Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 58 - 61)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng và quản lý chất thải rắn

Xây dựng chiến lược quản lý chất thải rắn tại các KCN bằng phương pháp SWOT Điểm mạnh của hệ thống quản lý CTR trong KCN tỉnh Hà Nam

+ Các phòng chuyên môn về môi trường thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Hà Nam, Chi cục bảo vệ môi trường – Sở Tài nguyên môi trường đã có sự phân công trách nhiệm và nhận thức rõ ràng về công tác xử lý chất thải.

+ Cơ sở hạ tầng, hệ thống thu gom chất thải rắn tương đối thuận lợi

+ Đã có nhiều doanh nghiệp có ý thức phân công cán bộ phụ trách môi trường riêng + Đội ngũ cán bộ quản lý môi trường nhiệt tình, có trình độ học vấn từ đại học trở lên, đúng chuyên ngành mô trường.

- Các điểm yếu hiện nay:

+ Chưa thực hiện tốt công tác phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn, tái sinh, tái chế rác thải

+ Nhận thức về quản lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn yếu, kém, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển với đơn vị không có chức năng

+ Ý thức của người lao động trong các nhà máy chưa cao, còn vứt rác bừa bãi ra các khu vực ngoài hàng rào công ty.

+ Thiếu các điểm chung chuyển chất thải rắn tại các khu công nghiệp.

+ Trách nhiệm về quản lý chất thải rắn phát sinh trong khu công nghiệp ở các cấp quản lý chưa rõ ràng, chưa tập trung về một cơ quan quản lý nhất định.

+ Không có nhà máy xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Hà Nam - Các cơ hội trong quản lý chất thải rắn phát sinh tại các KCN.

+ Được UBND tỉnh quan tâm tạo điều kiện + Có cơ hội để vay vốn nước ngoài

+ Phương tiện thông tin đại chúng sẵn sang

+ Sự ra tăng mạnh mẽ nhu cầu tái sử dụng chất thải làm nguyên liệu và năng lượng đầu vào.

- Các thách thức trong công tác quản lý CTR tại các KCN

+ Gia tăng nhanh chóng các doanh nghiệp, dẫn đến gia tăng lao động dẫn đến gia tăng nguồn phát sinh chất thải rắn, thành phần, khối lượng chất thải rắn.

+ Thiếu kinh phí đầu tư cho công tác quản lý, giám sát việc vận chuyển, xử lý CTR.

+ Nhận thức về bảo vệ môi trường còn yếu.

Từ những phân tích ở trên ta có thể rút ra một số định hướng pháttriển hệ thống quản lý CTR tại các KCN tỉnh Hà Nam nhằm mục tiêu quản lý, bảo vệ môi trường tại các KCN trên địa bàn tỉnh Hà Nam hiệu quả như sau:

+ Lập dự án vay vốn nước ngoài để xây dựng các trạm trung chuyển rác thải.

+ Kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác thải, chất thải nguy hại (xây dựng các tiêu chí lựa chọn các nhà đầu tư công nghệ xử lý CTR hiện đại, xử lý rác tối ưu…)

+ Xây dựng chương trình nâng cao năng lực quản lý

+ Tận dụng các phương tiện truyền thông để tuyên truyền về bảo vệ môi trường vớ chuyên đề về chất thải rắn

+ Tăng cường tính thực thi của hệ thống pháp luật thông qua thanh tra, kiểm tra và xử phạt

+ Xây dựng các chương trình nâng cao ý thức người lao động + Tái chế, tái sinh rác thải

+ Xây dựng cơ chế quản lý CTR thống nhất và đồng bộ. Quy định trách nhiệm quản lý về CTR rõ ràng

+ Hoàn thiện các quy định, chính sách về BVMT đối với chất thải rắn tại các KCN.

Qua phân tích và kết hợp giữa Điểm mạnh – Điểm yếu - Cơ hội – Thách thứcnuốn nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường cần thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các biện pháp quản lý và biện pháp công nghệ trong quản lý môi trường, trước mắt cần thực hiện những giải pháp như: .

- Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp trong thu gom, phân loại chất thải rắn ngay tại nguồn. Lồng ghép nhiều nội dung vào buổi tập huấn để tránh lãng phí và làm mất thời gian của cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận chuyển, xử lý chất thải rắn tại các doanh nghiệp.Bên cạnh đó cần tăng cường chế tài xử lý vi phạm đối với những doanh nghiệp cố tình không thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. Nếu phát hiện vi phạm cần kiên quyết xử lý, tránh để tình trạng nể nang dẫn đến giảm tính răn đe của pháp luật và hiện tượng “nhờn luật” đang có biểu hiện ngày càng rõ nét.

- Tăng cường các biện pháp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của các cán bộ quản lý môi trường từ cơ quan quản lý nhà nước đến các doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải đi kèm với đầu tư, hoàn thiện vật lực phục vụ công tác quản lý, như trang bị phương tiện di chuyển, bổ sung nguồn nhân lực.

-

Quyđịnhcụthể,rõràngtráchnhiệmcủatấtcảcáccơquanliênquantronglĩnhvựcquảnlýchất

thảirắn của tỉnh,đồngthờixâydựngcơ

chếcộngtácchặtchẽnhằmthựcthihiệuquảcácquyđịnhtronghoạtđộngthugom,vậnchuyể nvàxử lý chấtthảirắn;

- Phân cấp trách nhiệm rõ ràng và có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cấp, ngành trong hoạt động quản lý về bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng trong giai đọan sắp tới.

- Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về chấtthảirắn;cáctàiliệuhướngdẫn kỹ thuậtvềquảnlý,xửlýchấtthảirắn.

- Khuyến khích các CSSX, xí nghiệp, nhà máy đầu tư vào hoạt động tái chế, tái sửdụng vàthuhồinănglượngtừchấtthảirắntrongkhucôngnghiệp

- ĐầutưxâydựngtrạmtrungchuyểnchấtthảirắntạicácKCN.

- Đầu tư để xây dựng thêm các khu xử lý chất chất rắn thông thường và thải nguy hại trên địabàn tỉnh.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hà nam (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)