CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ
3.2. Định hướng bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long
3.2.2. Định hướng không gian bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long
1. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển khai thác than Hòn Gai (A1)
Tiểu vùng A1 nằm ở trung tâm của vùng A, có địa hình chủ yếu là núi với sườn bóc mòn trên các đá trầm tích rắn chắc có độ dốc trung bình 20-300. Ngoài ra, phía ven tiếp giáp với khu đô thị là các đồi bóc mòn trên các đá khác nhau. Khu vực được cấu tạo bởi các đá trầm tích cuội kết, sạn kết, cát kết thạch anh, bột kết đá phiến sét (tuổi Triat, hệ tầng Hòn Gai, phân hệ tầng dưới) với các vỉa than công nghiệp dày 1500 - 1700m. Tiểu vùng A1 là một trong những khu vực khai thác than lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. Các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến than tại tiểu vùng này đã gây ô nhiễm về không khí, nước, đất đá thải gây ảnh hưởng môi
91
trường đến các tiểu như tiểu vùng A2, A3, A4, C2, D1, D2 và là điểm nóng môi trường của thành phố Hạ Long.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng A1 có mức ô nhiễm cao vào ảnh hưởng đến hầu hết các tiểu vùng xung quanh như: ô nhiễm không khí do hoạt động khai thác vận tải mỏ, hoạt động nổ mìn khai thác mỏ lộ thiên ảnh hưởng đến tiểu vùng A2, A3 là các khu vực phát triển đô thị, dân cư, phát triển rừng phòng hộ ; Môi trường nước bị ảnh hưởng của nước thải mỏ gây nước đục, có nhiều bùn đất và than rửa trôi gây bồi lấp dòng chảy, ảnh hưởng đến khu vực ưu tiên phát triển Vịnh Cửa Lục tiểu vùng C2; Hiện tượng xói mòn đất và trượt lở đất trên các bãi thải và khai trường xảy ra mạnh, nước thải chưa được xử lý triệt để hoặc qua xử lý tại các mỏ chảy trực tiếp vào các sông, suối Vịnh Hạ Long gây ô nhiễm trực tiếp đến tiểu vùng D1, D2 ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái ven bờ Vịnh Hạ Long;
Định hướng bảo vệ môi trường: Đối với tiểu vùng A1 cần tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường như: tăng dần độ che phủ rừng tạo cảnh quan môi trường các khu vực xung quanh vùng khai thác than và khu vực đã ngừng khai thác; Lập kế hoạch sử dụng đất sau khai thác than; Không mở rộng khai trường khai thác than và khu vực đổ thải về phía vịnh Cửa Lục và các cụm dân cư; Tạo không gian cách ly các khu vực khai thác với các khu vực dân cư và hệ sinh thái khác; Nghiên cứu xây dựng công trình xử lý nước thải và bãi đổ thải chất thải rắn;Thường xuyên theo dõi, cảnh báo tai biến môi trường tại khu vực.
2. Tiểu vùng ƣu tiên bảo vệ rừng phòng hộ Hà Khánh – Hà Phong (A2)
Tiểu vùng A2 phân bố ở khu vực đồi núi bên cạnh tiểu vùng ưu tiên phát triển khai thác than Hòn Gai (A1). Do chịu sự tác động từ các hoạt động khai thác than từ tiểu vùng A1 nên rừng tự nhiên ở tiểu vùng A2 đã bị chặt phá, thay vào đó là các cánh rừng thứ sinh gồm cây g nhỏ và cây bụi. Hiện nay, tiểu vùng A2 có một diện tích lớn là rừng trồng có chức năng phòng hộ là chính và đang có nguy cơ bị suy thoái.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng A2 bị ảnh hưởng từ hoạt động khai thác than của tiểu vùng A1 khiến rừng bị suy thoái, diện tích rừng bị giảm mạnh; Giảm
92
tỷ lệ che phủ làm giảm khả năng làm sạch không khí; Gia tăng nguy cơ xói mòn đất ảnh hưởng đến các tiểu vùng C2, A3,A4, D1,D2 .
Định hướng bảo vệ môi trường: Với tiểu vùng này cần quản lý diện tích rừng hiện có; Trồng rừng trên diện tích đất sau khai thác than đã được hoàn nguyên, mở rộng diện tích rừng trên đồi núi trọc; Hạn chế tối đa việc xâm lấn làm giảm diện tích rừng từ các khu vực khai thác than; Tăng độ che phủ của rừng trong khu vực, hạn chế xói mòn, giảm thiểu thiên tai, cải thiện môi trường sinh thái; Góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương và các công trình phục vụ đời sống sản xuất trong khu vực.
3. Tiểu vùng ƣu tiên mở rộng đô thị Cao Xanh (A3)
Tiểu vùng A3 trước kia vốn là bãi bồi hẹp có rừng ngập mặn phát triển, nằm ven khu vực phía đông vùng đất ngập nước ven biển vịnh Cửa Lục (C) nay đã được san lấp phục vụ cho việc mở rộng đô thị.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng A3 với đặc trưng là khu vực bồi đắp để phát triển đô thị nên diện tích bãi bồi và rừng ngập mặn bị suy giảm; Ô nhiễm không khí và tiếng ồn do các hoạt động san lấp, xây dựng không chỉ ảnh hưởng đến các khu đân cư trong tiểu vùng còn ảnh hưởng đến các khu vực khác như tiểu vùng A4 ; do chịu tác động qua lại của hoạt động phát triển kinh tế - xã hội với vùng đất ngập nước ven biển Vịnh Của Lục (C) gây ra ô nhiễm do xói mòn, xói lở đất gây hiện tượng bồi lắng, gia tăng độ đục vịnh Cửa Lục.
Định hướng bảo vệ môi trường: Tiểu vùng A3 cần có các biện pháp để: Bảo tồn diện tích rừng ngập mặn còn sót lại; Tạo không gian cách ly khu vực đổ thải với các vùng dân cư lân cận; Hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nghiêm cấm đổ thải trực tiếp xuống vịnh Cửa Lục.
4. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển đô thị - du lịch - dịch vụ Hòn Gai (A4)
Đây là tiểu vùng tập trung chủ yếu dân cư đô thị phía Hòn Gai với các sở, ban ngành của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh. Địa hình khu trung tâm của tiểu vùng là địa hình đồi bóc mòn và các bề mặt tích tụ deluvi – proluvi là khu vực tập trung dân cư lâu đời của thành phố Hạ Long, hoạt động kinh tế chính trong tiểu
93
vùng là phát triển thương mại - dịch vụ và du lịch. Hoạt động công nghiệp hầu như không có. Tiểu vùng này cũng là khu vực chịu nhiều tác động từ quá trình khai thác than của tiểu vùng A1.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng A4 đang bị ô nhiễm về bụi và tiếng ồn, môi trường tiểu vùng bị ảnh hưởng chủ yếu do các bãi thải, do phát tán bụi than theo gió và bùn than theo nước mưatừ tiểu vùng A1; Môi trường nước có những dấu hiệu bị ô nhiễm nước bề mặt và khu vực ven biển là do chất thải chưa xử lý triệt để hoặc từ hoạt động khai thác và sàng tuyển than. Nước thải chưa qua xử lý tại các mỏ chảy trực tiếp vào các sông, suối đổ ra Vịnh Hạ Long và vịnh Cửa Lục gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tiểu vùng C2, D1, D2.
Định hướng bảo vệ môi trường: Với tiểu vùng A4 cần xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải, xử lý triệt để nước thải không để thải trực tiếp ra các iểu vùng D1,D2, và C2; Điều chỉnh kiến trúc không gian đô thị, di chuyển các xí nghiệp sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi trung tâm đô thị; Tăng diện tích che phủ cây xanh đô thị.
3.2.2.2 Vùng đồi núi thấp và đồng bằng ven biển Bãi Cháy (B)
1. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển đô thị - du lịch – dịch vụ Bãi Cháy (B1)
Tiểu vùng B1 nằm trong khu vực du lịch trọng điểm của thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Với vị trí địa lý thuận lợi, được đầu tư lớn, tiểu vùng này có tiềm năng lớn thu hút khách du lịch, phát triển dịch vụ. Tuy nhiên, đi đôi với phát triển, vấn đề môi trường cũng cần được đảm bảo.
Các vấn đề môi trường: tiểu vùng B1 là nơi tập trung phát triển du lịch dịch vụ nên các vấn đề môi trường vẫn chưa được chú ý đặc biệt Khu vực có các tuyến thu gom và xử lý rác thải rắn còn chưa triệt để. Rác thải tràn lan do chưa được xử lý kịp thời, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ phát triển du lịch, đặc biệt là hệ thống cống ngầm xử lý nước thải, tồn tại nhiều ống nước thải lộ thiên bị hư hỏng gây mùi khó chịu, các ống dẫn này dẫn nước thải xả thẳng ra biển; Có biểu hiện ô nhiễm nước cục bộ do nước thải sinh hoạt của khu dân cư, các nhà hàng khách sạn chưa được xử lý đổ trực tiếp ra biển gây ảnh hưởng nghiêm
94
trọng đến môi trường tiểu vùng D3, D4, D5. Hiện nay, chưa có dấu hiệu ô nhiễm nước sinh hoạt;
Định hướng bảo vệ môi trường: Tiểu vùng B1 cần có các quy hoạch chi tiết bảo vệ môi trường du lịch; Tăng cường giáo dục ý thức cho người dân và người tham gia du lịch; Xây dựng thành phố biển văn minh, đảm bảo được vẻ đẹp tự nhiên vốn có; Xây dựng kiến trúc cảnh quan đô thị và cây xanh phù hợp, đảm bảo được vấn đề môi trường và thẩm mĩ.
2. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển công nghiệp – cảng biển Cái Lân (B2)
Tiểu vùng B2 có vị trí ven bờ Tây vùng đất ngập nước ven biển vịnh Cửa Lục (C). Cảnh quan trong khu vực được hình thành do xâm lấn, san lấp bãi triều và rừng ngập mặn. Hoạt động công nghiệp cảng biển trong tiểu vùng B2 bao gồm cảng biển nước sâu Cái Lân, nhà máy đóng tàu Hạ Long, cảng dầu B12 và một số cảng nhỏ lẻ khác.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng B2 là khu vực ưu tiên phát triển công nghiệp – cảng biển dẫn đến suy giảm hệ sinh thái rừng ngập mặn; Môi trường không khí bị ô nhiễm; Môi trường nước cũng có nguy cơ ô nhiễm do hoạt động giao thông thủy, vận chuyển hàng hóa gây ảnh hưởng đến môi trường tiểu vùng C1.
Định hướng bảo vệ môi trường: Đối với tiểu vùng B2 cần xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, quản lý chất thải; Nâng cao năng lực ứng cứu sự cố tràn dầu và tai nạn hàng hải; Dừng việc san lấp lấn chiếm vịnh Cửa Lục
3. Tiểu vùng ƣu tiên bảo vệ rừng, hồ đập Yên Lập (B3)
Tiểu vùng có tiềm năng du lịch sinh thái, có hệ sinh thái rừng nhiệt đới trên đồi núi thấp, đặc biệt có hồ Yên Lập với dung tích lớn đang được tu sửa để hướng tới xây dựng khu du lịch sinh thái.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng B3 thì tình trạng khai thác g trái phép vẫn đang diễn ra làm giảm tỷ lệ che phủ rừng; Suy giảm đa dạng sinh học; Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do xói mòn; Nguy cơ trượt lở đất ảnh hưởng đến các tiểu vùng D4, D3 và tiểu vùng B1.
95
Định hướng bảo vệ môi trường: Tiểu vùng B3 cần có các biện pháp bảo vệ rừng đồng thời tăng cường trồng rừng để tăng độ che phủ rừng; Bảo vệ chất lượng nước hồ Yên Lập, nghiêm cấm xả thải và vi phạm mặt nước hồ; Nghiêm cấm tất cả các hoạt động gây ô nhiễm hồ nhiễm nước hồ; Bảo vệ, phát triển lớp phủ rừng;
Quản lý các hoạt động phát triển nông, lâm nghiệp và sinh hoạt của cư dân không gây ô nhiễm trong lưu vực hồ Yên Lập
3.2.2.3. Vùng đất ngập nước ven biển, đảo và hải đảo Vịnh Cửa Lục (C ) 1. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển đô thị ven bờ Vịnh Cửa Lục (C1)
Tiểu vùng C1 là khu vực nằm gần các khu dân cư đô thị, các hoạt động công nghiệp ít phát triển nên vấn đề môi trường ở đây chủ yếu là chất thải đô thị từ các tiểu vùng A3, A4; chất thải từ quá trình khai thác than của tiểu vùng A1. Ngoài ra, tiểu vùng C1 cũng là nơi vận chuyển các chất thải ra các tiểu vùng thuộc vùng đất ngập nước Vịnh Hạ Long. Trong tiểu vùng C1 còn có Đảo Hòn Gạc không chỉ tạo cảnh quan độc đáo mà còn có vai trò trong việc chi phối chế độ dòng chảy, chế độ bồi lắng trong vịnh Cửa Lục.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng C1 nằm ở vị trí thu nhận các chất thải từ trên bờ đưa xuống của các hoạt động khai thác than (nhà máy nhiệt điện, khu dân cư ở phía đông, các hoạt động công nghiệp bắc và tây bắc vịnh (khu vực Hoành Bồ), các xí nghiệp công nghiệp phía tây vịnh Cửa Lục; Ô nhiễm nước do các hoạt động lấn biển, xây dựng đô thị gây bồi lắng đáy ven vịnh và gây ô nhiễm cho các tiểu vùng thuộc vùng D.
Định hướng bảo vệ môi trường: Tiểu vùng C1 phải có kế hoạch xây dựng, củng cố hệ thống kĩ thuật để xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường.Hầu hết các chất thải di chuyển vào vịnh Hạ Long (trừ các chất lắng đọng trong vịnh) theo dòng triều; Quản lý theo các quy định hiện hành; Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước, ngăn ngừa thải rác thải xuống vịnh; Cho phép các hoạt động phát triển ở mức hạn chế, đảm bảo giới hạn cho phép; Giữ nguyên hiện trạng tự nhiên của đảo Hòn Gạc.
2. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển cảng biển Vịnh Cửa Lục (C2)
96
Tiểu vùng C2 là khu vực ưu tiên phát triển giao thông thủy tuy nhiên đi cùng với sự phát triển kinh tế cần bảo tồn hệ sinh thái vùng triều bao gồm các bãi triều, các luồng lạch chính của các con sông đổ ra vịnh Cửa Lục Các bãi triều có vai trò quan trọng trong giữ ổn định chế độ hải văn và là điều kiện để phát triển rừng ngập mặn, Các luồng lạch chính có vai trò đảm bảo giao thông thủy và hoạt động của cảng Cái Lân, tạo hiệu quả cho phát triển kinh tế.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng C2 hiện nay các bãi bồi bị suy giảm gây nguy cơ bồi lắng, biến đổi chế độ dòng chảy. Các hoạt động giao thông thủy, phát triển cảng biển gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do chưa có biện pháp kiểm soát chất thải từ tàu thuyền và khu công nghiệp có khả năng ảnh hưởng đến các tiểu vùng nằm trong vùng đất ngập nước ven biển Vịnh Hạ Long.
Định hướng bảo vệ môi trường: Đối với tiểu vùng C2 cần có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc khai thác cát và nạo vét luồng lạch, đáy vịnh, lưu ý đến chế độ dòng chảy; Kiểm soát nguồn thải xuống vịnh Cửa Lục;
3.2.2.4. Vùng đất ngập nước ven biển, đảo và hải đảo Vịnh Hạ Long (D) 1. Tiểu vùng ƣu tiên bảo vệ hệ sinh thái ven bờ Vịnh Hạ Long (D1)
Tiểu vùng D1 nằm trong vùng đệm Khu Di sản Thế giới vịnh Hạ Long. Các hoạt động du lịch và dịch vụ trên vịnh, đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản ven vịnh, hoạt động giao thông thủy trên vịnh rất sôi động. Đây cũng là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất do các chất thải từ các tiểu vùng khác đổ về qua dòng nước.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng D1 là nơi tập trung các rác thải từ các khu vực khác, đây cũng là tiểu vùng có hệ sinh thái ven bờ đa đạng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm rác thải, nước thải từ tàu, thuyền du lịch, đánh bắt thủy sản, tàu thuyền giao thông thủy... cần được bảo vệ.
Định hướng bảo vệ môi trường: Tiểu vùng D1 là khu vực vùng đệm bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái vùng lõi Khu Di sản Thế giới vịnh Hạ Long nên cần quản lý theo các quy định hiện có về bảo vệ vùng di sản thiên nhiên thế giới; Không được phép lấn biển ở các bãi triều trong khu bảo tồn đặc biệt. Đối với các bãi triều với tỷ lệ phủ rừng ngập mặn hơn 16% thì chỉ được cho phép tiến hành công tác lấn
97
biển hiện đang nằm trong kế hoạch. Đối với các bãi triều khác, phải bảo tồn 75%
diện tích, dành một số diện tích để phát triển có kiểm soát; Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải, xử lý triệt để nước thải trước khi thải vào vùng biển giáp Vịnh Hạ Long; Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường nước, ngăn ngừa thải rác thải xuống vịnh;
Cho phép các hoạt động phát triển ở mức hạn chế, đảm bảo giới hạn cho phép;
Tuyên truyền, giáo dục cộng đồng ý thức bảo vệ khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
2. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển đô thị đô thị ven bờ Vịnh Hạ Long (D2)
Tiểu vùng D2 nằm dọc theo trung tâm kinh tế - chính trị của thành phố Hạ Long nên nảy sinh nhiều mâu thuẫn giữa việc phát triển kinh tế với bảo vệ sinh thái vùng ven biển. Đây là cũng là nơi tập trung chất thải từ tiểu vùng A1, A2, A3 và tiếp nhận chất thải từ tiểu vùng C1.
Các vấn đề môi trường: Tiểu vùng D2 nằm trong khu vực tiếp nhận chất thải của các tiểu vùng khác nên có nguy cơ ô nhiễm môi trường rất cao. Ngoài ra các hoạt động san lấp xây dựng đô thị xâm lấn đường bờ biển, đổ thải vật liệu do khai thác khoáng sản gây bồi lắng nghiêm trọng .
Định hướng bảo vệ môi trường: Với tiểu vùng D2 cần tổ chức trồng, khôi phục diện tích rừng ngập mặn; Hạn chế việc phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản; Tổ chức quy hoạch lại khu vực hoạt động thích hợp cho các nhà bè; Quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh tế trên biển, nghiêm cấm khai thác vật liệu làm biến dạng cảnh quan; Tôn trọng sự tồn tại của hệ thống các đảo, hang động, hệ động thực vật dưới mặt nước biển, trên đảo đá; Các dự án lấn biển phải tuân thủ nghiêm ngặt những qui định như: đắp bờ vây, chống bồi lắng bùn cát trước khi đổ thải; phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường, có phương án kỹ thuật thi công; thực hiện quan trắc môi trường; nạo vét bùn khi hoàn thành dự án. Dự án phải thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đúng qui trình san lấp mặt bằng, hút và vận chuyển đất, đá, bùn đúng nơi qui định.
3. Tiểu vùng ƣu tiên phát triển du lịch – dịch vụ ven bờ Vịnh Hạ Long (D3)