Nội dung thực hiện của đề án

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá trong Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2016 2020 (Trang 20 - 46)

Đây chính là sự tác động của tình hình quốc tế và trong nước đến xây dựng môi trường văn hóa của Bệnh viện Nhi Trung ương:

- Môi trường chính trị và pháp luật: một số các bất ổn về chính trị liên quan đến lòng tin của người dân về điều hành chính phủ (phá sản tổng công ty nhà nước …). Quyết định Nâng giá 400 dịch vụ y tế đã thực hiện.

- Thay đổi xã hội: giao thông thuận tiện, thông tin cập nhật, tỷ lệ trẻ em/dân số xu hướng giảm. Nhận thức và văn hóa người dân thay đổi trong tình hình kinh tế thị trường ảnh hưởng đến văn hóa giao tiếp trong khám và

chữa bệnh cả về phía người bệnh và nhân viên y tế: người bệnh chửi bới, hành hung nhân viên y tế, sự thờ ơ vô cảm của một số nhân viên y tế…

- Môi truờng kinh tế: kinh tế thị trường, lạm phát, khủng hoảng...

- Công nghệ mới: công nghệ sinh học, gen trong điều trị, thiết bị điện tử trong thăm dò, các phương pháp điều trị bệnh mới ngày một phát triển.

- Khách hàng: Nhu cầu đòi hỏi khám chữa bệnh chất lượng cao, đặc biệt chất lượng dịch vụ kết hợp; do khả năng phát hiện bệnh ngày càng nhiều

bệnh khó và phức tạp nên mô hình bệnh tật thay đổi, dịch bệnh biến đổi nhiều loại mới khó tiên lượng.

- Đối thủ cạnh tranh: bệnh viện quốc tế trong ngoài nước, bệnh viện tư nhân vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, các bệnh viện chuyên ngành khác cũng mở chuyên khoa nhi.

- Xu hướng thị trường: xu hướng khám chữa bệnh chuyên sâu, chất lượng cao dành cho các trung tâm lớn, các bệnh thông thường, kỹ thuật thông thường chuyển dần về các phòng khám và địa phương.

- Nhà cung cấp và đối tác: Quan hệ quốc tế ngày càng sâu rộng, sự liên kết đa ngành và hướng đến cung cấp các dịch vụ hiệu quả, đi vào chiều sâu.

2.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết trong đề án về xây dựng môi trường văn hóa ở Bệnh viện Nhi Trung ương thời gian qua

2.2.1.Thực trạng về mô hình, cơ cấu tổ chức của Bệnh viện Nhi Trung ương

Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển: Hình thái đầu tiên của Bệnh viện Nhi Trung ương từ 14-7-1969 là Viện Bảo vệ sức khỏe Trẻ em nằm trong hệ thống Bệnh viện Bạch Mai, cơ cấu có 5 khoa, 123 giường bệnh và

200 nhân viên. Đến năm 1972, Viện Bảo vệ sức khỏe Trẻ em bị phát hủy do bom của Đế quốc Mỹ. Tới giai đoạn 1975 - 1981, Bệnh viện được xây dựng trên khuôn viên mới, cũng là địa điểm hiện nay, tại 18/879 đường La thành, Quận Đống đa, thành phố Hà Nội do Chính phủ và nhân dân Thụy Điển tài trợ. Qua nhiều mốc thời gian với các tên gọi thay đổi như: Viện Bảo vệ sức khỏe Trẻ em, Bệnh viện Nhi Việt Nam - Thụy điển, Viện Nhi, cho tới nay tên gọi chính thức của bệnh viện là Bệnh viện Nhi Trung ương.

Cơ cấu của Bệnh viện Nhi Trung ương hiện nay bao gồm: 1500 giường bệnh, 1768 nhân viên, 11 phòng chức năng, 33 khoa lâm sàng, 13 khoa cận lâm sàng, 2 phòng kỹ thuật. Viện Nghiên cứu Sức khỏe Trẻ em.

Về chức năng nhiệm vụ, Bệnh viện Nhi Trung ương đảm nhiệm gồm:

1) Khám và chữa bệnh cho trẻ em từ ngay sau đẻ đến 16-18 tuổi.

2) Nghiên cứu khoa học.

3) Đào tạo chuyên ngành nhi.

4) Chỉ đạo tuyến cho 28 tỉnh từ Hà tĩnh trở ra các tỉnh miền bắc.

5) Phòng bệnh.

6) Quản lý bệnh viện.

7) Hợp tác quốc tế.

Lợi thế, chiến lược hiện tại và năng lực vượt trội của Bệnh viện Nhi Trung ương như sau:

- Lợi thế: thương hiệu, nguồn nhân lực, khách hàng, hợp tác quốc tế.

- Chiến lược hiện tại: thực hiện các kỹ thuật cao để xây dựng thương hiện mạnh nhằm thu hút người bệnh đến tạo khả năng tài chính tốt.

- Xác định năng lực vượt trội: sử dụng nguồn lực hiện có để thực hiện tốt các trung tâm chuyên sâu cho một loại bệnh, nhóm bệnh, nhóm kỹ thuật đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Bảng 1.1. Phân tích SWOT Điểm mạnh

1. Nhân lực lãnh đạo uy tín có tầm nhìn, nhân lực có trình độ.

2. Thương hiệu BV hàng đầu trong nước.

3. Công nghệ chuyên ngành sâu

4. Đoàn kết nội bộ, tích cực đầu tư học hỏi kinh nghiệm quốc tế

Cơ hội

1. Nguồn bệnh nhiều, mô hình bệnh tật thay đổi.

2. Quan hệ hợp tác quốc tế

3. Đầu tư cho nhi khoa từ nhà nước, các tổ chức

4. Danh mục dịch vụ y tế được tính đúng đủ theo cơ chế thị trường Điểm yếu

1. Chất lượng dịch vụ, danh mục dịch vụ chưa đảm bảo chất lượng và sự đa dạng.

2. Nhân lực thiếu do quá tải, cơ sở vật chất xuống cấp.

3. Kế hoạch hoạt động từng đơn vị chưa thực sự gắn chặt với kế hoạch tổng thể.

4. Giám sát, kiểm tra, chế tài thưởng phạt .

Thách thức

1. Nhu cầu đòi hỏi khám chữa bệnh của người bệnh cao và đa dạng 2. Xu hướng bệnh nặng, chuyên sâu

theo mô hình bệnh tật mới

3. Cạnh tranh với BV quốc tế, tư nhân cung cấp dịch vụ nhi khoa 4. Kinh tế, chính trị, xã hội biến

động

Chiến lược phát triển đến 2020:

- Tầm nhìn: là bệnh viện nhi khoa tốt nhất Việt Nam và đến năm 2020 trở thành một trong những Trung tâm Nhi khoa hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

- Sứ mệnh:

Cam kết của Bệnh viện:

+ Nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu khu vực.

+ Trung tâm chuyên sâu về điều trị và Nghiên cứu sức khỏe trẻ em.

+ Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng ngang tầm khu vực trong khám và

điều trị bệnh lý nhi khoa.

+ Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại ngang tầm khu vực.

+ Cung cấp môi trường văn hóa bệnh viện tạo sự hài lòng của người bệnh và điều kiện làm việc tốt nhất cho cán bộ công chức bệnh viện.

2.2.2. Thực trạng về thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng góp phần xây dựng sự đồng thuận trong cán bộ, công chức, viên chức

Đảng ủy, Ban Giám đốc Bệnh viện xác định công tác giáo dục tư tưởng là một trong những phương thức lãnh đạo chủ yếu, có vị trí quan trọng hàng đầu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng tại cơ sở. Công tác tư tưởng đã góp phần nâng cao nhận thức, tính tích cực của từng cán bộ, đảng viên, nâng cao lòng tin của nhân dân vào đường lối đổi mới, tạo sự nhất trí trong đảng và sự đồng thuận trong từng cơ sở, trong xã hội góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Với tinh thần trên các thành viên trong Đảng ủy, chi ủy, các đảng viên thực sự phát huy vai trò là hạt nhân chính trị, phát huy tốt vai trò lãnh đạo trong mọi mặt hoạt động của từng khoa phòng của Bệnh viện. Toàn thể cán bộ công chức tuyết đối tin tưởng và chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng đã được Đảng bộ Bệnh viện thực hiện thông qua nhiều hoạt động: triển khai chỉ thị của Bộ Chính trị về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thực hiện Nghị quyết về: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng và

chống tham nhũng, lãnh phí”, triển khai và giám sát công tác giáo dục tư tưởng thông qua 12 điều y đức cho cán bộ công nhân viên toàn Bệnh viện, Nghị quyết số 29/2008/QĐ – BYT về: “Quy tắc ứng xử của cán bộ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp y tế”, …

Kết quả chuyển biến nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên đạt được qua thực hiện vận động, giáo dục là:

- Toàn bộ nhận thức của Đảng bộ Bệnh viện Nhi Trung ương về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua sứ mệnh “Sự hài lòng của người bệnh là niềm tự hào của chúng ta”. Sự thay đổi nhận thức này được đánh giá là có hiệu quả: cách thức ứng xử văn hóa với người bệnh, với đồng nghiệp, hiệu quả công việc vì sức khỏe người bệnh, tiến tới chuyên nghiệp hóa trong chuyên môn và giao tiếp.

- Mỗi cán bộ, đảng viên, nhân viên trong bệnh viện hiểu được rằng đạo đức là gốc, là nền tảng của con người, của xã hội và của Đảng. Đạo dức đánh giá sự cao thượng của con người, văn minh của xã hội. Con người có đạo đức mới hoàn thành được sự nghiệp cách mạng vẻ vang, sự nghiệp cách mạng của ta là giải phóng dân tộc, giai cấp, con người. Đây là sự nghiệp vẻ vang, cao cả, mang tính nhân văn sâu sắc, đòi hỏi toàn Đảng phải có phẩm chất tương ứng.

- Học tập tấm gương đạo đức của Bác Hồ, trong Đảng bộ đã có nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, nhiều bác sỹ, điều dưỡng, khoa phòng được sự khen ngợi của bệnh nhân.

Hiện nay trong điều kiện kinh tế thị trường, mặc dù các bác sỹ, điều dưỡng ở các bệnh viện còn chưa thực sự hài lòng với thu nhập so với trình độ, sự cống hiến. Tuy nhiên, qua khảo sát định kỳ hàng năm tại Bệnh viện Nhi Trung ương thì hầu hết mọi người đều yên tâm với công việc và muốn được tiếp tục làm việc tại môi trường Bệnh viện Nhi Trung ương.

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát sự hài lòng của CBVC Bệnh viện năm 2015

TT Tiêu chí đánh giá

Tổng số phiếu

khảo

Tổng số điểm

đạt

Điểm đạt TB 1

1

Lãnh đạo BV quan tâm đến việc đào tạo tay nghề, cập nhật kiến thức cho CBVC

152 22,15 0,15 2

2

Lãnh đạo BV gần gũi, quan tâm, chia sẻ và

thông cảm với CBVC trong BV

151 20,00 0,13 2

3

Trong hội nghị cán bộ công chức của BV, CBVC tham gia ý kiến thẳng thắn và dân chủ

152 21,30 0,14 4

4

Các quy chế nội bộ của BV được công khai đến CBVC trong BV

151 21,45 0,14 5

5

Đánh giá của Anh/Chị về hoạt động của ban thanh tra nhân dân BV

151 19,60 0,13 6

6

Phương tiện đảm bảo cho CBVC thực hiện nhiệm vụ chuyên môn thế nào?

151 20,10 0,13 7

7

Anh/chị đánh giá thế nào về việc phân phổi quỹ phúc lợi của BV (tính công bằng và công khai)

150 19,95 0,13 8

8

Tập thể lãnh đạo BV luôn đoàn kết, hợp tác cùng vì sự phát triển BV

152 21,75 0,14 9

9

Anh/chị nhận xét thế nào về việc điều hành, quản lý của lãnh đạo BV

150 22,00 0,15 1

10

Anh/chị tự đánh giá như thế nào về công việc của mình tại BV

152 22,00 0,15

Tổng cộng 152 210,30 1,38

Các mức độ trả lời câu hỏi: A: có và tốt; B: có nhưng chưa tốt; C:

không. Tính điểm: mỗi câu trả lời tình huống A được 0,15 điểm; tình huống B được 0,1 điểm và tình huống C được 0 điểm. Tổng số điểm cho 1 phiếu điều tra là 1,5 điểm.

Với kết quả trên cho thấy, hầu hết các cán bộ công chức của Bệnh viện Nhi Trung ương hài lòng với vị trí công việc, thu nhập tăng thêm, sự điều hành quản lý của Ban giám đốc bệnh viện: 210,3 điểm đạt được/228 điểm tổng = 92,2%.

2.2.3. Thực trạng xây dựng môi trường nhân văn cho việc thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu và các chức năng nhiệm vụ khác của bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp chất lượng khám chữa bệnh tốt

Ban lãnh đạo Bệnh viện luôn coi trọng việc xây dựng môi trường nhân văn để cán bộ, nhân viên y tế thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, đào tạo, nghiên cứu, quan hệ quốc tế và các chức năng nhiệm vụ khác của Bệnh viện; tạo dựng quan hệ đồng thuận, phối hợp, chia sẻ, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Điều đó tạo nên sức mạnh tập thể để đạt nhiều thành tựu trong điều trị, khám chữa bệnh.

Công tác điều trị bệnh chuyên sâu có nhiều đột phá ghép tủy xương, ghép tế bào gốc cho nhiều bệnh bẩm sinh ở trẻ em, phẫu thuật nội soi trẻ nhẹ cân, ứng dụng robot trong phẫu thuật nội soi, phẫu thuật tim mở trẻ sơ sinh, lọc máu cho trẻ bệnh chân tay miệng, sử dụng NO trong điều trị tăng áp phổi...

Công tác khám bệnh, điều trị theo yêu cầu đem lại lợi ích kinh tế cho bệnh viện, giúp Bệnh viện tự chủ hơn trong chiến lược đầu tư phát triển.

Khối xét nghiệm triển khai đồng bộ và nhiều phòng xét nghiệm đã được công nhận tiêu chuẩn ISO, giúp công tác chuẩn đoán nhanh, chính xác.

Đào tạo nghiên cứu khoa học: đây cũng là điểm mạnh của Bệnh viện, là

địa chỉ tin cây của các bác sĩ, điều dưỡng ngành nhi. Hàng năm đào tào trên 2000 lượt cán bộ các tuyến đến học tập và giảng dạy trực tuyến cho các tuyến, đào tạo chuyên môn điều dưỡng tại nước ngoài, mở các lớp đào tạo sau đại học (chuyên khoa I điều dưỡng, chuyên khoa I nhi, chuyên khoa II), hàng năm có hàng chục bài báo đăng tạp chí quốc tế, và gần 100 báo trong nước,

nghiệm thu 4 đề tài NCKH cấp bộ, 3 đề tài cấp nhà nước và đang thực hiện 3 đề tài cấp nhà nước và nhiều đề tài các cấp cũng như hợp tác quốc tế.

2.2.4. Thực trạng xây dựng môi trường nhân lực và bố trí sử dụng nhân sự trong hệ thống tổ chức của Bệnh viện

Ban Giám đốc Bệnh viện rất chú trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng cán bộ nâng cao trình độ, phát triển nguồn nhân lực không những về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học mà còn rèn luyện về đạo đức tư cách, nếp sống văn hóa và phong cách thái độ chuyên nghiêp.

Tuy nhiên, cũng còn các mặt yếu kém, hạn chế trong công tác nhân lực:

- Cần có chế độ ưu đãi hơn với nhân viên làm việc ở những khoa phòng căng thẳng và cường độ làm việc cao như khu phòng khám, khoa Hồi sức, Cấp cứu, Sơ sinh… hoặc chế dộ được luân chuyển đến những khoa ít căng thẳng và vất vả cho những người đã làm việc lâu năm.

- Xây dựng và có kế hoạch đào tạo lại cho cán bộ nhân viên chưa được đào tạo cơ bản, năng lực công tác thấp và rất khó bố trí công việc phù hợp cho những nhân viên tuổi đã cao chất lượng công tác thấp không có khả năng học tập, cập nhật những kiến thức mới như ở bộ phận hành chính, hộ lý, y công....

2.2.5. Thực trạng xây dựng môi trường đạo đức nghề nghiệp và hoạt động quản lý kiểm soát hành vi y đức của Bệnh viện

Trong môi trường y tế, mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh luôn xuyên suốt quá trình khám chữa bệnh. Một bên là hành nghề chữa bệnh, cung cấp các dịch vụ, một bên là có nhu cầu cần chữa bệnh, thụ hưởng các dịch vụ và chi trả tài chính. Cả hai phía đều cùng có thiện chí sẽ đảm bảo tốt cho sức khỏe người bệnh và đảm bảo được văn hóa đạo đức trong môi trường y tế. Yếu tố ảnh hưởng chính đến môi trường đạo đức nghề y đó chính là các quan hệ giao tiếp. Loại hình quan hệ giao tiếp chủ yếu giữa thầy thuốc và bệnh nhân và giao tiếp chính thức.

Uy tín, phong cách của thầy thuốc nói riêng và nhân viên y tế nói chung đôi khi đóng vai trò quyết định đến kết quả giao tiếp. Người bệnh đến với Bệnh viện mang theo không chỉ nỗi đau của bệnh tật, mà còn cả nỗi đau trong cuộc sống của họ, nếu nhân viên biết lắng nghe thấu hiểu và chia sẻ với người bệnh những khó khăn đó thì sẽ đem lại niềm tin cho người bệnh, sự mến phục và tôn trọng.

Những yếu tố thuộc về bản thân chủ thể và đối tượng giao tiếp: Vốn hiểu biết xã hội chung, trình độ hoạt động chuyên môn, năng lực chung của chủ thể và đối tượng giao tiếp sẽ làm nền cho quá trình giao tiếp. Sự thống nhất mục tiêu, nhiệm vụ… giao tiếp của chủ thể và đối tượng nhằm đạt đến một kết quả tối ưu trong phòng bệnh và chữa bệnh thường làm cho sự giao tiếp không chệch hướng, không bị các rối nhiễu chi phối.

Hoạt động quản lý, kiểm soát hành vi y đức tại Bệnh viện Nhi Trung ương:

Công tác điều tra thăm dò sự hài lòng của người bệnh tại Bệnh viện Nhi Trung ương là một trong những biện pháp tốt để tìm hiểu thực trạng hành vi y đức của nhân viên Bệnh viện, từ đó tìm ra các khắc phục tốt nhất cải thiện được các mối quan hệ trong bệnh viện, giữa thầy thuốc và bệnh nhân, giữa các đồng nghiệp, giữa nhà quản lý và các nhân viên.

Một số thực trạng về y đức, hành vi y đức thể hiện qua kết quả thăm dò sự hài lòng người bệnh trong các năm 2014 - 2015 của Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả này được đánh giá khách quan, thông nhất biểu mẫu đánh giá ở các thời điểm (mỗi 3 tháng/ lần) do phòng Điều dưỡng thực hiện.

Bảng 2.2. Nhân viên y tế hướng dẫn về Nội quy Bệnh viện và các phương tiện khác cho người bệnh

Năm 2014 Năm 2015

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá trong Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2016 2020 (Trang 20 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w