TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOA LAN

Một phần của tài liệu bao cao tot nghiep(c,than) (Trang 35 - 48)

1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Hoa Lan.

1.1 Tên, quy mô và địa chỉ của Công ty Cổ phần Hoa Lan.

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Hoa Lan

- Tên tiếng Anh: Hoa Lan Joint Stock Company - Tên viết tắt: HOALAN JSC

- Trụ sở chính: Xã Vĩnh Khúc – Huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên - Điện thoại: (84-321) / 3.997 904 / 3.997 905/ 3. 997. 906

1.2 Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty Cổ Phần Hoa Lan được thành lập từ năm 2003, theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0503000029 đăng ký lần đầu ngày 17/10/2003,

Ngày 03 tháng 05 năm 2007 đăng ký thay đổi lần 2 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp với Mã số thuế là 0900218827 với số vốn điều lệ là:

6.328.000.000 VNĐ

Tuy nhiên đến cuối năm 2006 cơ sở vật chất mới hoàn thiện và bắt đầu đi vào hoạt động. Với số lượng ít ỏi công nhân viên đến nay Công ty Cổ phần Hoa Lan đã sở hữu một đội ngũ Cán bộ, công nhân viên trẻ, đầy nhiệt huyết mong muốn xây dựng một tổ chức sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao đồng thời góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Ngày 17/08/2009 Công ty đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh lần thứ 3, bổ sung ngành nghề kinh doanh và tăng số vốn điều lệ lên thành:

20.000.000.000 VNĐ

SV: Nguyễn Thị Thản CĐ4.3_K3 GVHD: TRẦN THỊ MẼ Chuyên ngành Kế toán

35

2 Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1 Chức năng nhiệm vụ

Công ty cổ phần Hoa Lan là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân hoạt động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật bảo vệ. Công ty có chức năng và nhiệm vụ sau:

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra, sản

xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp - Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các bạn hàng trong và ngoài nước

- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước

- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật Việt Nam

- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động, vệ sinh và an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như những quy định có liên quan tới hoạt động của công ty.

- Chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh doanh.

- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh như quảng cáo, triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng

- Hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng ....

2.2 Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần Hoa Lan chủ yếu sản xuất kinh doanh trong các mảng sau:

+ Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ giấy + Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ nhựa + Sản xuất, kinh doanh hóa chất

+ Phân phối bột giặt

2.3 Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm

Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm của công ty cổ phẩn Hoa Lan ngày càng được nâng cao ứng với vị thế của công ty trên thị trường

Số liệu về năng suất của các sản phẩm trong tháng 10 năm 2010:

+ Từ 150 đến 200 tấn giấy/tháng + Từ 350-500 tấn nhựa/tháng + Từ 5-8 tấn hóa chất/tháng

SV: Nguyễn Thị Thản CĐ4.3_K3 GVHD: TRẦN THỊ MẼ Chuyên ngành Kế toán

37

2.4 Quy trình công nghệ sản xuất - kinh doanh

Sơ đồ 6: Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phẩn Hoa Lan

Phôi carton 3 hoặc 5 lớp Giấy cuộn (Nguyên liệu chính)

In mầu

Đai, bó, nẹp KCSBTP

KCSTP

Nhập kho

Xuất bán

2.5 Thị trường khách hàng của công ty

Trong gần 10 năm qua Ban lãnh đạo công ty đã có những chỉ đạo sắc bén trong việc mở rộng thị trường khách hàng đánh vào cáo thị trường tiềm năng, bên cạnh đó là chính sách cạnh tranh, chính sách giá thành được phòng kinh doanh công ty xây dựng phù hợp và thành quả hiện nay là công ty có một mạng lưới khách hàng rộng khắp từ Bắc và Nam.

- Về sản phẩm bao bì cotton sóng thì các khách hàng truyền thống vẫn là các công ty thực phẩm, nước giải khát và các công ty hóa, mỹ phẩm: Công ty Bia Hà Nội (Habeco ID), công ty Vifon Việt Nam, Vico, AnphaNam, Uninerver, Vinamilk …

- Về sản phẩm xà phòng thơm thì khách hàng chủ yếu đến từ Nhật Bản, Đài Loan ...

SV: Nguyễn Thị Thản CĐ4.3_K3 GVHD: TRẦN THỊ MẼ Chuyên ngành Kế toán

39

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

PHÒNG HÀNH CHÍNH

NHÂN SỰ

PHÒNG KỸ THUẬT

PHÒNG KẾ HOẠCH

KINH DOANH PHÒNG

KẾ TOÁN

PHÂN XƯỞNG

IV PHÂN

XƯỞNG III PHÂN

XƯỞNG II PHÂN

XƯỞNG I

BAN QA

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Hoa Lan Sơ đồ 7 :Sơ đồ bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Hoa Lan

Công ty Cổ phần Hoa Lan được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua.

3.1 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

- Đại hội đồng cổ đông: Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được Luật pháp và điều lệ Công ty quy định. Đặc biệt các cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của Công ty và ngân sách tài chính cho năm tiếp theo.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. HĐQT có trách nhiệm giám sát Tổng Giám đốc điều hành và những người quản lý khác.

Quyền và nghĩa vụ của HĐQT do Luật pháp và điều lệ Công ty, các quy chế nội bộ của Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định.

- Ban Kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Tổng Giám đốc.

- Ban Tổng Giám đốc: Tổng Giám đốc điều hành quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Các phòng ban nghiệp vụ: Các phòng, ban nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Ban Tổng Giám đốc, trực tiếp điều hành theo chức năng chuyên môn và chỉ đạo của Ban Giám đốc.

- Phòng Hành chính nhân sự:

Chức năng:

1. Quản lý hành chính quản trị

2. Quản lý và phát triển nguồn nhân lực của Công ty.

Nhiệm vụ:

1. Tổ chức các công tác lễ tân, lưu chuyển văn thư.

2. Kiểm soát chi phí hành chính

SV: Nguyễn Thị Thản CĐ4.3_K3 GVHD: TRẦN THỊ MẼ Chuyên ngành Kế toán

41

3. Đảm bảo điều kiện, môi trường làm việc, an ninh trật tự, an toàn lao động, PCCC, thông tin liên lạc…

4. Cung ứng hàng hoá, trang thiết bị văn phòng, các dịch vụ hành chính 5. Quản lý lưu trữ, cập nhật và hệ thống thủ tục, quy trình làm việc.

6. Thực hiện các thủ tục pháp lý.

7. Kiểm soát, bảo quản, bảo trì hệ thống mạng, máy vi tính.

8. Phát hiện và khắc phục kịp thời các sự cố hệ thống mạng, thông tin.

9. Hoạch định, tổ chức nhân sự phù hợp với định hướng phát triển của Công ty.

10. Tuyển dụng, cung ứng nhân lực đáp ứng đúng, đủ nhu cầu.

11. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ, phát triển đội ngũ.

12. Xây dựng và thực hiện chính sách, quy định quản lý lao động.

13. Lập tính và chi trả các chế độ lương, thưởng, phúc lợi đúng theo quy định.

14. Tổ chức thực hiện đánh giá kết quả, mức độ hoàn thành công việc và trình độ năng lực nhân viên trong Công ty

- Phòng Tài chính kế toán Chức năng:

1. Phản ánh họat động kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của Công ty.

2. Cung cấp báo cáo quản trị, báo cáo tài chính cho Ban Giám đốc, các Cơ quan thuế.

3. Quản lý tài chính kế toán, tài sản nguồn vốn của Công ty.

Nhiệm vụ:

1. Ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực, chính xác các số liệu phản ánh tình

hình họat động kinh doanh của Công ty 2. Bảo mật và lưu trữ số liệu, chứng từ

3. Lập, phân tích và cung cấp các số liệu về tài chính kế toán và tham mưu cho việc ra quyết định của Ban Giám Đốc.

4. Lập và cung cấp kịp thời các báo cáo Tài chính cho Ban Giám Đốc, cho các

đối tác, Cơ quan Tổ chức bên ngoài khi có yêu cầu của Công ty.

5. Quản lý thu: từ bán hàng và các nguồn thu khác

6. Quản lý chi: kiểm tra xét duyệt chứng từ chi, các khoản thuế phải nộp theo

quy định nhà nước.

7. Quản lý công nợ phải thu, phải trả.

8. Theo dõi: xuất, nhập, tồn hàng hoá trên sổ sách. Định kỳ kiểm kê đối chiếu

giữa sổ sách và thực tế.

9. Quản lý ngân quỹ: tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng 10. Quản lý tài sản, nguồn vốn Công ty.

11. Hạch toán và phân tích chi phí, doanh thu, lãi lỗ 12. Báo cáo tất cả các báo cáo thuế theo quy định.

13. Xây dựng và thực hiện được quy trình phục vụ công việc.

14. Cập nhật các chủ trương, chính sách, các quy định của Nhà nước về các vấn đề có liên quan đến công tác tài chính kế toán.

15. Hoạch định tài chính, ngân sách.

16. Điều phối, phân bổ tài chính hợp lý, hiệu quả.

17. Kiểm tra theo dõi tình hình thực hiện theo các khoản ngân sách đã được duyệt.

18. Huy động vốn, tín dụng đáp ứng hoạt động Công ty.

- Phòng kỹ thuật Chức năng:

1. Xây dựng tác nghiệp kỹ thuật, định mức, định lượng.

2. Quản lý chất lựợng, hoàn thiện sản phẩm

SV: Nguyễn Thị Thản CĐ4.3_K3 GVHD: TRẦN THỊ MẼ Chuyên ngành Kế toán

43

3. Đào tạo công nhân.

Nhiệm vụ:

1. Làm kế hoạch chế mẫu, thông tin, tài liệu kỹ thuật, in hình ảnh về sản phẩm

mẫu hoặc mẫu đối của khách hàng.

2. Dựa vào tài liệu kỹ thuật, hình ảnh, thông số kỹ thuật để xây dựng quy trình

chế mẫu. Phân tích đặc tính kỹ thuật để giảm chi phí tối thiểu.

3. Căn cứ theo yêu cầu của sơ đồ tạo mẫu để xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu, sản phẩm.

4. Kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu.

- Giám đốc sản xuất Chức năng:

1. Lập kế hoạch sản xuất;

2. Tổ chức sản xuất và giao hàng;

3. Quản lý, đào tạo và phát triển uy tín của Công ty.

Nhiệm vụ:

1. Lập kế hoạch sản xuất năm đáp ứng theo yêu cầu đã được thỏa thuận với khách hàng.

2. Giám sát và phân tích hoạt động sản xuất theo vòng tròn PDCD 3. Quản lý và sử dụng máy móc, thiết bị hiệu quả

4. Xây dựng môi trường làm việc hài hòa, đảm bảo chất lượng, năng suất và tiến độ giao hàng.

5. Quản lý, phát triển công nhân viên, đôn đốc việc thực hiện NQQC, chủ trương chính sách của Công ty

6. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguyên vật liệu, cải tiến cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

7. Đào tạo, thiết kế công việc chuyên môn, kỹ thuật mang tính chiều sâu.

9. Nâng cao uy tín và sự phát triển bền vững của Công ty Phòng Kế hoạch kinh doanh

Chức năng:

1 Lập kế hoạch và triển khai kế hoạch kinh doanh

2 Đảm bảo cung cấp đầy đủ, đúng yêu cầu về chất lượng, chủng loại.

3 Lập kế hoạch sản xuất.

4 Cung ứng hàng hoá theo nhu cầu hàng đặt.

Nhiệm vụ:

1. Tìm kiếm, tiếp cận và chăm sóc khách hàng

2. Mua đúng giá cả thị trường, đúng chất lượng, tiến độ do đơn đặt hàng yêu cầu

3. Quản lý và cấp phát nguyên phụ liệu đảm bảo an toàn, chính xác, thực hiện các thủ tục hợp lệ về thanh toán kế toán.

4. Tiếp nhận đơn hàng và lên kế hoạch sản xuất cho từng đơn vị.

5. Cập nhật. giám sát tiến độ, xử lý thông tin liên quan đến sản xuất.

6. Phân tích hoạt động thực tế với kế hoạch đưa ra để xử lý, điều phối.

7. Kiểm tra, kiểm soát định mức nguyên phụ liệu trong khi sản xuất để đối chiếu với bộ phận kỹ thuật.

8. Quản lý hàng hoá đúng chất lượng khi giao hàng.

10. Cung ứng hàng hoá đúng định mức thời gian theo các đơn hàng.

11. Xây dựng và thực hiện các bước đúng theo quy trình.

- Ban QA (Quality_assurance) Chức năng:

1. Đảm bảo chất lượng sản phẩm

2. Cảnh báo những rủi ro và đưa ra biện pháp phòng ngừa Nhiệm vụ:

1. Kiểm tra chất lượng đầu vào nguyên, phụ liệu và chất lượng sản phẩm trên dòng sản xuất

SV: Nguyễn Thị Thản CĐ4.3_K3 GVHD: TRẦN THỊ MẼ Chuyên ngành Kế toán

45

2. Đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục nhằm giảm thiểu sự hao phí khi có sự không phù hợp về sản phẩm

3. Giám sát việc thực hiện khắc phục cho đến công đoạn cuối cùng.

4 Thực trạng hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty 4.1 Quy mô lao động:

Tính đến ngày 15/01/2011, công ty cổ phần Hoa Lan có 186 cán bộ quản lý và công nhân viên, cụ thể như sau:

Ngạch, bậc Vị trí, chức vụ Số lượng

Ngạch A Ban Tổng Giám đốc Giám đốc sản xuất

03 01

Ngạch B Trưởng phòng 04

Ngạch C Quản đốc các phân xưởng 04

Ngạch D Nhân viên các bộ phận 12

Ngạch E Công nhân sản xuất 158

Ngạch F Nhân viên phục vụ 08

4.2 Công tác công đoàn trong Công ty

Công đoàn Công ty tổ chức nhiều sự kiện văn hóa văn nghệ, phát động nhiều

phong trào thi đua sản xuất, nâng cao năng suất lao động của Cán bộ công nhân viên trong Công ty, khuyến khích các sáng kiến cải tiến trong từng công việc nhỏ…. Thu nhập bình quân người lao động là 2.800.000đ/người/tháng.

Ngoài ra công ty còn tổ chức tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho công nhân…

4.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

- Biểu 1.1: Tổng hợp một số chỉ tiêu chính của công ty Hoa Lan CÁC CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1.Tổng doanh thu 30.642.125.65

9

55.213.408.03 7

89.864.864.94 8 2 .Giá vốn hàng bán 30.845.328.55

0

54.842.059.11 0

89.200.750.64 8 3 .Lợi nhuận sau thuế -203.112.891 371.348.927 664.114.300

4 .Tổng số lao động 70 120 165

5 .Thu nhập bình quân 1.350.000 1.800.000 2.500.000 6.Nguồn vốn kinh

doanh

12.000.000.00 0

20.000.000.00 0

20.000.000.00 0 ( Số liệu lấy qua báo cáo tài chính tại Phòng kế toán của Công ty Cổ phần Hoa

Lan các năm 2008, 2009, 2010)

- Biểu 1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010

1 Bố trí cơ cấu tài sản:

- Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 68,15% 72,15%

- Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 31,75% 27,85%

2 Tỷ suất sinh lời

- Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Doanh thu 6,73% 7,39%

- Tỷ suất sinh lời trước thuế/ Tổng tài

sản 10,35% 13,35%

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2009 là 6,73%, năm 2010 là 7,39% tăng 0,66% do tổng doanh thu năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 34.651.456.911đ và lợi nhuận cũng tăng là 292.765.373đ.. Điều này chứng tỏ số lượng tiêu thụ thành phẩm ngày càng tăng, quy mô sản xuất, số lượng lao động cũng ngày càng lớn kéo theo thu nhập bình quân của lao động SV: Nguyễn Thị Thản CĐ4.3_K3 GVHD: TRẦN THỊ MẼ Chuyên ngành Kế toán

47

cũng tăng theo. Năm 2009 tăng 50 người so với năm 2008 và năm 2010 tăng 45 người so với năm 2009.

Năm 2008 Công ty sản xuất chưa có lãi, đến năm 2009 và 2010 Công ty đã có lợi nhuận, năm sau cao hơn năm trước chứng tỏ Công ty đã lựa chọn được hướng đi phù hợp. Tuy nhiên, Công ty đang được hưởng ưu đãi đầu tư của UBND tỉnh Hưng Yên, nên chưa phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Giá trị tài sản của công ty tăng 1.160 tỷ với tỷ lệ tăng 4%. Cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn của công ty đều tăng, tuy nhiên do sự tăng không đồng đều nên có thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu tài sản. Tài sản ngắn hạn giảm tỷ trọng trong khi đó tài sản dài hạn lại tăng tỷ trọng. Tài sản dài hạn tăng tỷ trọng là do Công ty nhập khẩu đầu tư thêm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu bao cao tot nghiep(c,than) (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w