- S = 31,5 Mva
- Yo/Y/∆-12-11 (121/38,5/6,3KV). YNy12d11 - Ic = 150,5 A.
- IT = 472,9A.
- IH = 2886A.
- Nhiệt độ dầu max = 850 c.
- Nhiệt độ nớc làm mát = 250c.
- Khối lợng dầu = 19 tấn.
- Điều chỉnh điện áp băng cách thay đổi đầu phân áp.
8.2. Máy biến áp ba pha hai dây quấn
-S = 31,5 Mva.
-Yo/∆-11 (121/6,3KV). YNd11 -Ic = 150,5 A.
-IH = 2886A.
-UN = 10,5%.
-Nhiệt độ dầu max = 850 c.
-Nhệt độ nớc làm mát = 250 c.
-Khối lợng dầu 12 tấn.
-Điều chỉnh điện áp ở các nấc ± 2,5% và ± 5%.
9. Phương thức kết dây cơ bản của nhà máy
Nhà máy điện Ninh Bình cung cấp chủ yếu cho phụ tải hệ thống do đó kết dây của Nhà máy theo bộ tổ máy phát – máy biến áp.
10. Nguyên lý làm việc và các thông số cơ bản của các loại máy cắt
10.1. Máy cắt khí SF6
Để tăng hiệu ứng dập hồ quang trong môi trường khí và giảm kích thước cách điện, người ta sử dụng khí SF6, loại khí này có những đặc điểm sau:
- Ở áp suất bình thường, độ bền điện của SF6 gấp 2.5 lần của không khí, còn khi áp suất 2at (0,2MPa) độ bền điện của khí này tương đương với dầu biến áp.
- Hệ số nhiệt của SF6 cao gấp 4 lần không khí vì vậy có thể tăng mật độ dòng điện trong mạch vòng dẫn điện, giảm khối lượng đồng.
- Khả năng dập hồ quang của buồng thổi dọc khí SF6 lớn gấp 5 lần so với không khí, vì vậy giảm được thời gian cháy của hồ quang, tăng khả năng cắt tăng tuổi thọ tiếp điểm.
Nhược điểm chính của khí này là nhiệt độ hóa lỏng thấp. Ở áp suất 13,1 at (1,31 MPa) nhiệt độ hóa lỏng của nó là 00C, còn ở áp suất 3,5 at (0,35 MPa) là -400C. Vì vậy lạo SF6
chỉ dùng ở áp suất không cao để tránh phải dùng thiết bị hâm nóng. Mặt khác khí này chỉ có chất lượng tốt khi không có tạp chất.
Quá trình cắt diễn ra như sau: Khi có tín hiệu cắt, trục truyền động 4 quay, kéo theo hệ thống động của buồng cắt ( gồm tiếp điểm động hồ quang 2, tiếp điểm động làm việc – xilanh 6, miệng thổi cách điện 9) chuyển động tịnh tiến xuống dưới, đồng thời khí được nén trong xilanh 6, hệ tiếp điểm làm việc cắt trước rồi đến hệ tiếp điểm hồ quang. Sau khi hồ quang phát sinh, miệng thổi 9 được giải phóng khỏi tiếp điểm hồ quang 8, áp suất khí SF6 được nén sẽ thoát ra, thổi tắt hồ quang. Ở mỗi bình cắt có đồng hồ chỉ áp suất khí SF6
và có van nạp khí bổ sung.
Máy cắt khí SF6 110kV
ST Thông số Đơn Số liệu
T vị
1 Ký hiệu máy cắt Kiểu 3AP1FG – 123
3AP1FI – 123
2 Điện áp định mức kV 123
3 Tần số định mức Hz 50
4 Dòng điện định mức kA 1250
5 Dòng cắt ngắn mạch định mức kA 31,5
6 Dòng đóng ngắn mạch định mức kA 78,8
7 Thời gian chịu dòng ngắn mạch s 3
8 Chu trình làm việc định mức s C-0,3s-ĐC-3phut- ĐC
9 Khả năng chịu điện áp tăng cao, tần số công nghiệp (50Hz trong 1 phút)
-Pha với đất
-Giữa 2 tiếp điểm ở vị trí mở
kV 230
230 10 Khả năng chịu điện áp xung sét và xung
do thao tác trên lưới -Pha với đất
-Giữa 2 tiếp điểm ở vị trí mở
kV 550
550
11 Dòng cắt đường dây không tải A 31,5
12 Nguồn điều khiển, điện áp của cuộn
đóng, cắt. VDC 220
13 Điện áp thử nghiệm đối với mạch điều
khiển và nhị thứ (50Hz/1 phút) VAC 2000
14 Điện áp của động cơ tích năng VAC 220
15 Điện áp bộ sấy trong tủ BTĐ VAC 220
16 Công suất bộ sấy W 115
17 Khối lượng MC kể cả khí SF6 Kg 1500
18 Khối lượng khí SF6/1 pha MC Bar 6
19 Khối lượng hạt lọc/1 trụ cực Kg 0,5
10.2. Đặc tính kỹ thuật của các tủ máy cắt hợp bộ 35kV
Máy cắt hợp bộ có thể tháo dời, kéo ra ngoài khí sửa chữa nên thuận tiện trong việc bảo dưỡng, sửa chữa.
- Ký hiệu tủ máy cắt: 8BT1 – 1250A/40,5kV
- Ký hiệu máy cắt : 3AH3305 – 2MF50 – 0FD2 Z
- Điện áp định mức : 40,5 kV
- Khả năng chịu điện áp tần số 50 Hz: 70 kV - Khả năng chịu điện áp xung: 170 kV
- Dòng điện định mức máy cắt: 1250 A - Dòng điện cắt ngắn mạch định mức:31,5 kA - Dòng điện đóng ngắn mạch định mức: 80 kA - Thời gian chịu dòng ngắn mạch định mức: 31,5kA/3s
- Phương pháp dập hồ quang: Tự dập trong buồng chân không - Thời gian cắt của máy cắt: < 60 ms
- Thời gian đóng của máy cắt: < 80 ms
- Chu trình thao tác với dòng định mức: O – 0,3s – CO – 180s – CO - Số chu trình thao tác cho phé: 10000 lần
- Số lần cắt dòng ngắn mạch định mức: 50 lần
- Cơ cấu thao tác: Kiểu cơ khí, có động cơ tích năng
- Hãng sản xuất: SIEMENS – Đức
10.3. Máy cắt đầu cực máy phát
- Ký hiệu: 3AH3818 – 8NF55 – OFC2 – Z
- Phương pháp dâp hồ quang: Tự dập trong buồng chân không
- Điện áp định mức: 17,5 kV
- Dòng điện định mức: 4000 A
- Dòng điện cắt ngắn mạch định mức:63 kA
- Số chu trình thao tác cho phép: 10000 lần - Số lần cắt dòng ngắn mạch định mức: 30 lần
- Cơ cấu thao tác: Kiểu cơ khí, có động cơ tích năng
- Hãng sản xuất: SIEMENS – Đức
11. Nguyên lý làm việc và các thông số cơ bản của các loại TU, TI được lắp đặt từ máy phát trở ra tới trạm phân phối.
11.1. Máy biến dòng điện (TI)
Máy biến dòng điện (BI) hay máy biến dòng là thiết bị điện dùng để biến đổi dòng điện có trị số lớn và điện áp cao xuống dòng điện có trị số tiêu chuẩn 5A hoặc 1A, điện áp an toàn để cung cấp cho mạch đo lường, điều khiển và bảo vệ.
Ở mạch điện xoay chiều nguyên lý làm việc của biến dòng tương tự như của máy biến áp.
Sơ đồ đấu dây của biến dòng trong mạch điện:
Tải của biến dòng được nối vào cuộn thứ cấp W2 của nó và 1 đầu được nối với đất. Thứ tự đầu, cuối của các cuộn dây TI thường được phân biệt, đầu cuộn dây đánh dấu “*”. Vì một số thiết bị đo lường, bảo vệ làm việc theo góc pha của dòng điện, nên yêu cầu phải đấu đúng cực tính.
11.2. Máy biến điện áp (TU)
Máy biến điện áp dùng để biến điện áp cao xuống điện áp thấp tiêu chuẩn, an toàn dùng cho đo lường điều khiển và bảo vệ. Trị số điện áp tiêu chuẩn thường là 100/. Về nguyên
lý làm việc và các quan hệ cơ bản, BU không khác gì máy biến áp điện lực, chỉ khác ở cấp chính xác.
Biến dòng điện – điện áp của MBA T1 – T4 Sè
TT Vị trí lắp đặt Tỉ số biến Loại
1 2 3
PhÝa 6 kV
Phía trung áp 35 kV Phía cao áp 110 kV
4000/5A 6000/100V (600 - 1500)/5A
(200 – 600)/5A
BiÕn I BiÕn U
BiÕn I
Biến dòng của các MBA tự dùng
Số TT Vị trí lắp đặt Tỉ số biến
1 2
Phía cao áp Phía cao áp Phía hạ áp
150/5(đặt phía 6KV) 200/5(đặt phía 35KV) 600/5(nối vào các thanh cái 6KV)
12. Các loại dao cách ly, các loại chống sét.
12.1. Dao cách ly
Dao cách ly là khí cụ điện dùng để đóng cắt mạch điện cao áp không có dòng điện hoặc có dòng điện nhỏ hơn dòng định mức nhiều lần và tạo nên khoảng cách cách điện an toàn, có thể nhìn thấy được. Dao cách ly có thể đóng cắt dòng điện dung của đường dây hoặc cáp không tải, dòng điện không tải của MBA. Ở trạng thái đóng dao cách ly phải chịu được dòng định mức dài hạn và dòng sự cố ngắn hạn như dòng ổn định nhiệt, dòng xung kích. Trong lưới điện dao cách ly thường được lắp đặt trước thiết bị bảo vệ như máy cắt, cầu chì.
Các loại dao cách ly:
- Theo môi trường lắp đặt: Dao cách ly trong nhà và dao cách ly ngoài trời - Theo kết cấu: Dao cách ly một pha, dao cách ly 3 pha.
- Theo kiểu truyền động của tiếp điểm: Dao cách ly kiểu chém, kiểu trụ quay, kiểu quay, kiểu khung truyền.
Loại dao cách ly kiểu chém, 3 pha lắp đặt trong nhà thường chế tạo đến 35kV.
12.2. Chống sét van
Thiết bị chống sét là khí cụ dùng để bảo vệ các thiết bị điện, tránh được hỏng hóc cách điện do quá điện áp cao từ khí quyển (thường là do sét) tác động vào. Muốn dẫn được xung điện áp cao do sét gây nên xuống đất, một đầu của thiết bị chống sét được nối với đường dây, đầu kia nối với đất. Vì vậy ở điện áp định mức không có dòng điện đi qua thiết bị chống sét. Khi có quá điện áp cao, thiết bị chống sét phải nhanh chóng dẫn điện áp này xuống đất, để điện áp cao không chạy vào thiết bị, sau đó phải ngăn được dòng điện do điện áp định mức chạy xuống đất. Các yêu cầu đối với thiết bị chống sét:
- Đặc tính bảo vệ của thiết bị chống sét phải nằm dưới đặc tính bảo vệ của cách điện.
- Điện áp dư sau khi chống sét tác động phải thấp, không gây nguy hiểm cho cách điện của thiết bị được bảo vệ.
- Nhanh chóng hạn chế và dập tắt dòng điện xoay chiều, trọng phạm vi rộng của dòng điện định mức gây nên.
- Có tuổi thọ (số lần tác động) cao.
Các loại chống set: Chống sét ống, chống sét van 13. Phương thức cấp điện tự dùng của nhà máy.
Hệ thống điện tự dùng 6kV vận hành với các phương thức sau:
- Phương thức 1: Các thanh góp 6kV được cung cấp trực tiếp từ các kháng điện tương ứng, máy biến áp T60 ở vị trí dự phòng.
- Phương thức 2: Biến áp T60 cung cấp cho một thanh góp 6kV và dự phòng cho các đoạn còn lại đang được cung cấp từ kháng điện tương tương ứng.
- Phương thức 3: Biến áp T60 ở vị trí sửa chữa một thanh góp 6kV được cung cấp điện từ một thanh góp khác qua 2 máy cắt dự phòng nhánh rẽ, các thanh góp 6kV còn lại được cung cấp từ kháng điện tương ứng.
Hệ thống điện tự dùng 380V có các phương thức vận hành chủ yếu sau:
- Phương thức 1: Các máy biến áp công tác cung cấp tương ứng cho 7 phân đoạn thanh các 380V, máy biến áp T40 dự phòng tự động cho đoạn I, II, III, IV, V, VII và dự phòng bằng tay cho đoạn VI – 380V.
- Phương thức 2: Máy biến áp T40 cung cấp cho đoạn 380V và dự phòng cho các đoạn còn lại đang được cung cấp từ máy biến áp tương ứng.
- Phương thức 3: Biến áp T40 ở vị trí sửa chữa, một thanh góp 380V được cung cấp từ một thanh góp khác qua 2 aptomat dự phòng nhánh rẽ, các thanh góp 380V còn lại được cung cấp từ máy biến áp tương ứng.
14. Hệ thống ắc quy, điện một chiều cho mạch điều khiển và bảo vệ, hệ thống kiểm tra chạm đất một chiều.
Hệ thống điện một chiều có nhiệm vụ cung cấp nguồn điện cho mạch điều khiển, mạch bảo vệ role, mạch tín hiệu của các thiết bị điện trong nhà máy, ngoài ra hệ thống điện một chiều có nhiệm vụ cung cấp nguồn cho hệ thống ánh sáng sự cố trong toàn nhà máy, mỗi kích từ cho các máy phát điện và bơm dầu một chiều cho Tuabin.
Nguồn điện của hệ thống điện một chiều bao gồm: Hệ thống thanh cái một chiều, tổ ắc quy chính, bộ chỉnh lưu phụ nạp và tổ máy phát trực nạp. Ở trạng thái vận hành bình thường: Hệ thống thanh cái không phân đoạn (Cầu dao phân đoạn đóng) tổ ắc quy ở chế độ phụ nạp, máy chỉnh lưu phụ nạp làm nhiệm vụ cấp điện cho phụ tải một chiều và phụ nạp cho ắc quy, tổ máy phát trực nạp làm nhiệm vụ dự phòng.
Phụ tải của hệ thống điện một chiều bao gồm: Các mạch điều khiển, bảo vệ, tín hiệu của các thiết bị điện; Nguồn hợp chốt các máy cắt 380V, 6kV, 35kV, 110kV;nguồn mồi kích từ cho các máy phát điện F1 : F4, bơm dầu một chiều, nguồn ánh sáng sự cố. Các phụ tải này được cấp điện từ 2 phân đoạn của hệ thống thanh cái một chiều, khi vận hành bình thường khóa liên động phải ở vị trí cắt.
Trong vận hành bình thường, điện áp thanh cái một chiều nằm trong khoảng 220V : 230V ứng với 104 bình ắc quy vận hành, máy chỉnh lưu làm nhiệm vụ phụ nạp và duy trì điện áp thanh cái một chiều (Thay đổi số bình ắc quy vận hành) khi sự cố hoặc khi phóng nạp định kỳ toàn tổ ắc quy, Khi phương thức trở lại bình thường, phải đưa tay gạt phụ nạp về vị trí bình thứ 104.
Trong vận hành bình thường hệ thống một chiều chỉ cấp điện cho các mạch điều khiển, bảo vệ, tín hiệu, hợp chốt. Còn các phụ tải khác như: Nguồn mồi kích từ, bơm dầu một chiều, hệ thống ánh sáng sự cố chỉ đưa vào làm việc khi lên máy hoặc sự cố.
Khi bình thường các cực (+) và âm (-) của hệ thống điện một chiều cách điện với nhau và cách điện với đất. Nếu xảy ra chậm đất hoặc cách điện với đất giảm đến giới hạn qui định thì hệ thống tín hiệu báo chạm đất sẽ làm việc (chuông kêu, ô đèn có biển chữ sẽ sáng), nhân viên vận hành phải nhanh chóng xác định phân loại điển hoặc khu vực chạm đất để sử ly.
Tổ ắc quy Monolite dùng trong nhà máy gồm có 130 bình mắc nối tiếp. Cực âm các bình từ bình số 88, 90, 92,… đến 130 được nối lên thanh cái một chiều qua hệ thống tay gạt phụ nạp và trực nạp.
Ở trạng thái vận hành bình thường, các bình ắc quy từ bính số 1 đến bình số 104 vận hành ở chế độ phụ nạp, và được nối lên thanh cái một chiều qua tay quay gạt phụ nạp.
Các bình ắc quy từ bình 105 đến bình 130 làm nhiệm vụ dự phòng và được nối lên thanh cái một chiều trực nạp qua tay gạt trực nạp.
Giải thích ký hiệu 2SLA – 500: Số 2 chỉ điện áp định mức 2V/bình, S (Sealed) kín, L (lead) chì, A ( Acid) axit, 500 là dung lượng định mức 500Ah với thời gian phóng trong 10h.
15. Các bảo vệ chính của máy phát điện