5.1. Kết luận
Hiệu quả của công tác khuyến nông thị xã An Khê- tỉnh Gia Lai trong 2 năm 2005-2006 được thé hiện qua các mặt:
Số lượng các mô hình trình diễn cũng như tiến bộ kĩ thuật mới được bé biến
cho nông dân ở năm 2006 tăng lên nhiều hơn so với năm 2005.
Chất lượng các mô hình trình diễn đã khuyến khích và thu hút nhiều người dân tham gia. Cụ thể số lượng nông dân tham gia tập huấn và áp dung kĩ thuật mới cũng
tăng lên.
Số lượng lớp tập huấn cũng tăng lên 8 lớp vào năm 2006 so với năm 2005 chỉ
có 4 lớp. Thông qua các lớp tập huấn, các tài liệu được cấp phát cho nông dân và câu
lạc bộ khuyến nông ở các xã phường cũng tăng lên.
Qua 3 chương tỉnh khuyến nông đã được thực hiện: chương trình IPM trên cây ra, ICM trên cây lúa và chương trình khuyến nông trên cây mía đã mang lại cho các hộ tham gia khuyến nông hiệu quả cao như: tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giống, phân bón đem lại năng suất cao. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân, cải thiện đời sống vat chat và tinh thần của người dân. Thông qua tham gia các hoạt động KN người nông dân được bồi dưỡng thêm kiến thức, họ trở thành chuyên gia tự thực hiện các quy trình sản xuất trên đồng ruộng của mình. Ngoài
ra, họ còn là người hướng dẫn cho các hộ khác các phương pháp, kĩ thuật canh tác của
mình. KN đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người nông dân đối với các hoạt đông KN, 100% nông dân cho rằng nên duy trì công tác khuyến nông và đa số họ đều
cho rằng hoạt động KN có hiệu quả. Như vậy người dân đã thực sự tin tưởng vào công
tác khuyên nông và mong muôn được găn bó với khuyến nông trong đời sống của họ.
Tuy nhiên bên cạnh những thành quả đạt được, khuyến nông còn gặp phải
nhiều khuyết điểm và khó khăn như:
- Thiếu kinh phí nên các hoạt động KN còn chậm trễ, chưa đáp ứng được nhu
cầu của nông dân.
- Chưa giáo dục ý thức của người nông dân hoàn toàn, một số người vẫn còn
sản xuất theo tập quán canh tác cũ.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật các công cụ trợ huấn còn thiếu thốn: hội trường, máy chiếu... nên chất lượng các buổi tập huấn chưa cao.
- Ở cơ sở còn thiếu KN viên, biên chế của trạm còn ít trong khi công việc nhiều nên cán bộ khuyến nông không thé đảm đương hết.
- Thời tiết thất thường cùng với tình hình dịch bệnh đã ảnh hưởng đến công tác
khuyến nông.
Nói tóm lại: công tác KN thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng. KN đã hướng những dòng chảy tiến hộ khoa học kĩ thuật trong nghiên cứu vào thực tế để phục vụ cho nông dân, để nông dân ứng dụng đạt kết quả cao trong sản xuất, đời sống và sinh hoạt. Hơn thế nữa, công tác khuyến nông cũng góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông thôn trong thời đại đất nước đang bước trên con đường hội nhập. Do đó, khuyến nông phải chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình, phát huy những điểm mạnh và cố gắng
khắc phục những hạn chế còn tồn tại để mở rộng hơn nữa mạng lưới hoạt động của mình, đem lại đời sống ấm no cho nhân dân, phén vinh cho xã hội.
5.2. Đề nghị
5.2.1. Đối với trung tâm khuyến nông tỉnh
Thường xuyên mở các lớp tập huấn để bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ khuyến nông cấp huyện .
Nhanh chóng khô! phục lại đội ngũ khuyến nông viên cấp cơ sở đồng thời tăng cường thêm mỗi xã 01 cán bộ khuyến nông được đào tạo chính quy.
Bé sung nguồn vốn cho khuyến nông cấp huyện để phát triển các lĩnh vực nông
- lâm nghiệp.
fae ‹€
5.2.2. Đối với UBND thị xã An Khê
Đầu tư kinh phí để nhân rộng các mô hình trồng trọt và chăn nuôi. Nguồn kinh phí cần được cung cấp kip thời dé triển khai các chương trình khuyến nông thuận lợi
hơn.
Cần có chính sách hỗ trợ, phụ cấp lương cho khuyến nông viên cơ sở dé
khuyến khích ho làm việc tích cực và có tỉnh thần trách nhiệm hơn.
5.2.3. Đối với trạm khuyến nông
Mở rộng quy mô của các lớp tập huấn để tạo điều kiện cho nhiều bà con được
tham gia.
Thường xuyên liên lệ với khuyến nông cấp cơ sở để nắm bắt được tình hình
thực tế của nông hộ.
Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý cho
các khuyến nông viên, các chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các câu lạc bộ khuyến nông.
Triển khai các chương trình khuyến nông phù hợp với địa phương và đảm bảo
đúng thời vụ.
Hỗ trợ kinh phí cho các câu lạc bộ khuyến nông, câu lạc bộ IPM, ICM để đảm
bảo đuy trì lâu dài và sinh hoạt thường xuyên.
Giúp đỡ nông dân tiếp cận được nguồn tín dụng để đầu tư sản xuất có hiệu quả.
fea ————>—