dần tỷ

trọng nhưng không ngừng tang lên về giá trị. Cụ thể là trong năm 2005, tỷ trọng

ngành Nông Lâm nghiệp đã giảm từ 65,4 % xuống còn 63,2 %, trong khi đó giá trị thì tăng từ 322,815 tỷ lên 335,981 tỷ đồng, cũng trong năm 2005 ngành Nông,

Lâm nghiệp đã đóng góp gần 400 tỷ đồng vào ngân sách của huyện chiếm

khoảng 63,2 % trong cơ cau tổng sản phẩm Quốc nội của huyện, góp phần làm cho GDP của huyện tăng lên 8,0 %. Năm 2005, GDP bình quân đầu người dat 275 USD. Cơ cấu đóng góp vào ngân sách huyện từ các ngành được thể hiện qua

bảng 6 dưới đây:

Bang 6. Cơ Cấu Tống Sản Phẩm Quốc Nội

2003 2004 2005

Giatri Ty Giatri Ty Giatri Ty Chi tiéu

(Triệu trọng (Triệu trọng (Triệu trọng

đồng) (%) đồng) (%) đồng) (%)

Ngành Nông-Lâm nghệp 295.523 66,2 322.815 65,4 335.981 63,2 Ngành CN -XDCB-GTVT 66.961 15,0 75.207 15,3 §6.7 16,3 Thương mại - Dịch vụ 83.925 18,8 95.579 19,4 108.666 20,5

Tổng cộng 446.409 100,0 493.601 100,0 531.347 100,0 Nguôn tin: Phòng Thông Kê huyện Bảng 6 trên đây cho thấy rõ hơn thế mạnh của ngành Nông, Lâm nghiệp, xếp thứ hai là ngành thương mại dịch vụ với khoảng 20 % trong cơ cầu tổng sản phẩm Quốc nội của huyện, phần còn lại trong cơ cấu là ngành công nghiệp xây dựng cơ bản, giao thông vận tải. Qua bảng trên thể hiện tỷ trọng, giá trị của ngành Thương mại, dịch vụ ngày càng tăng dần, điều đó cho thấy rằng nền kinh tế của huyện trong những năm vừa qua có bước chuyển biến mạnh mẽ, đóng góp chung vào nền kinh tế của cả tỉnh.

Trong ngành nông nghiệp cũng có sự khác biệt về cơ cấu sử dung dat của các loại cây như: cây hàng năm, cây lâu năm, Sự khác biệt đó được thể hiện qua

bảng 7 dưới đây:

24

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cây điều tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 30 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)