KET LUẬN VÀ DE NGHỊ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát thực trạng nghèo và đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Đa Kia, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 66 - 69)

5.1. Kếtluận

XDGN là một trong những mục tiêu quan trọng trong đường lối chiến lược của

Đảng và nhà nước ta hiện nay. Nhìn chung, qua 5 năm thực hiện chương trình XDGN

đã đạt được một số kết quả sau: 409 hộ đã thoát nghèo, xây dựng được 31 căn nhà tình thương, khám chữa bệnh cho 1.455 lượt người, cấp được 3.720 thẻ BHYT và cấp được 109 ha đất nông nghiệp cho hộ nghèo. Ngoài ra chương trình còn hỗ trợ phân bón,

giống cây trồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo phát triển sản xuất. đây là

một nỗ lực lớn mà ban chỉ đạo XĐGN đã đạt được trong thời gian qua, nhằm giúp hộ nghèo từng bước ốn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo.

Đa phần hộ nghèo sống ở các vùng sâu vùng xa cách biệt với trung tâm, trung bình 7 km. Cho nên họ còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, tiếp cận thông tin và sử dụng điện lưới quốc gia.

Trình độ học vấn của người nghèo rất thập, đặc biệt là trình độ học vần của chủ

hộ, có tới 45% là mù chữ, 45% mới học hết cấp I, số trẻ em không được đến trường còn chiếm tỷ lệ cao 34,1%. Do trình độ hoc vấn thấp nên việc tiếp cận thông tin còn

nhiều khó khăn và việc tính toán mức độ chi tiêu sao cho hợp lý còn nhiều hạn chế,

dẫn đến tình trạng nghèo càng nghèo hon.

Nghề nghiệp của hộ nghèo chủ yếu là đi làm thuê, cho nên thu nhập mang lại thường thấp và bap bênh, không én định.

Đa số hộ nghèo ở xã thường không có đất sản xuất chiếm tới 45% trên tổng số

hộ điều tra, cho nên thu nhập chính của họ thường nhờ vào các ngành nghề khác ngoài nông nghiệp. Còn số hộ nghèo khác có đất sản xuất nhưng không nhiều, cộng với khó khăn về vốn, kỹ thuật, gia nông sản bấp bênh nên thu nhập tạo ra cũng không nhiều.

Số nhân khẩu bình quân trong hộ nghèo 4,8 người/hộ, trong đó số người ăn

theo chiếm 58%. Như vậy, bình quân 2 người tạo ra thu nhập phải nuôi 3 người ăn theo, nên dẫn đến tình trạng chỉ nhiều hơn thu trong cuộc sống hàng ngày, làm cho họ thiếu thôn về mọi thứ. Nếu xảy ra trường hợp bệnh tật, thì họ sẽ không có nguồn tích

lũy để bù vào và sẽ làm cho họ ngày càng nghèo vì nợ và bệnh tật.

Cũng do trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp cận thông tin còn hạn chế, nên

việc sinh đẻ của người nghèo cũng không có kế hoạch. Công việc thì không ổn định,

thu nhập tạo ra thì thấp, con cái không được học hành tới nơi tới trốn, bỏ học giữa chừng vi thu không đủ chi cho con cái học hành. Bên cạnh đó, thi vẫn còn tồn tại một số bộ phận hộ nghèo không có ý chí làm ăn để thoát nghèo, mà cứ trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và sự giúp đỡ của nhà nước nên không thé thoát

nghẻo.

52. Dénghi

Sau đây là một vài kiền nghị cho chương trình XDGN nhằm đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới. Hy vọng những kiến nghị hay đề xuất dưới đây có thể giúp giảm tỷ

lệ hộ nghèo một cách nhanh chóng.

Cần phải có sự kết hợp giữa chính quyền địa phương với các ngân hàng để tạo

điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo vay vốn một cách nhanh chóng. đồng thời tăng

nguồn vốn cho hộ nghèo vay và tăng thời gian vay vốn. Bên cạnh việc giúp hộ nghèo vay von, thì chính quyền địa phương cần phải hướng dẫn cho hộ nghèo sử dung đồng vốn vay sao cho có hiệu quả, đúng mục đích. mặt khác, cần phải huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài để hỗ trợ cho người nghèo phát triển sản xuất, xây dựng hạ tầng nông thôn.

Mở các lớp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người din thông qua các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp, các xí nghiệp nhằm giúp hộ nghèo có việc làm ổn định. Bên cạnh đó, thì chính quyền địa phương cũng cần phải tìm thêm thị trường lao động cho người dân tham gia xuất khẩu lao động vào các thị trường có thu nhập cao hơn, việc làm tốt hơn.

Thường xuyên mở các lớp khuyến nông hướng dẫn hộ nghèo áp dụng KHKT vào cây trồng vật nuôi. Ngoài ra, cũng cần đề xuất các mô hình kinh tế mang lại hiệu quá cao nhằm giúp người dân thoát nghèo.

55

oe Ee = =ke——=——=

Tăng cường công tác giáo dục để nâng cao trình độ học vấn của người nghèo, đặc biệt là phải ưu tiên cho thế hệ trẻ. muốn như vậy, thì chính quyền địa phương cần phải xây dựng trường lớp ở các thôn ấp ngay trên địa bàn mà người dan đang sống,

nhằm tạo điều kiện thuận lợi cbo việc đi lại. đồng thời cũng cần phải thực hiện chính

sách miễn học phí, hỗ trợ dụng cụ học tập và miễn các khoản đóng góp xây dựng trường lớp. Mặt khác, cũng cần phải tăng cường tuyên truyền cho người dân hiểu về

SS - KHHGĐ để người dân nhận thức được việc sinh dé phải có kế hoạch. Từ đó sẽ

làm giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

56

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Khảo sát thực trạng nghèo và đánh giá công tác xóa đói giảm nghèo tại xã Đa Kia, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)