Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2020 (Trang 61 - 73)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp

- Giá trị, cơ cấu giá trị ngành trồng trọt

Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá như:

Sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuất rau ... Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trình sản xuất. Các tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt chúng phát triển và kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ cấu ngành trồng trọt.

Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt là một nội dung chủ yếu trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi vùng, mỗi địa phương. Tuỳ thuộc vào giai đoạn phát triển nhất định của nền kinh tế với điều kiện kỹ thuật, kinh tế xã hội và tự nhiên của mỗi vùng mà xây dựng cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt phù hợp và hiệu quả.

Như đã phân tích ở Bảng 3.1, vào năm 2012 do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5 và số 6 nên giá trị sản xuất nông nghiệp đã bị giảm so với năm 2011, trong trồng trọt chịu ảnh hưởng trực tiếp và lớn nhất là cây lương thực, từ 63.184 triệu đồng năm 2011giảm xuống còn 60.814 triệu đồng năm 2012.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt Đơn vị tính: Triệu đồng,%

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị cấu Tổng giá

trị sản xuất 145.210 100 145.367 100 154.594 100 157.419 100 152.921 100 1. Cây

lương thực 63.257 43,6 63.765 43,9 61.827 40 63.184 40,1 60.814 39,8 2. Các loại

cây chất bột

13.176 9,1 12.816 8,8 12.772 8,3 12.406 7,9 12.940 8,5 3. Cây

công nghiệp

3.754 2,6 3.903 2,7 4.543 2,9 4.935 3,1 5.258 3,4 4. Cây ăn

quả 49.872 34,3 46.974 32,3 46.414 30 45.387 28,8 43.330 28,3 5. Rau đậu

và gia vị 12.326 8,5 15.736 10,8 26.367 17,1 28.945 18,4 28.545 18,7 6. Sản

phẩm phụ trồng trọt

2.825 1,9 2.173 1,5 2.671 1,7 2.562 1,6 2.034 1,3 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương Qua Bảng 3.2 chúng ta thấy một bức tranh tổng thể của cơ cấu giá trị ngành trồng trọt huyện Tam Dương từ năm 2008 đến năm 2012, đó cũng là xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của huyện trong những năm tiếp theo.

Giai đoạn 2008 – 2012, giá trị sản xuất của cây lương thực giữ ổn định, điều này không phải do nguyên nhân đầu tư thâm canh trong quá trình sản xuất mà do diện tích của cây lương thực bị giảm, thay vào đó là diện tích sản xuất của một số loại cây trồng khác thay thế. Cơ cấu giá trị sản xuất của cây

lương thực vẫn chiếm tỷ trọng khá cao, nhưng đang có xu hướng giảm dần từ 44% năm 2008 xuống còn 39,8% năm 2012.

Cây ăn quả, đây là loại cây giữ vị trí thứ 2 trong cơ cấu của ngành trồng trọt Tam Dương, với vị trí địa lý thuộc vùng trung du của Tỉnh, với nhiều đồi gò thấp, cho nên rất thích hợp cho việc phát triển cây ăn quả. Năm 1997 huyện đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển cây ăn quả trên địa bàn, với khẩu hiệu “Phá bạch đàn tràn vải nhãn”. Vì vậy, chỉ trong khoảng thời gian ngắn diện tích cây ăn quả của huyện đã tăng đáng kể, đi cùng với nó là giá trị sản xuất của loại cây trồng này cũng đóng góp không nhỏ vào GDP của huyện. Tuy nhiên cho đến nay, giá trị sản xuất của cây ăn quả đang giảm dần từ 49.872 triệu đồng năm 2008 xuống còn 43.330 triệu đồng năm 2012, giảm tương đối 34,3% năm 2008 xuống còn 28,3% năm 2012. Nguyên nhân do đầu ra của sản phẩm gặp nhiều khó khăn, khâu bảo quản sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, sản xuất mang nặng tính thời vụ….

Cây công nghiệp chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt, nhưng lại có xu thế ngày càng chiếm ưu thế, năm 2008 chiếm 2,6% thì đến năm 2012 chiếm 3,4%, GTSX cây công nghiệp cũng tăng qua các năm nhưng không đáng kể, năm 2012 đạt 5.258 triệu đồng tăng 1.504 triệu đồng so với năm 2008, với tốc độ tăng bình quân là 1,2%/năm.

Cây rau đậu chiếm 8,5% và đứng thứ 4 trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt, năm 2008 giá trị sản xuất đạt 12.326 triệu đồng, nhưng chỉ trong khoảng thời gian 5 năm (2008-2012) đạt 28.545 triệu đồng chiếm 18,7% cơ cấu giá trị của ngành, trung bình tăng 3.243,8 triệu đồng/năm, tăng tương đối 9%/năm.

Cây chất bột không có những bước đột phá như cây rau đậu, đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2008 đạt 13.176 triệu đồng chiếm 9,1%, năm 2009 đạt 12.816 chiếm 8,9%, năm 2010 đạt 12.772 triệu đồng chiếm 8,3%, năm 2011 đạt 12.406 chiếm 7,9%, đến năm 2012 lại tăng lên 12.940 triệu đồng chiếm 8,5%.

Qua 5 năm đang phân tích, cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng cây lương thực giảm dần, tỷ trọng cây công nghiệp và cây rau đậu, gia vị tăng, nhưng sự chuyển dịch đó diễn ra chậm cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành trồng trọt.

- Diện tích, cơ cấu diện tích các loại cây trồng

Diện tích gieo trồng và chuyển dịch diện tích gieo trồng trong những năm qua cũng biến đổi khá tích cực theo chiều hướng chuyển dần từ cây cho sản phẩm trực tiếp cho con người sang cây ăn quả, cây hàng hoá, cây thức ăn gia súc.

Bảng 3.3: Diện tích, cơ cấu diện tích các loại cây trồng

Đơn vị tính: Ha, % Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Diện tích

cấu Diện tích

cấu Diện tích

cấu Diện tích

cấu Diện tích cấu Tổng giá

trị sản xuất

12.851,3 100 11.235,

3 100 10.518,9 100 10.271,9 100 9.196,3 100 1. Cây

lương thực

8.804 68,5 7.321,6 65,2 6.465,1 61,5 6.246,0 60,8 5.376,0 58,5 2. Các

loại cây chất bột

1.565 12,2 1.375 12,2 1.302 12,4 1.220 11,9 1.065 11,6

3. Cây công nghiệp

374 2,9 394,4 3,5 397,9 3,8 407 4 412 4,5

4. Cây ăn

quả 1.261 9,8 1.221,7 10,9 1.160 11 1.189,9 11,6 1.122,3 12,2

5. Rau đậu và gia

vị

847,3 6,6 922,6 8,2 1.193,9 11,4 1.209 11,8 1.221 13,3

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương

Tổng diện tích gieo trồng các loại cây có xu hướng giảm qua các năm , năm 2012 là 9.196,3 ha giảm 3.655 ha so với năm 2008, bình quân giảm 5,7%/năm, giảm nhiều nhất là diện tích cây lương thực, từ 8.804ha năm 2008 giảm xuống còn 5.376ha năm 2012, tương đương giảm 38,9%, cùng với giảm về diện tích cơ cấu cũng giảm theo, năm 2008 cơ cấu diện tích chiếm 68,5%

đến năm 2012 giảm còn 58,5%. Cũng như cây lương thực diện tích một số loại cây khác cũng có xu hướng giảm như cây ăn quả, các loại cây chất bột.

Diện tích cây ăn quả năm 2008 đạt 1.261 ha chiếm 9,8%, năm 2012 đạt 1.122 ha chiếm 12,2% cơ cấu. Cây chất bột, từ 1.565 ha giảm xuống còn 1.065 ha, bình quân giảm 6,3%/năm. Mặc dù tổng diện tích và diện tích một số loại cây trồng có xu hướng giảm, nhưng có hai loại cây trồng có xu hướng tăng dần qua các năm, đó là cây công nghiệp và cây rau đậu và gia vị. Diện tích cây rau đậu tăng 373,7 ha từ 2008 đến năm 2012, trung bình tăng 6,1%/năm, cơ cấu tăng từ 6,6% năm 2008 lên 13,3% năm 2012. Diện tích cây công nghiệp chiếm tỷ lệ khiêm tốn 4,5%, tuy nhiên lại có tốc độ tăng đáng kể, năm 2008 đạt 374 ha chiếm 2,9%, năm 2012 tăng lên 412 ha chiếm 4,5%.

Như vậy, qua các năm diện tích gieo trồng các loại cây trồng cũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ trọng diện tích gieo trồng cây lương thực và cây chất bột giảm xuống, tỷ trọng diện tích gieo trồng rau các loại, cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày tăng, tuy nhiên diện tích cây lượng thực vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu diện tích cây hàng năm điều này cho thấy sự chuyển dịch trong cơ cấu sản xuất trồng trọt vẫn diễn ra với tốc độ chậm và còn nhiều hạn chế.

3.1.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi liên tục tăng, tốc độ tăng trung bình hàng năm cao hơn ngành trồng trọt. Năm 2008 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi đạt 199.862 triệu đồng, tăng lên 273.269 triệu đồng năm 2012, như vậy

chỉ trong khoảng thừi gian từ năm 2008 đến 2012 giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng 73.407 triệu đồng, trung bình tăng 5,3%/năm.

Bảng 3.4: Giá trị, cơ cấu giá trị ngành chăn nuôi

Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị cấu Tổng

giá trị sản xuất

199.862 100 211.040 100 219.748 99,6 255.113 100 273.269 100

1. Gia

súc 76 .175 38,1 80.418 38,1 83.036 37,8 80.255 31,5 67.555 24,7 2. Gia

cầm 85.186 42,6 88.771 42,1 83.748 38,1 78.990 31 72.706 26,6 3. Chăn

nuôi khác

308 0,2 304 0,1 778 0,4 1.090 0,4 2.285 0,8

4. Sản phẩm phụ chăn nuôi

38.193 19,1 41.547 19,7 52.186 23,7 94.778 37,2 130.723 47,8

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương Bảng 3.4 cho thấy quy mô và tốc độ chuyển dịch của các vật nuôi khác nhau, hai nhóm chăn nuôi chính là gia súc, gia cầm chiếm tỷ trọng khá cao, tuy nhiên giá trị và cơ cấu đều đã giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2008 giá trị sản xuất của gia súc đạt 76.175 triệu đồng chiếm 38,1%, năm 2012 giảm còn 67.555 triệu đồng chiếm 24,7%. Chăn nuôi gia cầm được xem là thế mạnh của Huyện, tuy nhiên do giá cả thị trường không ổn định, dịch bệnh thường

xuyên xảy ra, vì vậy giá trị sản xuất của ngành cũng có xu hướng giảm dần, từ 85.186 triệu đồng năm 2008 giảm còn 72.706 triệu đồng năm 2012, trung bình giảm 2.496 triệu đồng/năm, giảm tương đối 3,4%/năm. Tổng giá trị sản xuất tăng từ 199.862 triệu đồng năm 2008 lên 273.269 triệu đồng năm 2012.

Sự gia tăng đó là do giá trị sản xuất của hai nhóm chăn nuôi khác và sản phẩm không qua giết mổ. Trong đó, nhóm sản phẩm phụ chăn nuôi và sản phẩm không qua giết mổ tăng lên đột biến từ 38.193 triệu đồng năm 2008 tăng lên 130.723 triệu đồng năm 2012, cơ cấu tăng từ 19,1% năm 2008 tăng lên 47,8%

năm 2012. Chăn nuôi khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng cũng có xu hướng tăng dần, năm 2008 đạt 308 triệu đồng, chiếm 0,2% cơ cấu, tăng lên 2.285 triệu đồng năm 2012 chiếm 0,8% cơ cấu (xem thêm Bảng 3.4).

Bảng 3.5: Số lượng và sản lượng chăn nuôi

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2008 2009 2010 2011 2012

Đàn trâu Con 3.496 3.664 3.632 3.124 3.358

Đàn bò Con 18.593 18.772 18.947 19.175 19.056

Tổng đàn lợn Con 68.345 76.594 92.586 112.542 115.624 Đàn gia cầm Nghìn con 1.881.359 1.872.716 1.618.534 1.697.046 1.817.065 Sản phẩm

chăn nuôi

Thịt trâu bò Tấn 182 182,3 186,4 217,3 260,8

Thịt gia cầm Tấn 4.132 4.115 3.902 4.338,7 4.055,2

Thịt lợn Tấn 257,2 294 693,4 986 1.821

Trứng 1000 quả 60.551 72.487 120.458 161.456 178.441

Mật ong tấn 3 7,1 7,6 8 8,1

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng lên chứng tỏ cơ cấu đàn vật nuôi có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, số lượng đàn vật nuôi tăng lên dẫn

đến sản lượng thay đổi theo chiều hướng thuận góp phần xác định cơ cấu đàn vật nuôi hợp lý.

Trong chăn nuôi, chăn nuôi gia súc là chủ yếu, trong chăn nuôi gia súc thì chăn nuôi lợn là chính, số lượng lợn ngày càng tăng, năm 2012 đạt 115.624 con tăng 47.279 con so với năm 2008, tốc độ tăng bình quân là 8,1%/năm. Số lượng đàn bò từ năm 2008-2012 tăng chậm, năm 2012 là 19.056 con, tăng 463 con so với năm 2008. Hiện nay trên địa bàn huyện đã loại bỏ được giống bò đực cóc, thay vào đó là giống Lai Sind cho giá trị kinh tế cao. Số lượng đàn trâu cũng có biến động, nhưng là biến động giảm dần qua các năm, năm 2008 tổng đàn trâu đạt 3.496 con, năm 2012 giảm còn 3.358 con, giảm tuyệt đối 138 con, giảm tương đối 3,9%.

Số lượng gia cầm không ổn định, do diễn biến phức tạp của dịch cúm gia cầm. Cụ thể, năm 2008 tổng đàn gia cầm đạt 1.881.359 con; năm 2009 đạt 1.872.716 con; năm 2010 đạt 1.618.534 con; năm 2011 đạt 1.697.046 con;

năm 2012 đạt 1.817.065 con.

Sản phẩm chăn nuôi có sự thay đổi thịt trâu bò ngày càng tăng do mức sống của người dân ngày càng nâng cao, năm 2012 đạt 260,8 tấn tăng 78,8 tấn so với năm 2008 với tốc độ tăng bình quân 6%/năm. Sản lượng thịt lợn tăng mạnh bình quân tăng 17,1%/năm, cụ thể năm 2008 đạt 257,2 tấn, năm 2012 đạt 1.821 tấn. Số lượng trứng năm 2012 đạt 178.441 quả tăng 117.890 nghìn quả so với năm 2008 với tốc độ tăng bình quân là 13,2%. Các ngành chăn nuôi khác cũng phát triển đặc biệt là nuôi ong lấy mật, sản lượng mật ong tăng nhanh từ 3 tấn năm 2008 tăng lên 8,1 tấn năm 2012, tăng bình quân 12,5%/năm., năm 2007 có 280 tổ ong mật tăng 50 tổ so với năm 2004, tốc độ tăng bình quân đạt 11,09%.

Bảng 3.6: So sánh số lượng và sản lượng chăn nuôi qua các năm Đơn vị tính: % Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2011/2010 2012/2011 2012/2008

Đàn trâu 4,6 -0.9 -16.3 7.0 -4.1

Đàn bò 1,0 0.9 1.2 -0.6 2.4

Tổng đàn

lợn 10,8 17.3 17.7 2.7 40.9

Đàn gia cầm -0,5 -15.7 4.6 6.6 -3.5

Sản phẩm chăn nuôi

Thịt trâu bò 0,2 2.2 14.2 16.7 30.2

Thịt gia cầm -0,4 -17.1 15.9 18.2 27.2

Thịt lợn 36,8 57,6 29.7 45.9 85.9

Trứng 16,5 39.8 25.4 9.5 66.1

Mật ong 58,0 6.1 5.0 1.2 63.0

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương Bảng 3.6 cho thấy rõ sự tăng, giảm của số lượng và sản lượng chăn nuôi năm sau so với năm trước trên địa bàn huyện giai đoạn từ 2008 đến năm 2012, trong đó sản lượng thịt lợn tăng nhanh qua các năm, tăng 36,5% năm 2009 so với năm 2008; 2010 so với 2009 tăng 57,6%; 2011 so với 2010 tăng 29,7%; 2012 so với 2011 tăng 45,9% và trong khoảng thời gian từ 2008 đến 2012 tăng 85,9%, cũng khoảng thời gian đó đàn trâu giảm 4,1%, đàn gia cầm giảm 3,5% (xem thêm Bảng 3.6)

- Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản

Do vị trí địa lý, địa hình không thuận lợi cho nên giá trị ngành thủy sản chiếm tỷ trọng thấp khoảng trên 1% trong cơ cấu giá trị kinh tế ngành nông nghiệp. Trong khoảng thời gian 2008-2012, ngành thủy sản của Huyện không có biến động lớn, nhưng tổng giá trị sản xuất của Ngành vẫn tăng dần (Bảng 3.6).

Bảng 3.7: Giá trị, cơ cấu giá trị ngành thủy sản

Đơn vị tính: Triệu đồng,%

Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu Giá trị

cấu Tổng

giá trị SX

4.175,4 100 5.885 100 4.406 100 5.162 100 4.924 100

1. Nuôi trồng thủy sản

3.474,4 83.2 4.784,7 81,3 3,644.9 82,7 4.152,5 80,4 3.900,8 79,2

2. Khai thác thủy sản

414 9,9 795,3 13,5 437.4 9,9 644,5 12,5 650,7 13,2

3. Dịch vụ thủy sản

287 6,9 305 5,2 323,7 7,3 365 7,1 372,5 7,6

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương Năm 2008 tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt 4.175,4 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 5.162 triệu đồng, trong đó giá trị nuôi trồng chiếm tỷ lệ khá cao đạt 3.474,4 triệu đồng năm 2008 tương đương 83,2% cơ cấu, tuy nhiên giá trị nuôi trồng không ổn định tăng, giảm qua các năm do ảnh của thiên tai, lũ lụt.

Cụ thể, năm 2008 đạt 3.474,4 triệu đồng; năm 2009 tăng lên 4.784,7 triệu đồng; năm 2010 giảm còn 3.644,9 triệu đồng; năm 2011 tăng lên đạt 4.152,5 triệu đồng; năm 2012 giảm còn 3.900,8 triệu đồng. Giá trị khai thác và dịch vụ xu hướng tăng dần, giá trị khai thác năm 2008 đạt 414 triệu đồng tăng lên

650,7 triệu đồng năm 2012, tăng 236,7 triệu đồng, tăng trung bình 7,2%/năm.

Dịch vụ thủy sản chiếm tỷ lệ thấp, nhưng cũng đang phát triển, giá trị tăng liên tục từ 287 triệu đồng năm 2008 tăng lên 372,5 triệu đồng năm 2012, tăng 85,5 triệu đồng, trung bình tăng 4,5%/năm.

Bảng 3.8: Diện tích nuôi trồng, sản lượng của ngành thuỷ sản Stt Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2008 2009 2010 2011 2012 1 Diện tích nuôi

trồng Ha 222.6 258.5 255.5 264.6 282.1

2 Sản lượng nuôi

trồng Tấn 440.5 469.5 472.1 445.0 443.5

3 Sản lượng đánh

bắt Tấn 61.6 66.4 55.7 56.0 101.9

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương Qua Bảng 3.8 có thể thấy diện tích nuôi trồng đều tăng, chỉ có năm 2010 diện tích giảm 3 ha nguyên nhân do diện tích này chăn nuôi không có hiệu quả nên người dân đã chuyển mục đích sử dụng. Năm 2012, diện tích nuôi trồng đạt 282,1 ha, tăng 59,5 ha so với năm 2008, tương đương tăng 21%. Sản lượng nuôi trồng cũng tăng dần cùng với diện tích nuôi trồng từ 440,5 tấn năm 2008 tăng lên 472,1 tấn năm 2010, tuy nhiên sản lượng nuôi trồng của năm 2011, năm 2012 đột nhiên giảm so với năm 2010, nguyên nhân do ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt. Sản lượng đánh bắt chiếm tỷ lệ thấp, nhưng có xu hướng tăng, năm 2012 đạt 101,9 tấn tăng 40,3 tấn so với năm 2008, bình quân tăng 7,1%/năm.

Thủy sản là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi nhuận kinh tế cao, tuy nhiên lại không là thế mạnh của huyện Tam Dương. Cho nên mục tiêu của huyện là giữ ổn định diện tích nuôi trồng, đầu tư thâm canh đưa các

giống có năng suất chất lượng vào sản xuất như: giống Rô phi Đường Nghiệp, Nheo lai, Riêu hồng…. ,kết hợp phương pháp nuôi tổng hợp, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích.

3.1.2.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành dịch vụ trong nông nghiệp

Bảng 3.9: Giá trị, sản xuất ngành dịch vụ nông nghiệp

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng GTSX 5.208 7.401 8.080 11.352 12.384 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Tam Dương Ngành dịch vụ nông nghiệp có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của nền nông nghiệp nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung, GTSX của ngành dịch vụ nông nghiệp không ngừng tăng qua các năm, đạt tốc độ tăng trung bình là 11,5%/năm. Cùng hoà nhập với sự phát triển kinh tế chung của tỉnh Vĩnh Phúc, hiện nay ngành dịch vụ nông nghiệp của huyện Tam Dương đang tập trung vào các hoạt động chủ yếu là cung cấp giống cây trồng vật nuôi, phân bón và thực hiện một số dịch vụ khác như phục vụ mùa màng, tiêm phòng vật nuôi, dịch vụ tưới tiêu… Việc phát triển dịch vụ nói chung, dịch vụ nông nghiệp nói riêng ở Tam Dương đã có hướng tác động tích cực góp phần giải quyết việc làm, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, đồng thời nâng cao đời sống văn hoá, vật chất của nhân dân. Hiện nay khi nông dân tích cực sản xuất với việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, năng suất lao động nâng cao làm cho lao động nông nghiệp vốn đã dư thừa lại càng trở lên dư thừa hơn, làm cho hiện tượng người nhiều hơn việc ngày càng nghiêm trọng.

Dịch vụ phát triển đã thu hút một khối lượng lớn lao động từ nông nghiệp, nông thôn, và tạo ra một giá trị sản xuất khá lớn trong nông nghiệp, nông thôn, năm 2012 đạt 12.384 triệu đồng tăng 7.176 triệu đồng so với năm

2008. Tuy nhiên hiện nay, ở đây các ngành dịch vụ nông nghiệp kết quả còn hạn chế do chất lượng dịch vụ còn thấp, thiết bị phục vụ cũ, chậm thay mới;

trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ của những người lao động dịch vụ thấp, nhiều người lao động dịch vụ không được đào tạo chính quy. Cơ cấu dịch vụ còn chưa hợp lý.

Hệ thống dịch vụ đầu vào sản xuất nông nghiệp tương đối rộng khắp, nhưng dịch vụ phục vụ nông nghiệp đầu ra còn quá mỏng, hiện tượng ứ đọng sản phẩm nông nghiệp – thuỷ sản còn khá phổ biến, đặc biệt là đến mùa vụ.

Vì vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch của ngành dịch vụ nông nghiệp, tăng tỷ trọng của nó trong cơ cấu ngành nông nghiệp, đồng thời phát triển dịch vụ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông nghiệp.

Nhìn chung, tốc độ chuyển dịch diễn ra còn chậm so với một số địa phương khác, vẫn chưa đạt yêu cầu, tiềm năng của huyện. Giá trị sản xuất trên một ha canh tác chưa vượt quá 80 triệu đồng/năm, giá trị sản xuất hàng hoá còn thấp, ngành chăn nuôi và ngành dịch vụ chưa được chú trọng, đầu tư đúng mức đặc biệt về vốn, thị trường. Sản phẩm làm ra chủ yếu tiêu thụ trong khu vực huyện và một số huyện lân cận, chưa thúc đẩy được lao động sang ngành nghề phi nông nghiệp do đó hiệu suất lao động chưa cao, thời gian làm việc hữu ích thấp, sản xuất vẫn còn mang tính tự cung, tự cấp chưa gắn sản xuất với thị trường, nội bộ ngành, vùng địa phương. Vì vậy trong thời gian tới cần phải tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam Dương.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2013 2020 (Trang 61 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)