CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
2.1.3. Đặc điểm địa hình và tài nguyên đất
Thành phố Hạ Long mang những nét đặc trưng khác hẳn với những thành phố khác của nước ta, đây là thành phố vùng núi giáp với biển có nhiều đảo che chắn ở phía ngoài [11]. Biển ven bờ của thành phố có những nét rất đặc biệt: có biên độ dao động thủy triều lớn nhất nước, có chế độ thủy triều vào loại thuần nhất nhất thế giới (Nguyễn Ngọc Thụy, 1978). Các đặc điểm đó cùng với đặc điểm yếu tố kiến trúc, chuyển động nâng hạ tân kiến tạo, dao động mực nước biển trên qui mô toàn cầu, và các quá trình ngoại sinh khác, đã đem lại tính đa dạng độc đáo của địa hình. Đặc điểm kéo dài hình cung của cấu trúc nền móng “Phức nếp lồi Quảng Ninh” được thể hiện r hướng kéo dài cũng theo hình cung từ tây sang đông của các sơn mạch với độ cao giảm dần về phía tây (từ 1300 – 1500m xuống 500 – 600m) rồi chìm xuống dưới lớp phủ Kainozoi của vùng trũng Hà Nội. Địa hình vùng nghiên cứu thể hiện tính kế thừa r bình đồ kiến trúc cổ, đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các quá trình nâng, hạ tân kiến tạo, dao động mực nước biển, hiện tại đang bị biến đổi do hoạt động của con người.
Phương pháp đánh giá được tiến hành theo từng đối tượng được phân chia trong vùng địa mạo. Đó là các kiểu địa hình trong vùng núi, vùng thung lũng giữa núi, vùng đồng bằng, vùng bờ bãi và vùng hải đảo. Các chỉ tiêu đánh giá được xây dựng trên cơ sở các đặc điểm độ dốc, độ phân cắt ngang, độ phân cắt sâu, mức độ dập vỡ nền móng của lãnh thổ và các quá trình động lực ngoại sinh hiện đại chiếm ưu thế. Địa hình khu vực thành phố Hạ Long đa dạng và phức tạp, bao gồm cả địa hình đồi núi, thung lũng, địa hình đất ngập nước, vùng ven biển và đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt được học viên thể hiện trên (Hình 3) Bản đồ địa mạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) như sau [11]:
- Vùng đồi núi: là cánh cung bao bọc toàn bộ phía Bắc và Đông Bắc (phía Bắc quốc lộ 18A) chiếm 70% diện tích đất của thành phố, gồm các dải đồi cao trung bình từ 150 - 250 m, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 m. Dải
33
đồi núi này thấp dần về phía biển, độ đốc trung bình từ 15 - 200, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.
- Vùng ven biển: bao gồm địa phận ở phía nam quốc lộ 18A, đây là dải đất hẹp, đất bồi tụ chân núi và bãi bồi ven biển. Tuy là vùng đất thấp nhưng không được bằng phẳng, độ cao trung bình từ 0,5 - 5 m.
- Vùng hải đảo: chủ yếu là đảo đá. Các đảo Hòn Gạc, Hòn Độc nằm trong vịnh Cửa Lục, riêng đảo Tuần Châu nằm phía Tây Nam thành phố đã được nối với đất liền bằng đường ra đảo dài 2 km, diện tích đảo trên 400 ha.
b) Tài nguyên đất
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, học viên thành lập bản đồ thổ nhưỡng thành phố Hạ Long (Hình 4) có các nhóm đất chính như sau [23]:
- Đất cát ven biển (C): hình thành ở ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động của các hệ thống sông và biển, phân bố ở các phường: Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng, Cao Thắng, Bạch Đằng, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hồng Hải và Việt Hưng. Nhóm đất này gồm:
+ Bãi cát ngập triều (Cs-t): có dạng thô sơ chưa phân hoá thường ở địa hình thấp ngoài đê biển và thường xuyên ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều.
+ Đất cát biển điển hình (C-h): thường ở địa hình cao, hình thành chủ yếu do hoạt động của sông và biển. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát pha sét vật lý dưới 20%, khả năng giữ nước, giữ phân bón kém. Đây là loại đất có độ phì thấp, song phù hợp với các loại cây trồng rau màu thực phẩm.
- Đất mặn (M): phân bố ở các phường ven biển; hình thành từ những sản phẩm phù sa sông biển lắng đọng trong môi trường nước biển. Nhóm đất mặn gồm:
+ Đất mặn sú, vẹt, đước (Mm ): phân bố trong khu vực thảm rừng ngập mặn (sú, vẹt, bần...). Phẫu diện ở dạng chưa thuần thục, tầng mặt thường ở dạng bùn lỏng bão hoà NaCl, lẫn hữu cơ glây mạnh.
34
+ Đất mặn ít và trung bình (M): hình thành từ những sản phẩm phù sa bị nhiễm mặn. Đất có màu nâu tím nhạt ở tầng đất mặt, xuống các tầng dưới có màu nâu xanh hoặc xám xanh, có độ phì nhiêu trung bình.
- Đất phù sa (P): phân bố ở các phường Cao Xanh, Hồng Hà, Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong, Hồng Hải, Cao Thắng, Giếng Đáy, Hồng Hải và Đại Yên và hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông và phù sa biển. Nhóm đất phù sa gồm:
+ Đất phù sa được bồi chua (Pbc): hình thành do sự bồi đắp phù sa của các con sông suối, ít có sự phân hóa, đất thường có màu nâu hoặc màu nâu nhạt, đất có độ phì nhiêu khá, có thể trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.
+ Đất phù sa không được bồi chua glây sâu(Pc): đất được hình thành do sự bồi đắp phù sa sông hoặc phù sa biển. Tầng đất mặt có màu nâu xám hoặc xám nâu, xuống các tầng dưới có màu xám nhạt hoặc xám vàng loang lổ. Thành phần cơ giới của đất từ thịt trung bình đến thịt nặng ở lớp đất mặt, xuống sâu các tầng dưới có nơi thành phần cơ giới là cát pha, đất phù sa không được bồi chua sử dụng trồng lúa hoặc lúa màu.
- Đất vàng đỏ (Fv): hình thành trên các loại đá mẹ khác nhau như phiến sét, phiến thạch, sa thạch, có màu vàng đỏ hoặc vàng nhạt, tầng đất hình thành dày hay mỏng thường chịu tác động tổng hợp của các yếu tố hình thành đất.
- Đất glây (G): hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính phù sa, chúng biểu hiện đặc tính gơlây mạnh ở độ sâu 0 - 50cm. Loại đất này phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong.
- Đất xám (X): phân bố ở phường Đại Yên; đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ.
- Đất nhân tác (NT): phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong, Tuần Châu. Nhóm đất này gồm:
+ Đất ruộng bậc thang vùng đồi núi.
+ Đất bãi khai thác mỏ: hình thành do bị xáo trộn, tích lũy các chất thải của khai thác mỏ.
35
Hình 3: Bản đồ địa mạo thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
36
Hình 4: Bản đồ thổ nhưỡng thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
37