KÉT QUÁ VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả của công tác khuyến nông trên 3 chương trình khuyến nông (IPM,ICM, Cây mía) ở địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 41 - 76)

4.1. Tình hình tỗ chức và hoạt động của tram KN thị xã An khê 4.1.1. Tổ chức bộ máy của trạm KN thị xã An Khê

Tổng biên chế cơ quan gồm 5 cán bộ công chức, viên chức. Đầu năm gồm 4 cán bộ công chức, viên chức, đến tháng 6 năm 2006 trạm tăng thêm 01 biên chế là

nhân viên phụ trách kĩ thuật lâm nghiệp.

Bảng 4.1. Nhân Sự của Trạm KN Thị Xã An Khê

STT Chức vụ Chuyên ngành

1 Trạm trưởng Chuyên viên trồng trọt 2 Nhân viên kế toán Chuyên viên kế toán

3 Nhân viên kĩ thuật Chuyên viên khuyến nông + lâm sinh 4 Nhân viên kĩ thuật Chuyên viên trồng trọt và chăn nuôi

5 Bao vé

Nguồn tin: Kết quả điều tra

Ngoài ra trạm còn có 8 KN viên cơ sở. Trong đó 5 khuyến nông viên cơ sở cấp xã và 3 KN viên cơ sở cấp làng với phụ cấp cho mỗi KN viên cơ sở cấp xã là 200.000đ/người/tháng, KN viên cơ sở cấp làng là 100.000đ/người/tháng. Trạm cũng đã thành lập câu lạc bộ KN ở mỗi phường, xã của thị xã.

Hình 4.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy của Trạm KN Thị Xã An Khê

Tram trưởng

Ì

Cán bộ kĩ thuật

Khuyến nông viên t+ CLB KN

Ỷ Ỷ }

Nông dân

Nguồn tin: Kết quả điều tra

Trạm KN là đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thị xã An Khê, có chức năng hướng

dẫn chuyên môn về các lĩnh vực: chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật đến từng nông dân và phát triển kinh doanh trong nông nghiệp; trực tiếp triển khai các dự án và hướng dẫn bà con áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất.

Trạm KN chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn điện của UBND thị xã An Khê và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm KN tỉnh Gia Lai.

4.1.2. Những hoạt động của trạm KN thị xã An Khê

a) Thông tin, tuyên truyền

Tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, những tiến bộ khoa học công nghệ, thông tin thị trường, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quan lý, kinh doanh, quản lý thương hiệu hàng hoá, sự phát triển thị trường nông sản, phát triển nông nghiệp.

Việc thông tin, tuyên truyền được tiến hành dưới hình thức hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị,

hội thảo và các hình thức khác.

b) Bồi dưỡng, tập huấn

Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kĩ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản.

= ECrrc-srrm se ee

Tổ chức tập huấn để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho hoạt động khuyến nông.

Xây dựng, biên soạn giáo trình tài liệu khuyến nông với các nội dung nâng cao kiến thức kĩ thuật, quản lý kinh tế, tổ chức sản xuất, kĩ năng tiếp thị và phổ biến pháp

luật cho nông dân.

c) Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ

Xây dung các mô hình trinh diễn và tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với địa phương, nhu cầu của người sản xuất.

Xây dựng các mô hình công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ lợi.

Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện

rộng.

Tổng kết các mô hình tốt trong thực tiễn sản xuất, chế biến, lưu thông, tiếp thị để tuyên tuyền nhân ra diện rộng.

Xây dựng các mô hình nông, lâm nghiệp công nghệ mới, công nghệ cao ở các

nước khác nhau phù hợp với điều kiện kinh tế và sinh thái địa phương.

Xây dựng cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi cho từng vụ sản xuất đúng theo chủ trương của Đảng và kế hoạch của Nhà nước.

d) Té chức điều hành, quan lý tốt đội ngữ khuyến nông viên cấp xã,

phường trên địa bàn toàn thị xã

Hướng dẫn đội ngũ khuyến nông xã, phường hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của minh.

4.1.3. Khái quát hoạt động của trạm khuyến nông thị xã An Khê a) Tập huấn kĩ thuật nông nghiệp cho nông dân

Trong thời gian qua trạm đã triển khai tập huấn kĩ thuật nông nghiệp cho nông dân bao gồm 5 lớp với 180 nông dân tham gia. Ngoài ra trạm con kết hợp với trạm bao vệ thực vật mở 6 lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật và biện pháp phòng trừ sâu bệnh trực tiếp cho 246 nông dân.

Kết hợp với trung tâm khuyến nông tinh Gia Lai t6 chức 2 lớp tập huấn:

Lớp: tập huấn cho đồng bào dân tộc thiểu số và nông dân sống trên địa

ban xã Song An - thi xã An Khê.

32

Lớp 2: tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực khuyến nông viên cơ sở

cho 4 huyện, thị phía Đông tinh Gia Lai (An Khê, KBang, Kongchro, Dak Po).

Đây là hoạt động thường xuyên của trạm nhằm đưa các tiến bộ khoa học kĩ

thuật mới giới thiệu các phương pháp canh tác mới cho bà con tham khảo và định

hướng sản xuất cho mình; chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng để định hướng cho người dan có hướng đi phù hợp. Trong các lớp tập huấn, trạm đã tiến hành cấp phát hàng ngàn tài liệu để nông dân nắm rõ hơn về phương pháp.

b) Chuyển giao giống mới

Được sự giúp đỡ của tram KN và trạm BVTV, nhân dân đã đưa vào sản xuất các loại giếng mới cho năng suất chất lượng cao như: giống lúa thuần OM576, TH28, TH85, 13/2, té thơm, ải 32, KD18, MTL; giống mi KM94; giống mia R570, R579, K84-200, F157; cac giống ngô lai Bioseed CP, LVN10, C919, C5252... cùng các loại

đậu, rau cao sản khác.... Qua nhiều năm sản xuất, các loại giống trên đều cho năng suất tương đối cao. Tuy nhiên tỉ lệ sử dụng giống mới để sản xuất (cây lúa nước) còn thấp, bà con nông dân chủ yếu sử dụng lúa thương phẩm làm giống cho vụ sau dẫn đến năng suất sản lượng cây lúa đạt chưa cao.

c) Thông tin kĩ thuật

Trạm đã hợp đồng với đài truyền thanh truyền hình thị xã An Khê phát một số chương trình kĩ thuật trong nông nghiệp. Tổng kinh phí cho các chương trình là 4.000.000đ với một số nội dung: kĩ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cho một số loại cây trồng trên địa bàn thị xã. Biện pháp kĩ thuật phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng

chính.

Ngoài ra trong lĩnh vực chăn nuôi đài còn phát chương trình hướng dẫn một số biện pháp kĩ thuật về tạo thức ăn, chăm sóc và phòng trị bệnh cho gia súc, gia cam.

Đây là phương tiện truyền tai thông tin hiệu quả nhất (mặc dù kinh phí khá cao). Vì di ở mọi lúc, mọi nơi, đang làm gi người nông dân vẫn có thể nắm được thông tin mà không cần phải bỏ thời gian cho công việc đang làm. Đến nay đài đã phát xong theo chương trình hợp đồng.

* d) Xây dựng điểm trình diễn

- Thực hiện mô hình trồng cam sành + bưởi năm roi.

Diện tích thực hiện là 1,5 ha với 02 hộ tham gia thuộc phường An Tân.

Tổng kinh phí cho chương trình là 11.000.000đ.

Trạm đã tiến hành tập huấn kĩ thuật cho các hộ trong 01 ngày. Các hộ đã nhận vật tư và giống. Hiện nay mô hình vẫn còn đang trong thời gian thực hiện. Day là loại cây trồng mới ở địa phương nên nếu đạt năng suất cao sẽ được nhiều bà con tham

gia.

- Thực hiện mô hình nuôi ếch thương phẩm:

Tổng kinh phí hỗ trợ: 23.000.000 đồng Quy mô: 5.000 con giống.

Số hộ tham gia: 5 hộ

Địa điểm thực hiện: phường An Bình và phường An Phú.

. Trạm đã tiến hành công tác chọn hộ, tập huấn kĩ thuật, cấp giống, thức ăn. Tuy nhiên sau thời gian cấp giống đến nay ếch mắc bệnh và chết với số lượng lớn, tập trung chủ yếu là bệnh ghẻ, bệnh đỏ chân, mù mất. Trạm cùng với các hộ thực hiện mô hình tiến hành công tác chữa trị nhưng tình hình không giảm.

Nguyên nhân: do nguồn giống không phù hợp với điều kiện của địa phương, nguồn nước không thích hợp và một số con bị xay xát do vận chuyển xa.

Đây cũng là một hạn chế của công tác khuyến nông trong việc nghiên cứu, tìm hiểu điều kiện địa phương trước khi đưa nguồn giống mới về.

e) Sinh hoạt các câu lạc bộ IPM

Trạm đã kết hợp với trạm bảo vệ thực vật mở ra câu lạc bộ IPM gồm 9 câu lạc bộ với 298 thành viên. Các câu lạc bộ IPM sinh hoạt đều đặn, nội dung đa dạng, hình thức phong phú. Mục đích tạo điều kiện cho các thành viên gặp gỡ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất để đạt hiệu quả cao hơn.

f) Cấp tài liệu cho các xã, phường

_¢ Tổng kinh phí: 2.000.000đ gồm 500 bộ tài liệu. Nội dung của tài liệu:

- Hướng dẫn cách bố trí cây trong cải tạo vườn tạp.

- Hướng dẫn kĩ thuật trồng và chăm sóc cây xoài, nhãn.

34

Tài liệu được phân phát cho các hộ nông dân trao đổi cho nhau để tham khảo các phương pháp, kĩ thuật trồng các loại giống mới.

Ngoài ra trạm còn tiến hành cấp sách nông nghiệp cho tủ sách CLB KN cho các xã, phường gồm 8 tủ sách với kinh phí 4.000.000đ.

ứ) Thực hiện mụ hỡnh thớ nghiệm và hội thảo

Mô hình sử dụng chế phẩm Trichoderma

Trạm kết hợp với trung tâm nghiêm cứu thực nghiệm thủy lợi nông lâm nghiệp

Gia Lai thực hiện mô hình này.

Tác dụng của Trichoderma: Dùng ủ phân chuồng, bã mía nhanh hoai mục thành phân hữu cơ sinh học, chứa nhiều hoạt chất hữu ích giúp cải thiện độ phì, tăng khả năng kháng bệnh của cây đồng thời ngăn ngừa các loại nắm bệnh hại rễ cây trồng trong đất.

Triển khai thực hiện trên cây cả chua, dưa leo, dưa hấu. Nhìn chung phân chuồng ủ nhanh hoai mục, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt không có biểu hiện

bệnh.

Tréng so sánh các giỗng ngô lai

Diện tích 4.500mẺ với 7 giếng ngô lai: Bioseed 9999, 9034, 9909, CP888,C919,

G49, BC-2630.

Nhìn chung các giống sinh trưởng và phát triển tốt không sâu bệnh đạt hiệu qua

cao.

Hội thảo kĩ thuật sân phẩm ARROW

Trạm kết hợp với phòng kinh tế thị xã An Khê, công ty Quang Nông thực hiện buổi hội thảo.

Công ty giới thiệu các sản phẩm chuyên ding và sản phẩm đặc biệt cho cây trồng.

Bộ sản phẩm chuyên dùng cho lúa (Arrow - siêu lân, Arrow - siêu calium, Arrow siêu to hạt, Arrow chống rụng,... )

Bộ sản phẩm dùng cho rau màu (siêu to củ, chắc củ, bóng trái,... ) Các sản phẩm đặc biệt (Arrow - QN, Arrow - Suer, kích phát tố)

Đây là các sản phẩm chuyên dụng cho các loại cây chủ lực của thị xã nên có giá

a a —T mm

Hội thao kĩ thuật phân bón lá

Trạm kết hợp với công ty Yogen Misuivina thực hiện buổi hội thảo tại thị xã

với 150 nông dân tham gia.

Nội dung của hội thảo: giới thiệu và hướng dẫn sử dụng phân bón lá trên cây trồng. Hội thảo đã tiến hành cấp phát tài liệu cho bà con tham khảo thêm.

4.1.4. Tình hình hoạt động của các câu lạc bộ KN

Trạm có tất cả 10 CLB KN ở các phường xã, mỗi CLB có khoảng 30 thành

viên.

Mỗi CLB có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm. Hàng tháng trạm đều cấp tài liệu, sách

kĩ thuật cho các câu lạc bộ. Tổng kinh phí mỗi năm là 500.000đ/1CLB.

Hàng tháng các câu lạc bộ KN sinh hoạt 1 lần. Nội dung chủ yếu của các buổi

sinh hoạt là:

- Học hỏi kĩ thuật về cây trồng, vật nuôi.

- Trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất.

- Nêu ưu điểm, nhược điểm của từng thành viên câu lạc bộ trong sản xuất thực tế để mọi người cùng học hỏi hoặc rút kinh nghiệm cho bản thân

Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ người dân sẽ có thêm nhiều kiến thức

bể ích để phục vụ cho sản xuất. CLB KN là một hình thức của một lớp học ngoài thực tế, giúp người nông dân hoc hói được nhiều kinh nghiệm và sản xuất có hiệu quả hơn.

4.1.5. Các hỗ trợ cho chương trình KN 2006

Hầu hết các chương trình, hoạt động của KN đều đòi hỏi phải có nguồn kinh phí lớn nên việc hỗ trợ của các ban ngành, cơ quan liên quan là rất quan trọng. Trong năm qua UBND thị xã An Khê đã cung cắp trên 50 triệu đồng cho các chương trình.

Nguồn ngân sách thị xã cũng hỗ trợ khoảng 10 triệu đồng cho việc in ấn, cấp phát tài liệu cho nông dân và các tủ sách cho các câu lạc bộ khuyến nông.

Ngoài ra, TVBV cũng là đơn vị phối hợp thường xuyên với trạm KN để thực

hiện tốt các lớp tập huấn cho nông dân và các mô hình trình diễn. Bên cạnh đó các ban ngành, đoàn thể, Hội Nông Dân thị xã đã nhiệt tình giúp đỡ trạm KN hoàn thành xuất

sac nhiệm vu của minh trong năm vừa qua.

26

4.2. Đánh giá chung về hoạt động của trạm KN thị xã An Khê trong năm 2005 —

2006

4.2.1. Ưu điểm và khuyết điểm của các hoạt động KN trong năm 2005-2006 a) Ưu điểm

Nhìn chung trong 2 năm qua trạm đã tổ chức nhiều chương trình hoạt động thiết thực, vận động được nhiều bà con tham gia, vận dụng vào sản xuất có hiệu quả, hầu hết nông dân tham gia các lớp tập huấn đều nắm bắt được một số giống mới, biện pháp kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất

Với chương trình KN thuộc nguồn vốn xoá đói giảm nghèo (chương trình 135) trong năm 2005 đã giúp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thị xã An Khê xoá đói và đi đến giảm nghèo, nâng dần mức thu nhập bình quân cho đồng bảo.

Cán bộ KN có năng lực chuyên môn đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được

giao.

Công tac KN trong những năm qua hoạt động mạnh, có hiệu quả nên đã được

nhiều nông dân tin tưởng và tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động KN.

b) Khuyết điểm

Một số chương trình hoạt động còn yếu, chưa có sự nghiên cứu, tìm hiểu tình hình địa phương nên khi áp dụng vào thực tế bị thất bại, gây tổn thất đến nguồn vốn

của thị xã và bản thân người nông dân.

4.2.2. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động của công tác KN thị xã

a) Thuận lợi

Nông dân tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nhiệt tình trao đổi kĩ thuật dé cùng phát triển. Điều này đã tạo điều kiện cho công tác KN được tiến hành thuận lợi và thành công. Hơn thế nữa người nông dân thông qua việc trao đổi sẽ tiếp nhận nhanh hơn các tiến bộ khoa học mới do trạm triển khai.

Cán bộ công chức của trạm được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có sức

khoẻ, nhiệt tình và có trách nhiệm trong công tác.

Có sự gắn kết xuyên suốt từ trung tâm KN đến KN cấp cơ sở, mạng lưới hoạt

động khá chặt chẽ và có hiệu quả. Bên cạnh đó trạm còn được sự quan tâm nhiệt tình

giúp đỡ của thị uỷ, UBND thị xã, Hội nông dân và các ban ngành đoàn thể khác. Quan

hoạt động của KN đã tạo điều kiện cho công tác KN thành công và ngày càng được nhiều người dân tin tưởng tham gia.

Mặc dù có tiền trợ cấp hàng tháng không cao nhưng các KN viên cơ sở vẫn nhiệt tình trong công tác và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, kết nối KN ngày càng

gắn bó với bà con nông dân.

Đa số các mô hình trình diễn đều thành công, có tính thuyết phục cao, từ đó giúp người nông dân tin tưởng và áp dụng vào sản xuất dé tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và cải thiện đời sống của mình.

b) Khó khăn

Dung cụ để truyền đạt chưa đầy đủ và hiện đại nên nhiều vấn dé không thé làm rõ được dẫn đến một số nông dân tham dự không rõ ban chất của vấn đề nên không năm được nội dung.

Một số ít nông dân được mời đến tham dự chưa nhiệt tình nên không hiểu rõ nội dung cán bộ KN truyền đạt.

Nguồn kinh phí cho các hoạt động KN còn eo hẹp nên số lượng các lớp tập huấn còn hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu của nông dân.

Một số xã điện tích đất manh mún, không tập trung nên khó áp dụng các tiến bộ

khoa học kĩ thuật mới.

Một số nông dân còn bảo thủ, áp dụng phương pháp canh tác mới nhưng vẫn sử

dụng tập quán canh tác cũ, không đúng theo số lượng, quy trình đã được tập huấn nên

hiệu quả chưa cao.

Địa bàn quản lí và hoạt động rộng, cây trồng đa dạng, thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên vật nuôi nhiều trong khi nhân viên kĩ thuật cuả trạm còn ít nên khó khăn trong công tác, chưa có biện pháp kịp thời làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vật nuôi.

4.3. Tìm hiểu nông hộ thông qua điều tra thực tế

Tổng số mẫu điều tra là 90 hộ trong 2 xã, 01 phường của thị xã An Khê. Trong

đó 30 hộ tham gia chương trình IPM trên cây rau, 30 hộ tham gia chương trình ICM

trên cây lúa và 30 hộ tham gia chương trinh khuyến nông trên cây mía. Đặc điểm nông hộ điều tra tổng hợp qua bảng 4.2

38

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Phát triển nông thôn: Đánh giá hiệu quả của công tác khuyến nông trên 3 chương trình khuyến nông (IPM,ICM, Cây mía) ở địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai (Trang 41 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)