Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.1.2. Khối lượng và thành phần chất thải rắn

3.1.2.4. Dự báo khối lượng chất thải rắn phát sinh tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam đến năm 2020

Song song với việc phát triển các khu công nghiệp thì việc gia tăng khối lượng CTR là điều tất nhiên. Do đó, trong quá trình quản lý CTR một yếu tố không thể thiếu đó là dự báo diễn biến khối lượng và thành phần của CTR. Từ đó lập kế hoạch thu gom, xử lý và tái sử dụng chúng. Việc dự báo khối lượng CTR phát sinh chỉ mang tính tương đối vì nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chủ yếu phải dựa vào:

+ Tốc độ thu hút doanh nghiệp đầu tư;

+ Loại ngành nghề của doanh nghiệp, quy mô sản xuất + Số lượng lao động cần thiết.

Theo số liệu khảo sát tại Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam thì số lượng doanh nghiệp đầu tư vào các KCN của tỉnh không ngừng tăng lên qua các năm.

Năm 2011, số dự án thu hút vào các KCN là 20 dự án; Năm 2012, các KCN của thu hút thêm được20 dự án đầu tư; Năm 2013, số dự án đã thu hút vào các KCN là 26 dự án; Năm 2014, các KCN tỉnh đã thu hút được 31 dự án; Năm 2015 thu hút được 39 dự án. Như vậy trong 5 năm, giai đoạn 2011-2015, các KCN tỉnh đã thu hút được 132 dự án đầu tư. Các ngành nghề thu hút chính trong những năm gần đây chủ yếu là ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện, điện tử, sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất thiết bị máymóc….

Số lượng lao động được tuyển dụng vào làm việc trong các KCN ngày càng tăng qua các năm, cụ thể:

Năm 2011 tổng số lao động trong các KCN là 20.313 lao động; đến năm 2012 tổng số lao động là 24.650 lao động tăng 4.337 lao động so với 2011; năm 2013 số lao động là 29.072 lao động tăng 4.422 lao động so với năm 2012, đến năm 2014 tổng số

lao động là 36.269 lao động tăng 7.197 lao động và đến năm 2015 tổng số lao động là 42.874 lao động tăng 6.605 lao động.

Bảng 3.9. Tình hình thu hút doanh nghiệp qua các năm

Stt Năm

Tổng số doanh nghiệp

Số lƣợng thu

hút DN (dự án) Số lƣợng lao động

1 2011 134 20 20.213

2 2012 145 16 24.650

3 2013 167 26 29.072

4 2014 197 31 36.269

5 2015 230 39 42.874

Nguồn Phòng Quản lý đầu tư – Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam

Theo kết quả phân tích được, ta có thể thấy được lượng chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp ngày càng tăng. Việc gia nhập nhiều cơ sở sản xuất đã làm gia tăng lượng chất thải rắn công nghiệp,đồngthờicũnglàmgiatăngsốlượngcôngnhânlàmviệcđiềuđókéotheoviệc

giatănglượngchấtthảirắnsinhhoạt.

Dự tính số lao động trong các khu công nghiệp dự kiến đến 2020 khoảng 80.000 - 100.000 lao động [15]. Với định mức phát sinh chất thải sinh hoạt khoảng 0,5 kg/người/ ngày thì lượng chất thải sinh hoạt phát sinh một ngày = số lao động x định mức phát thải

Như vậy ước tính lượng chất thải sinh hoạt phát sinh tại các KCN đến năm 2020 từ 40.000 kg/ngày đến 50.000 kg/ngày.

Lĩnh vực ưu tiên phát triển, thu hút đầu tư tại các KCN tỉnh Hà Nam định hướng đến năm 2020:

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, có ưu thế cạnh tranh trên thị trường và thân thiện môi trường, doanh nghiệp nhỏ và vừa của các nước công nghiệp phát triển, chú trọng các doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu (về cơ khí chế tạo, lắp ráp, điện, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, thân thiện môi trường và tiết kiệm năng lượng...), nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp. Khuyến khíchcác nhà đầu tư đầu tư xây dựng cảng thông quan nội địa, các nhà máy cung cấp nước sạch, xử lý chất thải rắn, xử lý nước thải tập trung cho các khu công nghiệp, đô thị, các dự án trồng và chế biến các sản phẩm rau, củ, quả sạch phục vụ cho các siêu thị lớn và xuất khẩu, cũng như các dự án xây dựng các khu chăn nuôi tập trung, nghiên cứu và phát triển ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến, dược phẩm (Bia, sữa, nước giải khát, thuốc chữa bệnh, chế biến nông sản).[15]

Trong giai đoạn năm năm vừa qua tổng số doanh nghiệp thu hút được là 132.

Theo quy hoạch phát triển các KCN đến năm 2020 sẽ có thêm hai khu công nghiệp nữa đi vào hoạt động là KCN Đồng Văn III và KCN Đồng Văn IV. Dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ thu hút thêm được ít nhất 100 doanh nghiệp vào đầu tư tại các KCN.

Dựa trên lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là các ngành công nghiệp sạch, thân thiện với môi trường. Và lượng CTR tại 3 khu công nghiệp đang hoạt động là KCN Đồng Văn I, Đồng Văn II, KCN Châu Sơn về cơ bản sẽ không biến động nhiều do đã cơ bản lấp đầy. CTNH sẽ chủ yếu phát sinh tại các khu công nghiệp mớiƯớc tính trung bình mỗi ngày tại mỗi doanh nghiệp sẽ phát sinh khoảng 40 kg chất thải công nghiệp thông thường và 20 kg chất thải nguy hại. Ta có lượng chất thải công nghiệp thông thường phát sinh thêm tại 2 khu mới khoảng 4000 kg/ngày, chất thải nguy hại là 2000 kg/ngày.

Như vậy ước tính lượng chất thải công nghiệp phát sinh tại các KCN đến năm 2020 khoảng 80.000 kg/ngày, lượng chất thải nguy hại khoảng27.000 kg/ngày.

Bảng 3.10. Dự báo khối lượng CTR trong hoạt động công nghiệp

STT Loại chất thải Đơn vị Năm 2020

1 Chất thải rắn sinh hoạt kg/ngày 50.000

2 Chất thải rắn công nghiệp thông thường kg/ngày 80.000

3 Chất thải rắn nguy hại. kg/ngày 27.000

4 Tổng kg/ngày 157.000

Với khối lượng chất thải rắn được dự báo như trên, đây sẽ là một áp lực lớn đối với công tác quản lý chất thải rắn tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam, nếu như không giải quyết triệt để, kịp thời việc thu gom và xử lý chất thải công nghiệp không nguy hại và chất thải nguy hại tập trung. Do đó vẫn còn tồn tại những nguy cơ tiềm tàng do chất thải công nghiệp gây ra do chưa được thu gom và xử lý phù hợp. Ngoài ra hiện tượng phổ biến ô nhiễm do CTR nguy hại trong quá trình vận chuyển và xử lýliên tỉnhchưađượcphòngngừa,kiểmsoáttốt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)