Dự kiến hiệu quả của đề án

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá trong Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2016 2020 (Trang 51 - 55)

Xây dựng môi trường văn hoá của Bệnh viện Nhi Trung ương là sự thiết thực sống còn với sự phát triển của Bệnh viện, là chiến lược cơ bản để đạt được mục tiêu xây dựng Bệnh viện Nhi Trung ương trở thành bệnh viện hàng đầu ở Khu vực Đông nam Á vào năm 2020. Chức năng hàng đầu của MTVH là đáp ứng nhu cầu văn hóa và giáo dục con người bằng văn hóa, làm cho con người được sống và làm việc trong bầu không khí văn hoá góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà Nước về nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân, nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ thầy thuốc.

Kết quả xây dựng môi trường văn hóa của Bệnh viện Nhi Trung ương thành công sẽ là mô hình có thể nhân rộng sang các bệnh viện khác, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của ngành y tế Việt Nam.

4.2. Đối tượng hưởng lợi của đề án

- Đối tượng hưởng lợi trực tiếp: bệnh nhân, cán bộ, viên chức Bệnh viện Nhi Trung ương. Đề án hướng tới cải thiện môi trường làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ đó gắn với tiêu chí sự hài lòng của người bệnh với chất lượng dịch vụ là hướng tới người bệnh là trung tâm; Tiêu chí hiệu quả công việc của mỗi vị trí làm việc để đánh giá năng lực và phẩm chất cán bộ là

hướng tới nhân viên. Các cấp lãnh đạo quản lý triển khai tốt và mỗi nhân viên hiểu được vai trò của môi trường văn hóa Bệnh viện sẽ giúp cho sự phát triển của Bệnh viện, hướng tới tầm nhìn 2020 của BVNTW là trở thành một trong những bệnh viện nhi khoa hàng đầu khu vực.

- Đối tượng hưởng lợi gián tiếp: gia đình bệnh nhân, Bộ Y tế, xã hội.

4.3. Thuận lợi, khó khăn khi thực hiện và hướng giải quyết, tính khả thi của đề án

4.3.1. Thuận lợi

- Có truyền thống văn hóa của những người làm trong ngành Nhi luôn tận tụy với nghề và yêu thương chăm sóc người bệnh là trẻ em một cách tỉ mỉ và kỹ năng giao tiếp tư vấn với người nhà là nhiều đối tượng, tầng lớp khác nhau trong xã hội; Luôn có ý thức trách nhiệm đào tạo thế hệ tiếp nối để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe trẻ em.

- Ban Giám đốc, Ban Chấp hành đảng ủy và các cán bộ chủ chốt của các Khoa, Phòng trong Bệnh viện đoàn kết, luôn năng động, có tầm nhìn và xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng của từng thời kỳ, từng giai đoạn cụ thể để đầu tư tài chính cho mục đích là xây dựng môi trường văn hóa Bệnh viện một cách đặc thù của Bệnh viện Nhi và mang tính chuyên nghiệp cao.

- Nhân viên: hầu hết là những người được đào tạo tương đối bải bản tại các cơ sở có uy tín trong ngoài nước, có đạo đức tư cách tốt và đặc biệt là có ý thức đoàn kết đồng lòng muốn xây dựng văn hóa Bệnh viện nhi Trung ương ngày một hoàn thiện.

- Các Khoa, Phòng hỗ trợ chuyên môn như Phòng Công tác xã hội, Phòng Truyền thông và chăm sóc khách hàng, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Điều dưỡng và các Tổ chức Công đoàn, Thanh niên đã có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tuyên truyền, giáo dục và hỗ trợ nhân viên cũng như người bệnh trong nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống.

- Hiệu quả hoạt động trong chuyên môn đã đem lại thương hiệu cho Bệnh viện và cũng đem lại lợi ích kinh tế để có cơ sở đầu tư ngược lại cho phát triển sự nghiệp, đầu tư cho đào tạo chuyên môn, nâng cao nhận thức, kỹ năng giao tiếp, trang bị các máy móc hiện đại nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho trẻ em và tăng sự hài lòng của các đối tượng đến làm việc tại Bệnh viện Nhi.

4.3.2. Khó khăn

- Để xây dựng được môi trường văn hóa trong Bệnh viện lớn thì cần sự nỗ lực chung của toàn thể mỗi cá nhân, mỗi tập thể trong Bệnh viện. Tuy nhiên, cùng một thời điểm trong bệnh viện có rất nhiều thành phần đối tượng khác nhau từ nhân viên bảo vệ đến cán bộ y tế, họ đến từ nhiều nguồn khác nhau như nhân viên biên chế, nhân viên hợp đồng, cán bộ các nhà trường, học viên đến từ các nguồn khác nhau...và lưu lượng và thời gian học và làm việc của các học viên thay đổi. Do đó việc chuẩn hóa môi trường văn hóa Bệnh viện luôn gặp những thách thức rất lớn, đòi hỏi sự phối kết hợp đa ngành.

- Khách hàng: Là bệnh nhi các lứa tuổi khác nhau, nên nhu cầu đòi hỏi cung cấp không chỉ khám chữa bệnh chất lượng cao cho người bệnh mà còn cần cung cấp rất nhiều các dịch vụ kèm theo cho gia đình người bệnh, đặc biệt họ đến từ rất nhiều tầng lớp xã hội, từ nhiều vùng miền khác nhau trong cả nước hội tụ về đây nên rất đa dạng và phức tạp.

- Sự cạnh tranh: Bệnh viện Quốc tế, Bệnh viện tư nhân trong ngoài nước có điều kiện cơ sở vật chất mới xây và trang thiết bị mới hiện đại thuận tiện hơn so với các cơ sở công lập. Hầu hết các bệnh viện tư nhân hoạt động theo cơ chế tài chính tự chủ nên vấn đề tuyển chọn và đào thải cũng rất năng động hơn các bệnh viện công lập.

Vấn đề quá tải bệnh viện công và đối tượng phục vụ của các bệnh viện công lập chủ yếu là những bệnh nhân nặng, nghèo, theo tuyến chi trả của bảo hiểm cũng là áp lực và khó khăn trong xây dựng môi trường văn hóa thân thiện trong bệnh viện.

- Xu hướng thị trường: Theo phân tuyến thì các dịch vụ y tế khám chữa các bệnh thông thường thì tại các cơ sở y tế theo khu vực và sẽ chuyển tuyến theo mức độ khó các dịch vụ kỹ thuật cao, chuyên sâu tại các bệnh viện lớn. Tuy nhiên theo cơ chế thị trường thì các bệnh viện đều phải cung cấp các dịch vụ từ A-Z nên nhiều khi không thể tránh khỏi các vấn đề xung đột giữa lợi ích của người cung cấp dịch vụ, người thụ hưởng dịch vụ và các cơ quan bảo hiểm…

4.3.3. Hướng khắc phục khó khăn

- Đổi mới phương pháp đào tạo cho từng nhóm đối tượng trong Bệnh viện để nâng cao hiệu quả, đổi mới phong cách thái độ.

- Xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng phù hợp với hiệu quả công việc của từng vị trí việc làm nhằm khuyến kích người lao động tự rèn luyện về kiến thức, kỹ năng và thái độ trong môi trường văn hóa Bệnh viện.

- Phối hợp với các trường đại học, các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ, vệ sinh để đào tạo sinh viên, học viên và các nhân viên đến làm việc tại Bệnh viện Nhi Trung ương phải theo phong cách môi trường văn hóa của Bệnh viện.

- Xin ý kiến của Bộ Y tế và cơ chế của nhà nước để mở các dịch vụ y tế theo nhu cầu khám chữa bệnh của người dân có điều kiện kinh tế chi trả, từ đó có nguồn kinh phí tái đầu tư cho các hoạt động tiền thưởng, tiền đào tạo cũng như trang thiết bị và cải tạo môi trường sống và làm việc ngày càng tốt cho cán bộ nhân viên và người bệnh.

4.3.4. Tính khả thi của đề án

Môi trường văn hoá tại Bệnh viện Nhi Trung ương trong những năm qua đã được xây dựng trên tiêu chí sự hài lòng của người bệnh với chất lượng dịch vụ, coi trọng việc hướng tới người bệnh là trung tâm và tiêu chí hiệu quả công việc của mỗi vị trí làm việc là thước đo đánh giá năng lực và phẩm chất cán bộ.

Nghiên cứu môi trường văn hoá Bệnh viện Nhi Trung ương, chúng ta càng thấy rằng, để có được một môi trường văn hoá bệnh viện cần có cả một quá trình phấn đấu lâu dài, trong đó đòi hởi cả những hy sinh, cống hiến và sự năng động, sang tạo. Những thành tựu trong xây dựng một môi trường bệnh viện thực sự khoa học, thực sự y tế, thực sự văn hoá mà Bệnh viện Nhi Trung ương đã đạt được là hết sức to lớn. Trên nền tảng này, trong những năm tới, cần được tiếp tụ triển khai sâu rộng hơn, quyết tâm hơn, có sự đầu tư thoả đáng hơn để thực sự hướng tới tầm nhìn 2020 của bệnh viện là trở thành một trong ba bệnh viện nhi khoa hàng đầu khu vực, cũng là góp phần nâng cao hiệu quả chăm sóc các thế hệ con em chủ nhân tương lai của đất nước.

Từ nghiên cứu thực trạng những thuận lợi và các giải pháp khả thi để giải quyết những khó khăn hạn chế. Đề án này hoàn toàn có tính khả thi cao.

C. KIẾN NGHỊ, KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Xây dựng môi trường văn hoá trong Bệnh viện Nhi Trung ương, giai đoạn 2016 2020 (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w