3.1. Cơ sé lý luận
3.1.1. Khái niệm về công tác KN
KNlà cầu nối giữa nghiên cứu và sản xuất, là kênh chuyến tải tốt nhất tiễn bộ
kĩ thuật đến với nông dân, đồng thời cũng là biện pháp hữu hiệu của nhà nước giúp
nông đân phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng và phát triển nông thôn nhằm tăng thu nhập và cải thiện đời sống vật chat, tinh thần cho nông dân.
Theo nghĩa hẹp, KN là việc sử dụng những cơ quan chuyên ngành nông nghiệp như trường Đại học nông nghiệp, Viện nghiên cứu nông nghiệp, thực nghiệm nông
nghiệp... để nghiên cứu các kết qua đã được khẳng định hoặc đã được cải tiến của tiến
bộ kĩ thuật nông nghiệp, từ đó giới thiệu, hướng dẫn những phương pháp canh tác thích hợp với nông dan nhằm giúp họ có thé áp dụng các thành tựu tiến bộ kĩ thuật mới, tạo ra nhiều hoa lợi cho họ và cho nhu cầu xã hội.
Theo nghĩa rộng, KN là vấn dé mang tính giáo dục và là giáo dục toàn diện trên
nhiều lĩnh vực, không phải chỉ đơn thuần là hướng dẫn nông dân tăng gia sản xuất mà phải đào tạo cho được một đội ngũ nông dân giỏi, bao gồm nắm vững về khoa học kĩ thuật, kinh tế thị trường, văn hoá, y tế, pháp luật... để họ áp dụng một cách có hiệu quả vào thực tiễn nông thôn, làm cho nông thôn ngày càng giàu có và cộng đồng, quốc gia
ngày càng thịnh vượng.
3.1.2. Các nguyên tắc của KN
KN không phân biệt trong phục vụ, đối tượng của nó là nông dân và các hoạt
động của họ.
KN là công tác có tính giáo dục toàn điện ở nhiều lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, KN không chỉ giúp nông dân áp dụng kĩ thuật tiến bộ mà còn giúp họ có kiến thức
=— 1}... 1 i te sa
trong sản xuất, đào tạo họ thành người có năng lực, có khả năng đem lại cuộc sống tốt
đẹp cho minh.
Công tác KN là hoàn toàn đân chủ, chỉ có khuyến khích, thu hút, thuyết phục
nông đân chứ không cưỡng bức họ. Người dân tham gia KN là tự nguyện, nông dân
đến với KN vì mục tiêu quảng đại của nó, vì KN mang lại lợi ích cho họ trong sản xuất
và đời sống.
Công tác KN có tính cách hợp tác, hợp tác trong xây dựng kế hoạch và thực biện KN. KN không tồn tại riêng biệt mà có mối quan hệ đa phần với các tổ chức kinh tế, xã hội để thực thi có hiệu quả công tác KN. Bat cứ một chương trình KN nào đều
phải cần có ý kiến của đoàn thể địa phương, có sự hỗ trợ của lãnh đạo địa phương.
KN dựa vào tính thích ứng cho địa phương làm nguyên tắc. Nguyên tắc này cho thấy hoạt động, công tác KN không hề rập khuôn cứng nhắc mà rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện sẵn có của địa phương. Đây là một trong những yếu tố quyết định sự
thành công của bat kì một chương trình KN nao.
KN nhằm mục tiêu rèn luyện năng lực tự giải quyết các vấn đề ở nông thôn. Ở nguyên tắc này KN nhìn nhận mình như là người thầy, người bạn của nông dân. KN không làm thay cho nông dân ma tạo điều kiện cho nông dân kiện toàn năng lực tự thích nghỉ và giải quyết thực tế, không ÿ lại hay thụ động mà là luôn sáng tạo.
Công tác KN là một phong trào vận động, muốn tham gia vào cuộc vận động trước hết phải thông suốt bản chất của công tác, phải tin tưởng vào công tác KN. Vì KN không cưỡng chế mà là dựa trên sự tự giác, tự nguyện của nông dân. Tính vận
động diễn ra liên tục và ngày càng tiến bộ hơn theo xu hướng tiến bộ khoa học gia
tăng.
3.1.3. Các phương pháp KN
a) Thăm viếng nơi canh tác và cư ngụ của nông dân (Visit)
Đây là phương pháp giáo dục tổng hợp vừa kết hợp thăm hỏi xã giao vừa học tập, trao đối kinh nghiệm lẫn nhau về những van dé có liên quan. Qua hoạt động thăm viếng sẽ tạo điều kiện để cán bộ KN hiểu đúng hoàn cảnh thực tế của nông dân, hiểu
được những nhu cầu và mong muốn của họ, từ đó đưa ra các chính sách và giải pháp
cải thiện phù hợp cho người nông dân, nông nghiệp và nông thôn.
b) Tiếp xúc nông dân tại cơ quan KN
Cơ quan KN là nơi trung gian tiếp nhận những tiến bộ kĩ thuật mới, vận động nông dân áp dụng và cũng là nơi ghi nhận những bức xúc của nông dân. Vì vậy, khi
người nông dan đã quan tâm tiến bộ mới trong nông nghiệp nên họ mới tim đến tô chức KN để được giúp đỡ. Do đó cần phải tăng cường năng lực KN từ nhiều phía để
tạo sự tín nhiệm cao nhất của người nông dân vào KN.
Tổ chức KN cơ sở cần chuẩn bị các cơ sở vật chất cần thiết để thu hút sự quan
tâm của nông dân đến hoạt động KN như: thông tin về kĩ thuật, giống mới, cung cấp tài liệu... để kích thích sự hứng thú của nông đân và tạo sự hấp dẫn của tổ chức KN cơ
SỞ.
c) Huan luyện nông dân qua các lớp tập huấn (training course)
KN là ngành khoa học giáo duc nông dân những kiến thức, những tiến bộ mới và những phương pháp tân tiến trong sản xuất cũng như sinh hoạt nhằm nâng cao nhận
thức và cải thiện dần thói quen, tập quán đã lạc hậu góp phần phát triển sản xuất. Một trong những phương pháp phục vụ cho nhiệm vụ nảy là tổ chức các lớp huấn luyện.
Huấn luyện bao gồm cung cấp kiến thức và kĩ năng cho nông dân thông qua các lớp
tập huấn nhằm giúp nông dân tiếp cận với kiến thức mới đa dạng, phong phú và huấn
luyện những kỹ năng cần thiết cho nông dân để họ có thé nhìn nhận, phán đoán và giải quyết những vấn đề bức xúc của chính mình. Đây là phương pháp có tính hạt nhân
trong hoạt động KN bởi vì thông qua nó người nông dân được tiếp xúc, được cung cấp
nhiều kiến thức mới có hệ thống, có khoa học nhằm giải thích các kinh nghiệm trong
sản xuất của họ.
d) Trình diễn kết quả
Đây là phương pháp giáo dục bằng ví dụ cụ thể của tiễn bộ mới. Trình diễn không có mục đích nghiên cứu để phát hiện cái mới mà chủ yếu trình diễn những tiến bộ mới đã được khảo nghiệm, có kết quả được khẳng định qua thực nghiệm để kích thích sự quan tâm, ham muốn của nông dân. Đồng thời nó chứng minh lợi ích thực tế của tiến bộ kĩ thuật mới thích hợp với điều kiện địa phương, từ đó có thể đưa ra sản
xuât đại trà.
22
e) Trình diễn phương pháp (Method Demonstration)
Đây là hình thức giáo dục nông dân thông qua quá trình truyền thụ, hướng dẫn trình điễn phương pháp mới. Phương pháp này được tiến hành bằng cách truyền đạt cho nông dân cách làm thông qua việc trinh diễn những thao tác về kĩ thuật mới dé
nông dan nắm bắt được nhanh và áp dung vào thực tế dé dàng hơn. Nó cũng là phương pháp kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tại chỗ vì trước khi tiến hành học viên được cung cấp về lí thuyết của phương pháp mới bao gồm nội dung và các bước thực hiện,
sau đó các học viên sẽ lần lượt thực hiện các thao tác đã được học.
f) Tham quan (The Field trip)
Phương pháp này giúp cho nông dân tiếp xúc với môi trường bên ngoài gia đình họ, nhìn thấy những kĩ thuật mới, những kinh nghiệm sản xuất mới điều đó giúp nông dân tự rút ra kinh nghiệm cho mình hoặc tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm mới. Đồng thời, tham quan giúp nông dân tiếp xúc với thông tin biến đổi và chính những thông tin đó đã tạo cho nông dân sự tin tưởng về tiến bộ mới, là cơ hội để nông dân tham gia hoạt động xã hội để nâng cao nhận thức và động cơ học tập, ứng dụng tiến bộ mới.
ứ) Hội thao
Đây là tiến trình thông tin, thảo luận và đi đến kết luận về những tiền bộ mới, kết quả thí nghiệm, thực nghiệm các kĩ thuật tiên tiến đang được áp dụng hay đang tranh cãi nhằm chỉ ra hướng đi đúng được phối hợp do 1 hay nhiều tổ chức có liên quan đến tiền bộ mới cùng thực hiện với khối lượng nội dung và thời gian nhất định.
h) Toạ đàm (Seminar, Group discussion)
Đây là phương pháp thảo luận nhóm, diễn ra trong phạm vi hẹp, không quy mô
như hội thảo mà chỉ gồm một nhóm nhỏ từ 10 - 15 người nhằm giải đáp thảo luận những nội dung sau các lớp tập huấn, hội nghị đầu bờ, toạ đàm về một kĩ thuật mới
nào đó.
i) Liên lạc thông tin với nông dân bằng thư, điện thoại (Letter, Telephone) Các chương trình KN không phải kết thúc ngay sau khi đã trình điễn mô hình mà nó vẫn còn tiếp tục bằng việc thông tin liên lạc giữa KN viên và nông dân nhằm tiếp thu những phản hoi từ phía nông dân, thoả mãn nhu cầu và giải đáp thắc mắc, hướng dẫn kĩ thuật mới của một số nông dân quan tâm hay gặp phải trong sản xuất.
k) Các phương tiện thông tin đại chúng (Mass Media)
Trong công tac KN, việc sử dụng các phương tiện thông tin rộng rãi đến nông dân là rất cần thiết và cũng là nguồn kích thích có ý nghĩa giúp tổ chức KN tiếp cận
với nông dan nhằm chuyển giao tiến bộ mới, thông tin và cộng tác cùng nông dân. Các phương tiện thông tin bao gồm: báo chí, truyền hình, panô, tờ bướm, tập san, tranh
ảnh... thông thường được đưa ra trong các buổi hội thảo, toạ đàm, các lớp tập huấn...
3.1.4. Nhiệm vụ của cán bộ KN
Cán bộ KN là người gần gũi với nông dân, là người thầy, người bạn, người đồng hành cùng nông dân, do đó nhiệm vụ của cán bộ KN rất quan trọng và có tác động lớn đến nhận thức và suy nghĩ của người nông dân. Người nông dân có thay đôi tính bảo thủ của mình hay không cũng phụ thuộc nhiều vào nghệ thuật và cung cách
làm việc của cán bộ KN. Cán bộ KN có những nhiệm vụ sau:
- Thu thập và phân tích tài liệu để tìm hiểu nhu cầu của nông dân và thực trạng của địa phương về hoạt động sản xuất, đời sống của họ. Đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì qua hoạt động này mà người cán bộ KN mới nắm bắt được nhu cầu của địa phương mà đưa ra các chương trình, chiến lược cho phù hợp.
- Ấn định mục tiêu cho chương trình KN ở địa phương.
- Lập kế hoạch thực hiện trước mắt và lâu dài để đảm bảo cho tiến trình
đi đúng hướng, đúng mục tiêu.
- Đề ra phương pháp thực hiện các chương trình KN: những phương
pháp này phù hợp hay không phù hợp với địa phương phụ thuộc vào quá trình tìm hiểu
thực tế địa phương và đời sống người dan.
- Phé biến và vận động nông dan, tổ chức đoàn thể tham gia hoạt động
KN vào các chương trình KN.
- Thực hiện, hướng dẫn, theo đối, đôn đốc các hoạt động KN ở địa
phương.
- Đánh giá kết quả chương trình hoạt động KN và viết báo cáo.
Đối với mỗi nhân viên KN với chức vụ của mỉnh thì có mỗi nhiệm vụ riêng:
Trạm trưởng trạm KN: làm việc theo chế độ thủ trưởng của cơ quan.
Trạm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và từng công chức của cơ quan, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ đã phân công.
5
Cán bộ, công chức chuyên môn: làm việc theo chuyên môn của mình, trực tiếp phổ biến kĩ thuật cho các KN viên ở cơ sở và nông dân.
3.1.5. Khái niệm về IPM
IPM là từ viết tắc của Integrated Pest Management có nghĩa là quản lý dich hại
tổng hợp.
Các nguyên tắc của IPM:
- Trồng cây khoẻ: ứng dụng hài hòa các biện pháp về kỹ thuật canh tác như: giống, thời vụ, phân bón, chế độ nước...
- Bảo tồn thiên địch: không hoặc sử dụng rất ít thuốc trừ sâu hại để bảo tồn được sự hiện diện của các loài sinh vật có ích (thiên địch) trên đồng ở mật độ đủ
khống chế mật số sâu hại.
- Thăm đồng thường xuyên: Mục đích cho chúng ta phân biệt được từng
yếu tố trong hệ sinh thái, mối quan hệ của chúng. Đồng thời tác động những yếu tố kỹ thuật vào để hạn chế sự gây hại của dịch hại, tạo điều kiện cho thiên địch phát triển
mạnh.
- Nông dân trở thành chuyên gia: tất cả các nông dân được huấn luyện sẽ trở thành chuyên gia trên đồng ruộng của mình. Đồng thời cũng là người huấn luyện
và truyền đạt cho các nông dân khác để cùng thực hiện chương trình IPM rộng rãi.
3.1.6. Khái niệm ICM
ICM là từ viết tắc của Integrated Crop Management, thường gọi là 3 giảm 3
tang.
3 giảm là:
- Giảm lượng giống gieo sạ
- Giảm phân đạm (phân đạm trên lúa)
- Giảm chỉ phí bảo vệ thực vật (thuốc và công phun)
3 tăng là:
- Tăng năng suất.
- Tăng chất lượng.
- Tăng hiệu quả kinh tế.
Các nguyên tắc của chương trình ICM trên cây lúa:
—_-~ (na can (san aansaẽana.aenac —
- Bón phân đạm thông qua bảng so màu lá lúa.
- Không phun thuốc bảo vệ thực vật.
3.1.7. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động KN a) Các chỉ tiêu phản ánh mức độ hoạt động của KN
Số lượng nông dân tham gia lớp tập huấn.
Số lượng nông dân áp dụng tiễn bộ kĩ thuật mới.
Số lượng nông dân áp dụng tiến bộ kĩ thuật mới có hiệu quả.
Số lượng tài liệu phát hành cho nông dân.
Số lượng tiến bộ mới đem lại cho nông dân.
b) Các chỉ tiêu phản ánh thái độ và nhận thức đời sống của người nông dân Người nông dan tham gia khuyến nông tích cực hơn.
Kiến thức của người nông dân trong sản xuất và sinh hoạt cao hơn.
Đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được nâng cao.
c) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của KN
Năng suất, sản lượng, diện tích cây trồng vật nuôi tăng do áp dụng tiến bộ kĩ
thuật mới.
Lợi nhuận, thu nhập, doanh thu tăng cao hơn so với lối canh tác cũ khi chưa
tham gia KN.
3.1.8. Mức độ đánh giá
a) Hiệu quả về kinh tế
Tăng năng suất khi tham gia khuyến nông.
Tăng diện tích.
Tăng sản lượng.
Tăng thu nhập cho người nông dân.
b) Hiệu quả về xã hội
Khi thu nhập tăng, đời sống tinh thần của người dan cũng được nâng cao. Điều này thúc đây người nông dân tham gia tích cực hơn vào các chương trình KN đưa ra.
Đồng thời thu hút những người khác tham gia vào hoạt động KN. Người nông dân sẽ bứng thú hơn trong việc khám phá thế giới của các tiến bộ mới. Đây cũng là cơ sở để
họ tham gia tích cực hơn vào các hoạt động xã hội khác.
“ary
30 phiếu cho chương trình IPM trên cây rau tại phường An Bình.
30 phiếu cho chương trình ICM trên cây lúa tại xã Cửu An.
30 phiếu cho chương trình KN trên cây mía tại xã Thành An.
- Số liệu thứ cấp: thu thập số liệu từ trạm KN thị xã An Khê, trạm BVTV thi xã An Khê, phòng thống kê và các tài liệu khác.
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
- Sử dụng phần mềm Excel, Word.
- Phương pháp so sánh: so sánh kết quả, hiệu quả sản xuất nông hộ trước và sau khi tham gia khuyến nông.
- Phương pháp phân tích, thống kê: chon lọc, kết hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp để tính toán thành những số liệu tin cậy nhất.
CHƯƠNG 4