NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát thực trạng nghèo và đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Đa Kia, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 29 - 39)

3.1. Cơ sở lí luận

3.1.1. Một số khái niệm về nghèo

Nghèo là khái niệm đã được dimg rất lâu trên thế giới dé chỉ mức sống thấp hơn của một người, nhóm dân cư, một cộng đồng, một quốc gia so với mức sống của một cộng đồng hay các quốc gia khác. Không có một chuẩn mực chung về nghèo cho tất cả các quốc gia mà chuẩn mực nghèo luôn thay đổi theo thời gian. Như vậy, các khái niệm về giàu và nghèo chỉ là các khái niệm tương đối, biểu hiện mối tương quan về thu nhập và mức sống giữa các tầng lớp dân cư trong từng thời gian và không gian cụ

thé. Hon thế nữa, nghèo còn là sự bao hàm nhiều khía SEN khác nhau. Các quan điểm

khác nhau về nghèo của con người được trình bày đưới đây sẽ cho thấy một bức tranh rộng lớn hơn về tình trạng thiếu thốn, trong đó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau.

Định nghĩa về nghèo đói do hội nghị chống đói nghèo khu vực châu Á - Thái Binh Dương do ESCAP (economic social committee of asia pacific) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 09/1993: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được

hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Biểu hiện của việc không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản đó chan han, là tình trạng thiếu ăn, suy đỉnh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường 6

nhiễm, tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh cao, tuổi thọ thấp.

World Bank (1998) thì đưa ra một khái niệm nghèo mang tính khái quát tương

đối cao. Theo đó, nghèo không chỉ là thu nhập thấp mà còn có điều kiện sống, sức khỏe, giáo dục, điều kiện vệ sinh ở mức thấp, không có quyền lực và nghề nghiệp.

Tóm lại, nghéo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần nhu cau tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hon mức trung bình

của cộng đồng xét trên mọi phương điện. Ngoài ra, nghèo cũng được phân biệt thành

hai mức độ.

Nghèo tuyệt đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn

nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày gồm văn hóa, y tế,

giáo dục, đi lại, giao tiếp.

Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả nang thỏa mãn các như cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống.

Hình 3.1. Vòng Luẫn Quan của Nghéo Doi và Mối Quan Hệ của Nó Với Tăng Trưởng Kinh Tế và Phát Triển Xã Hội

Nghèo đói

Bệnh tật Gia tăng dân số

Môi trường sống

Suy dinh dưỡng

Tệ nạn xã hội >„ Thất học

v

Nghèo đói dẫn đến

— Cản trở tăng trưởng kinh tế

— Kim hãm phát triển con người

— Bất bình đẳng xã hội

— Phá hủy môi trường

— Nguy cơ mat ôn định xã hội và phát triển bền vững

Nguồn tin: Tài liệu tập huấn cán bộ XDGN cấp xã

3.1.2. Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói

Có rat nhiều chỉ tiêu đánh giá nghèo đói như: dựa vào thu nhập, chỉ tiêu, đinh dưỡng, còn có các chỉ tiêu khác liên quan đến nghèo đói là tuổi thọ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, y tế, giáo đục và bất bình đẳng về phân phối thu nhập. Tuy nhiên, đề tài không thể tập trung nghiên cứu tất cả các chỉ tiêu nêu trên, mà chỉ tập trung vào một số chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất là dựa trên thu nhập, chỉ tiêu, đinh dưỡng.

a) Dựa trên thu nhập

Căn cứ vào quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực và mức sống của người dân ở từng vùng, Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội đã đưa ra chuẩn nghèo

trong giai đoạn 2006 - 2010 được xác định dựa trên thu nhập theo 2 vùng như sau:

Bang 3.1. Ngưỡng Nghèo của Việt Nam Giai Doan 2006 - 2010

DVT: 1000đ Hộ nghèo Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân

người/tháng ngwoi/nam Khu vực nông thôn 200 2.400 Khu vực thành thị 260 3.120

Nguôn tin: Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội 2006

Theo đó, những người có thu nhập mà thu nhập của họ nằm bên dưới các giới

hạn đã được quy định ở trên thì được coi là hộ nghèo. |

b) Dựa trên chỉ tiêu

Chuẩn mực đói nghèo theo chỉ tiêu là 7 : 3, 7 cho lương thực và 3 cho hàng phi lương thực, nghĩa là người nghèo có chỉ tiêu lương thực hơn 70% thu nhập của mình.

c) Dựa theo chỉ tiêu dinh dưỡng

Do giá cả thay đổi và có sự khác biệt giữa các địa phương nên người ta còn

ding chỉ tiêu lượng calo tiêu thụ để có đơn vị đo lường thống nhất, theo đó mức tiêu

dùng năng lượng cho một người tối thiểu để người đó có thể tồn tại, lao động và tái

sản xuất lao động là 2.100 Kcal/người/ngày. Những người có mức chi tiêu dưới mức

chỉ tiêu cần thiết dé dat được lượng Kcal này gọi là nghèo về lương thực, thực phẩm.

3.1.3. Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam

Tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam còn khá cao. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo chung của quốc tế), tỷ lệ đói nghèo năm 1998 là trên 37% và

18

ước tính năm 2000 tỷ lệ này vào khoảng 32% (giảm khoảng 1⁄2 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 1990). Nếu tính theo chuẩn đói nghèo về lương thực, thực phẩm năm 1998 là

15% và ước tính năm 2000 là 13%. Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm

nghèo quốc gia mới, đầu năm 2006 có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số

hộ trong cả nước.

a) Đói nghèo tập trung ở khu vực nông thôn

Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên: 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó của nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo

là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ...), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều

kiện địa lý và chất lương sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn. Những người nông đân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thống nông thôn,

khó có khả năng chuyến đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm nghèo dé bị tổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ít hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đình và cộng đồng do đó có ít cơ hội

tiếp cận các nguồn lực và lợi ích đo chính sách mang lại. |

Bảng 3.2. Ước Tính Quy Mô và Tỷ Lệ Nghèo Đói Theo Chuẩn Nghèo Giữa Nông

Thôn và Thành Thị Năm 2000

Số hộ nghèo So với số hộ So với tông số hộ

(nghnhộ) trong vùng (%) nghèo cả nước (%) Tống số 2.8 172 100.0

Nông thôn 2.535 19,7 90,5

Trong đó:

- Nông thôn miền núi 785 31,3 28,0 - Nông thôn đồng bằng 1.75 16,9 62,5 Thành thị 265 7,8 9,5

Nguôn tin: Chương trình quéc gia XĐGN năm 2000

19

Se RE SE NN SE —_-

b) Nghèo đói tập trung khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Nghèo đói mang tính chất vùng khá rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Có tới 64%

số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi Phía Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và địch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra

thường xuyên.

Bang 3.3. Ước Tính Quy Mô và Tỷ Lệ Nghèo Doi Theo Chuẩn Nghéo Mới (2001 - 2005) của Chương Trình Xóa Đói Giảm Nghéo Theo Vùng Đầu Năm 2001

Số hộ nghèo So với tổng sốhộ So với tong số hộ

(nghnhộ) trong vùng (%) nghèo cả nước

(%) Tổng số 2.800 17,2 100,0 Vùng Tây Bắc 146 33,9 52 Vùng Đông Bắc 511 22,3 18,2 Ving Đồng Bang Sông 337 9,8 12,0 Hồng

Vùng Bắc Trung Bộ 554 25,6 19,8

Vùng Duyên Hải Miền 389 22,4 13,9

Trung

Vung Tay Nguyén 190 24,9 _ 68

Ving Đông Nam Bộ 183 8,9 6,6

Vùng Đống Bằng Sông 490 14,4 __ Hã

Cửu Long

Nguồn tin: Chương trình quốc gia XDGN năm 2001

c) Nghéo đói đặc biệt cao trong các dân tộc ít người

Trong thời gian qua, chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng cuộc sống của đồng bào dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân số dân

20

tộc chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư, song lại chiếm khoảng 29% tổng số người

nghèo.

Đa số dân tộc ít người sinh sống trong các vùng sâu, vùng xa, bị cô lập về mặt địa lý, văn hóa, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ

bản.

3.1.4. Nguyên nhân nghèo đói

Nghèo đói là hậu quả của nhiều nguyên nhân. Ở Việt Nam, những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo có thể phân theo 3 nhóm:

— Nhóm nguyên nhân do điều kiện tự nhiên — xã hội: khí hậu khắc nghiệt, thiên tai, bão lũ, hạn hán, đất đai cần khô, địa hình phức tạp, giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, hậu quả chiến tranh dé lại.

— Nhóm nguyên nhân chủ quan của người nghèo: thiếu kiến thửe làm ăn, thiếu

vốn, đông con, thiếu lao động, không có việc làm, mắc tệ nạn xã hội hay lười lao động.

— Nhóm nguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách: thiếu hoặc không đồng bộ về

chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tang cho các khu vực khó khăn, chính sách

khuyến khích sản xuất, vay tín dụng, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, lâm, ngư, chính sách trong giáo dục — đào tạo, y tế, giải quyết đất đai, định canh định cư, kinh tế mới và nguồn lực đầu tư còn hạn chế.

3.1.5. Tính đa dạng của nghèo đói a) Nghèo đói và dinh dưỡng

Một trong những đặc trưng cơ bản của nghèo đói là tình trạng không đảm bảo

nhu cầu lương thực, thực phẩm dẫn đến thiếu đinh đưỡng, suy đinh dưỡng của một bộ

phận dân cư, đặc biệt là nhóm trẻ em nghèo, phụ nữ nghẻo.

Tinh trạng suy dinh dưỡng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong tương lai của người nghèo đó là tình trạng sức khỏe yếu kém và bệnh tật.

b) Nghèo đói và môi trường sống

Hầu hết các hộ gia đình nghèo phải chấp nhận môi trường sống không thuận

lợi, song một bộ phận không nghèo cũng phải chịu cảnh chung đó mà bản thân họ tuy có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo, nhưng cũng không có khả năng tự vượt qua như họ phải sống trong các ngôi nhà đột nát, xiêu vẹo, thiếu nước sạch và không có điện.

Ngay cả vùng đô thị cũng còn khá nhiều người có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn cao

Zl

hơn chuẩn nghèo phải sống trong các ngôi nhà 6 chuột, thậm chí phải làm nhà trên

kênh thoát nước thải, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, mức độ cạnh tranh gay gắt trong cuộc sống, tâm lý căng thẳng trong việc duy trì cuộc sống và ton tại.

c) Nghéo đói và bình dang xã hội, đặc biệt là bình dang giới

Thu thập thông tin từ các cuộc điều tra nghèo đói, điều tra mức sống đân cư cho thấy nghèo đói đi đôi với bất bình đẳng về phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư.

Thông thường cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập, mức sống của các tang

lớp đân cư đều tăng lên. Song mức tăng lên của nhóm dân cư không đều nhau, nhóm

giàu tăng nhanh hơn nhóm khá, trung bình, nghèo và rất nghèo. Không chỉ bất bình đẳng về phân phối thu nhập mà còn có sự bất bình đẳng về giới cả ở phạm vi quốc gia, các vùng lãnh thổ mà còn ở các hộ gia đình. Điều này không chỉ diễn ra ở các hộ nghèo mà còn điển ra ở cả các hộ có thu nhập thấp trên chuân nghèo. Thông thường phụ nữ thường chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới ở cả vùng đô thị và nông thôn, đặc

biệt là phụ nữ sống trong các gia đình dân tộc thiểu số sống ở vùng miền núi, vùng

Cao.

d) Nghèo đói và môi trường pháp lý

Khá nhiều người nhập cư không chính thức vào các đô thị lớn, xét thuần túy về thu nhập thì họ không thuộc nhóm nghèo, nhưng nếu họ không được thụ hưởng các dịch vụ xã hội công từ Nhà nước thì mức sống của họ chẳng khác gì người nghèo, thậm chí chỉ ngang bằng với nhóm có thu nhập thấp nhất trong nhóm nghèo, vì họ phải chi trả chi phí dịch vụ cao hon về y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt, sản xuất. Cũng có khá nhiều hộ nghèo đi cư tự do vào sinh sống ở các vùng khác, họ không được chia đất, không được hỗ trợ kịp thời trong phát triển sản xuất, con cái của họ không được di học vì trường học quá xa. Nhận xét tổng quan là họ cũng như những

người dân bản địa, dân nhập cư không chính thức từ ở đô thị, dân di cư tự do ở vùng

nông thôn, họ phải trả chi phí cao hơn dân bản địa. Vì vậy, họ đã nghèo lại càng nghèo hơn hoặc có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo nhưng mức sống chẳng khác gì hộ nghèo.

e) Nghèo đói - thị trường lao động và nắm bắt cơ hội |

Người nghèo nói riêng và người có thu nhập nói chung luôn luôn là đối tượng

yếu thế trong thị trường lao động. Thông thường thì những người nghèo, người có thu nhập thấp, thì trình độ học vấn, tay nghề của họ cũng thấp. Một số người có mức thu

22

nhập trên chuẩn nghèo nhưng đo công việc bp bênh, không 6n định nên họ có thé mat việc bất cứ lúc nào hoặc những người nông dân sống ở vùng đô thi hóa nhanh, họ vốn sống bằng nghề nông, nay không còn đất nhưng khả năng thích ứng với công việc mới phi nông nghiệp của họ rất hạn chế và nguy cơ tái nghèo rất cao.

f) Nghèo đói và vốn xã hội

Vốn xã hội là một khái niệm mới dùng để chỉ một loại tài sản phi vật chất của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cộng đồng hay một quốc gia được tạo dựng qua quá trình thực hiện giữa các chủ thể xã hội. Chi số đo lường vốn xã hội được thể hiện ở khối lượng, chất lượng thông tin trao đối, khả năng, mức độ hợp tác, sự hỗ trợ từ bên ngoài

và độ bền vững của các mối quan hệ xã hội. |

Một người có thu nhập nhưng họ cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống khi họ thiết lập được xung quanh mình một mạng lưới xã hội gắn bó, thân thuộc gần gũi như anh em, bạn bè. Mỗi khi ho gặp khó khăn hay rủi ro, họ thường được những người

xung quanh cưu mang giúp đỡ để họ vượt qua khó khăn và rủi ro, sớm ổn định cuộc

sống.

Ngược lại, những người có thu nhập cao, vốn xã hội nghèo nàn; tự cô lập hoặc họ bị cô lập thì những khó khăn, rủi ro bình thường trở nên trầm trọng hơn, ở họ rủi ro như bị nhân đôi, nhân ba và nguy cơ tái nghèo không nhỏ đối với họ.

ứ) Nghốo đúi và phỏt triển

Nghèo đói không thuần túy là vấn đề xã hội vốn có và nó tồn tại ở mọi thời đại xét theo góc độ tương đối hoặc nghèo đói chỉ là sản phẩm, là yếu tố cau thành của một xã hội nông nghiệp — xã hội “tiền phát triển”.

Các nước nghèo thì quan tâm nhiều hơn đến nghèo đói tuyệt đối: nghèo đói về lương thực, thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu khác như nhà ở, nước sạch, y tế,

giáo dục. Các nước phát triển không quan tâm nhiều đến nghèo đói tuyệt đối, vì mức

sống của họ khá cao, nhưng họ lại quan tâm nhiều hơn đến quyền lựa chọn, sự bình

đẳng, đến vị thế xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhưng dù có quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, nhưng mục

tiêu chung vẫn là cái thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp sự cách biệt giữa

các nhóm dân cư, giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, giữa nam giới và nữ giới

vé phân phôi thu nhập, về tiép cận các dịch vụ xã hội, dich vụ sản xuất, về quản lý

23

phân bổ các nguồn lực xã hội và quyền ra quyết định liên quan đến tiến trình phát triển xã hội và thụ hưởng các thành quả của phát triển.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tìm hiểu và thu thập những thông tin có liên quan về van đề nghiên cứu từ các phòng ban: UBND xã, phòng lao động TBXH, ban thống kê xã, ban chỉ đạo XĐGN và

các tài liệu khác.

3.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thông qua điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ nghèo (chiếm 20% tống số hộ nghèo) để xác định được thực trạng của người nghèo cũng như tình hình cuộc sống

của các hộ nghẻo.

3.2.3. Phương pháp quan sát trực tiếp

Là phương pháp quan sát trực diện đối tượng để thu thập thông tin một cách trực tiếp.

Phương pháp nay được ding để kiểm tra lại thông tin trong quá trình điều tra thu thập số liệu sơ cấp.

3.2.4. Phương pháp thống kê mô ta

Là phương pháp liên quan đến việc thu thập thông tin nhằm kiểm chứng lại thông tin thứ cấp cũng như sơ cấp và những câu hỏi liên quan đến thực trạng của các đối tượng nghiên cứu. Thông qua phương pháp thống kê mô tả này, kết hợp với số liệu điều tra thực tế từ đó mô tả được thực trạng nghèo của người dân địa phương.

3.2.5. Phương pháp phân tích và xứ lý số liệu

Chủ yếu sử dụng bảng tính và phần mềm Excel.

3.2.6. Một số chỉ tiêu dùng để phân tích

TNBQjngười/năm = tổng thu nhập trong năm/số người trong gia đình

TNBQ/người/tháng = TNBQ người năm/12 tháng

Tổng thu nhập gia đình = thu nhập từ nông nghiệp + thu nhập từ phi nông nghiệp

— Tổng doanh thu = giá bán*sản lượng

+ Giá bán: là giá đầu ra khi bán sản phẩm trên thị trường.

+ Sản lượng: là sản phẩm thu hoạch được trong quá trình sản xuất.

24

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát thực trạng nghèo và đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Đa Kia, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)