KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cây điều tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 89 - 92)

5.1. Kết luận

Điều là cây công nghiệp lâu năm phù hợp với điều kiện sinh thái vùng Đông Nam Bộ và không những có sự đóng góp to lớn về lợi ích kinh tẾ, góp phan giải quyết việc làm cho người dân địa phương mà nó còn có tam quan trọng trong việc phủ xanh đất trống, đồi núi trọc bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái.

Với tầm quan trọng như vậy chính quyền huyện Bù Đăng đã xác định cây điều là cây công nghiệp chủ lực bởi nó là cây trồng rất phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong tương lai ngành trồng điều và chế biến hạt điều giúp cho Bù Đăng trở thành huyện vững mạnh về kinh tế, góp phần xây dựng vùng chuyên canh cây điều cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến hạt điều xuất khẩu.

Tuy nhiên trong những năm qua do thiếu đầu tư, quản lý của nhà nước và của cả những người trồng điều, một số diện tích điều đang trong tình trạng bị thoái hoá về năng suất và sản lượng. Sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật trong việc sản xuất điều đã có sẵn, đã có biện pháp kĩ thuật có thể làm tăng năng suất cũng như chất lượng của điều thông qua việc cải tạo và trồng mới điều cao sản với sự hỗ trợ của nhà nước, cùng với đặc trưng cơ bản của cây điều là dễ dàng thích nghỉ với điều kiện sống của vùng đất Đông Nam Bộ nói chung và với huyện Bù

Đăng nói riêng. Bên cạnh những thuận lợi còn gặp phải không ít những khó khăn

trong khâu quản lý, quy hoạch phát triển của cây điều cũng như trong việc thực

hiện của người dân.

Để khắc phục những khó khăn trước mắt, tỉnh Bình Phước đã có dự án quy hoạch những vùng điều và khuyến cáo nông dân trồng điều trên cơ sở nhà nước và nhân dân cùng làm. Tỉnh Bình Phước đã có hướng đầu tư cho việc cải tạo vườn điều già cỗi hay năng suất thấp thành vườn điều giống mới có năng suất cao và phâm chất tốt. Đối với huyện Bù Đăng, trong những năm tới không ngừng trồng mới những diện tích có thé và đạt 50.000 ha điền vào năm 2010, làm tăng

thu nhập cho người dân trong huyện cũng như giải quyết việc làm cho nguồn lao động dồi dào ở địa phương.

5.2. Kiến nghị

Để thực hiện tốt quá trình phát triển ngành trồng điều tại huyện Bd Đăng tỉnh Bình Phước, qua thời gian nghiên cứu phân tích tôi có một số kiến nghị sau:

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

Huyện cần quy hoạch rõ nơi cung cấp giống mới cho bà con nông dân, các trại giống khi cung cấp giống phải đảm bảo giống đã được giám định là giống đầu đòng, có chất lượng tốt bằng cách xây dựng vườn giống do trạm khuyến

nông huyện quản lý và chăm sóc.

Tăng cường đây mạnh công tác nghiên cứu khoa học và công tác khuyến nông, chú trọng các mặt nghiên cứu trong công tác giống, kĩ thuật trồng, chăm sóc cây điều, và các công nghệ sử dụng phụ phẩm từ sản phẩm điều như: dau vỏ điều, dầu hạt điều, nước giải khát quả điều.... để tăng thêm hiệu quả kinh tế cho cây điều.

Xây dựng đội ngũ cán bộ kĩ thuật có đủ trình độ dé giúp bà con trong việc sản xuất điều tại địa phương.

Cung cấp tài liệu về cây điều cho người dan, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên đề về cây điều.

Đây mạnh công tác tín dụng, Ngân hàng nên giảm bớt thủ tục cho vay đối với người dân để người nông dân có một nguồn vốn có thể đầu tư cho vườn điều đồng thời nên cho người dân vay với thời hạn là 12 tháng thay vì 6 tháng như

hiện nay.

Đề nghị chính quyền địa phương nhanh chóng tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (số đỏ) bởi không có số đỏ người dân không thể vay vốn tại ngân hàng; tổ chức giao đất giao rừng cho người dan để giảm thiểu khó khan trong vấn đề vay vốn tạo điều kiện tốt cho phát triển cây điều tại địa phương.

Chính quyền địa phương có biện pháp quản lý các địa lý thu mua hạt điều dé người dân không bị tư thương ép giá.

78

5.2.2. Đối với người dân trồng điều

Tích cực tham gia các tổ chức hoạt động xã hội như hội nông dân, hội làm vườn... hay tự thành lập hội, tổ trồng điều để hỗ trợ nhau về vốn, kĩ thuật, kinh

nghiệm cũng như trong quá trình tiêu thụ.

Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông do trạm khuyến nông huyện tổ chức.

Thường xuyên theo đõi và chăm sóc vườn điều để có thé phát hiện sâu

bệnh kịp thời.

Nên hỗ trợ nhau trong việc trồng và chăm sóc cây điều để cho hiệu quả

cao nhat.

||

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp phát triển cây điều tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)