THÉP VIỆT NAM - CTCP
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Thép Miền Nam - CN Tổng công ty Thép Việt Nam - CTCP
2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty
Mô hình tổ chức kế toán hiện nay của Công ty được tổ chức tập trung tại phòng kế toán. Phòng kế toán có chức năng thu thập sử lý và cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra tình hình vật tư, hàng hoá, lao động, tiền vốn của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong Công ty, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty Thép Miền Nam
(Nguồn lấy từ Công ty Thép Miền Nam)
TRƯỞNG PHÒNG (KẾ TOÁN TRƯỞNG) PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
KẾ TOÁN VẬT TƯ
KẾ TOÁN TSCĐ -
XDCB
KẾ TOÁN
BÁN HÀNG
KẾ TOÁN TỔNG
HỢP KẾ
TOÁN THANH
TOÁN
THỦ QUỸ
2.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của bộ máy kế toán
* Trưởng phòng (Kế toán trưởng): Tô Vĩnh Hưng
Quản lý, điều hành mọi hoạt động của phòng Kế toán Tài chính. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả hoạt động của phòng. Cân đối các loại nguồn vốn dự trữ sản xuất – lưu thông, tìm biện pháp tăng nhanh vòng vốn, bảo toàn vốn lưu động. Thường xuyên phân tích hoạt động tài chính để thấy được những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc tăng giảm giá thành.
* Phó phòng: Nguyễn Hải Bằng
Giúp trưởng phòng điều hành công việc chung và giải quyết các công việc khi trưởng phòng đi công tác. Kiểm tra và theo dõi các hợp đồng kinh tế, thực hiện các dự toán và đôn đốc làm công tác quyết toán.
* Kế toán vật tư:
Theo dõi nhập xuất tồn kho vật tư. Lập báo cáo kiểm kê định kỳ, trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lập biên bản xác nhận công nợ cuối quý, năm.
* Kế toán TSCĐ – XDCB:
Theo dõi tình hình tăng, giảm và nguồn trích khấu hao TSCĐ, lập biểu báo cáo kiểm kê TSCĐ hàng quý, năm. Theo dõi kế hoach sửa chữa TSCĐ và đầu tư XDCB, đầu kỳ đối chiếu công nợ, lập biên bản xác định công nợ cuối quý, năm.
* Kế toán bán hàng:
Theo dõi hợp đồng bán hàng, kiểm kê các hóa đơn chứng từ, đơn giá bán, hạch toán công nợ thanh toán với người mua, lập biên bản xác nhận công nợ hàng quý, năm. Cuối tháng lập bản kê khai thuế giá trị gia tăng.
* Kế toán tổng hợp:
Lập báo cáo tài chính hằng quý, năm. Hàng tháng kết chuyển chi phí, thu nhập, lãi; tính toán và lên giá thành cho từng loại sản phẩm. Hàng tháng ước lãi, lỗ và theo dõi hạch toán phần nộp ngân sách nhà nước.
* Kế toán thanh toán:
Thanh toán tiền mặt tại quỹ, lập báo cáo về tiền mặt và kiểm tra đối chiếu tiền mặt hàng ngày với thủ quỹ. Kiểm kê tiền mặt hàng tháng, năm hoặc đột xuất. theo dõi thanh toán tiền gởi ngân hàng và lãi tiền gởi ngân hàng. Cuối tháng kết hợp với kế toán tiêu thụ lập bản kê khai thuế giá trị gia tăng.
* Thủ quỹ
Chịu trách nhiệm thu chi và quản lý tiền mặt tại quỹ, giao dịch với ngân hàng để rút tiền và nộp tiền vào ngân hàng. Định kỳ tháng, quý, năm kiểm kê quỷ tiền mặt cùng với kế toán thanh toán, lên bảng kiểm kê quỹ tiền mặt.
2.1.4.3 Giới thiệu chung về chế độ kế toán áp dụng tại công ty
- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND).
- Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền: Theo tỷ giá thực tế.
- Hình thức sổ kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ.
- Tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá: theo giá thực tế.
+ Phương pháp xác định hàng tồn kho: Giá bình quân gia quyền cuối tháng.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Hình thức ghi sổ kế toán trên máy: sử dụng phần mềm KTSYS 2.1.4.4 Hệ thống chứng từ kế toán
Hiện nay, Công ty Thép Miền Nam đang sử dụng các biểu mẫu chứng từ theo quy định của Luật kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của Chính phủ và Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán gồm các bước sau:
+ Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán;
+ Kiểm tra chứng từ;
+ Ghi sổ kế toán;
+ Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán theo hệ thống có thể tìm được nhanh chóng.
- Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
+ Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các yếu tố ghi chép trên chứng từ kế toán;
+ Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đã ghi trên chứng từ kế toán, đối chiếu chứng từ kế toán với các tài liệu khác có liên quan;
+ Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin trên chứng từ kế toán.
Khi kiểm tra chứng từ kế toán nếu phát hiện có hành vi vi phạm chính sách, chế độ, các quy định về quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước, phải từ chối thực hiện đồng thời báo ngay cho Giám đốc biết để xử lý kịp thời theo pháp luật hiện hành.
Khi chứng từ kế toán được lập bằng máy vi tính phải đảm bảo nội dung quy định cho chứng từ kế toán.
Đối với những chứng từ kế toán lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõ ràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làm thêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ.
Hệ thống chứng từ kế toán công ty được thực hiện chặt chẽ từ việc lập, luân chuyển, kiểm tra, sử dụng, quản lý, in và cho đến phát hành biểu mẫu.
2.1.4.5 Hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản Công ty Thép Miền Nam đang áp dụng do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006.
Công ty đang sử dụng các tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2. Bên cạnh đó còn sử dụng thêm tài khoản cấp 3 nhằm phản ánh chi tiết tình hình hoạt động của Công ty.
2.1.4.6 Hệ thống sổ sách kế toán
Công ty Thép Miền Nam áp dụng hình thức sổ kế toán “Chứng từ ghi sổ” để ghi chép, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Sơ đồ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết Chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Chú thích:
- Đặc điểm: Hình thức này kết hợp giữa ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế trên sổ tổng hợp tài khoản
- Các loại sổ sử dụng: Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ, các thẻ kế toán chi tiết.
- Trình tự ghi sổ:
+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc lập chứng từ ghi sổ, Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó, dung chứng từ ghi sổ này để ghi vào sổ cái. Đồng thời căn cứ vào chứng từ gốc ghi vào sổ chi tiết liên quan.
+ Cuối tháng, khoá sổ, căn cứ vào sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết đối chiếu với các tài khoản trong sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Đối chiếu bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số liệu giữa các sổ đối chiếu phải khớp đúng với nhau.
TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN TRÊN MÁY VI TÍNH
Chú thích:
: Đối chiếu, kiểm tra : Ghi hàng ngày : Ghi vào cuối tháng
: Đối chiếu, kiểm tra : Nhập số liệu hàng ngày
: In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm
Chứng từ kế toán PHẦN MỀM KẾ
TOÁN
MÁY VI TÍNH - Báo cáo tài chính
- Báo cáo kế toán quản trị SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng
từ kế toán cùng loại
2.1.4.7 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một công ty, đáp ứng yêu cầu quản lý của chủ công ty, cơ quan Nhà nước và nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Công ty luôn thực hiện đầy đủ chế độ Báo cáo kế toán theo quy định của Nhà nước và yêu cầu của ngành.
Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty được lập theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. Báo cáo tài chính của Công ty bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính giữa niên độ:
- Bảng Cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN
- Bảng Báo cáo Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số B 02-DN
- Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN
- Bảng Thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN
Báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý, lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của Công ty.
Kế toán căn cứ vào số liệu sau khi khóa sổ kế toán để lập báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính được lập trên các nguyên tắc được quy định tại chuẩn mực kế toán số 21 đó là: “Hoạt động liên tục, cơ sở dồn tích, nhất quán, trọng yếu, tập hợp, bù trừ và có thể so sánh”.
Hàng quý công ty nộp báo cáo tài chính và khi kết thúc kỳ kế toán năm công ty nộp báo cáo tài chính năm lên cơ quan thuế.