Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá sự phân bố các dạng liên kết kim loại nặng trong trầm tích sông thuộc tỉnh hải dương (Trang 27 - 30)

1.5.1. Đặc điểm sông ngòi của tỉnh Hải Dương.

Hải Dương có hệ thống sông ngòi dày đặc, bao gồm 02 hệ thống sông chính đó là: Hệ thống sông Thái Bình, hệ thống sông Bắc Hưng Hải và các kênh mương thủy lợi. Nó là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và nước sinh hoạt của người dân, cũng là nơi tiêu thoát nước của khu vực.

Hệ thống sông Thái Bình là hệ thống sông lớn thứ hai của miền Bắc, hợp lưu của ba con sông: sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam chảy qua địa phận tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng. Chiều dài của sông Thái Bình chảy qua tỉnh Hải Dương là 73km với tổng lượng nước là 30 - 40 tỷ m3 nước/năm (trong đó nước nhận từ sông Hồng hàng năm lên đến 22,9.109 m3 nước và 17.106 tấn phù sa qua sông Luộc và sông Đuống).

28

Hệ thống thủy lợi Bắc Hƣng Hải đƣợc xây dựng từ năm 1958, là một hệ thống kênh, đập, trạm bơm, đê điều nhằm phục vụ việc tưới tiêu và thoát ứng cho các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, một phần tỉnh Bắc Ninh và Tp Hà Nội. Nằm giữa các sông Hồng (phía Tây), sông Đuống (phía Bắc), sông Thái Bình (phía Đông), sông Luộc (phía Nam), trong phạm vi các vĩ độ 20030’ - 21007’ và các kinh độ 105050’ - 106036’. Tổng chiều dài của hệ thống kênh chính là 200 km, phục vụ tưới tiêu cho diện tích khoảng 2002,3m2.

Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường tại các hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông thủy lợi Bắc Hƣng Hải đã và đang dần bị suy giảm về chất lƣợng môi trường nước.

1.5.2. Hiện trạng công nghiệp, giao thông ở Hải Dương

Vừa đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vừa thu hút đầu tƣ, đến nay toàn tỉnh đã thu hút được 131 dự án đầu tư trong và ngoài nước vào các KCN (không kể dự án đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng), với số vốn đăng ký đầu tƣ 2,1 tỷ USD. Các doanh nghiệp đã thực hiện đƣợc 1 tỷ USD. Các dự án đầu tƣ vào KCN chủ yếu là các dự án FDI, với công nghệ cao thuộc các tập đoàn đầu tƣ lớn của các quốc gia và vùng lãnh thổ nhƣ: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Pháp… Đa số dự án đƣợc cấp phép trong những năm gần đây.

Các KCN trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có tỷ lệ lấp đầy tương đối nhanh so với các KCN trong nước. Hiện nay, 60% diện tích trong các KCN đã cho các doanh nghiệp thuê đất. Nhiều KCN đã lấp đầy diện tích đất cho thuê nhƣ các KCN Nam Sách, Phúc Điền, Đại An (giai đoạn 1), Tân Trường (giai đoạn 1). Trong các KCN của tỉnh hiện nay, dự án đến từ Nhật Bản (hoặc đầu tư qua nước thứ ba của Nhật Bản) có 37 dự án với số vốn đăng ký đầu tƣ 722 triệu USD. Các dự án đầu tƣ của Nhật Bản trong các KCN có dây chuyền công nghệ tiên tiến, xử lý môi trường tốt, có tiến độ triển khai đầu tƣ nhanh, đúng cam kết. Sản phẩm chủ yếu của các doanh nghiệp Nhật Bản là điện, điện tử với giá trị xuất khẩu lớn. Đến nay đã có trên 91 dự án đi vào sản xuất, kinh doanh với kim ngạch xuất khẩu trên 700 triệu USD/năm,

29

giải quyết việc làm cho 4,26 vạn lao động. Tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cơ bản ổn định. Các doanh nghiệp trong KCN làm tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đồng thời đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương.

Cùng phát triển các KCN, các địa phương cũng đẩy mạnh phát triển cụm công nghiệp (CCN). Đến nay, toàn tỉnh đã phê duyệt, đầu tƣ xây dựng 38 CCN với tổng diện tích quy hoạch 1.700 ha. Trong đó, thị xã Chí Linh có 7 CCN; huyện Bình Giang có 5 CCN; các huyện Cẩm Giàng, Kim Thành, Thanh Miện, Kinh Môn và TP Hải Dương mỗi địa phương có 3 CCN. Các huyện còn lại có từ 1 đến 2 CCN.

Các CCN trong tỉnh đã thu hút trên 300 nhà đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh với số vốn đầu tƣ trên 5.500 tỷ đồng. Hiện tại có 27 CCN đã đi vào hoạt động với diện tích lấp đầy từ 70% trở lên. Có 6 CCN đã lấp đầy 100% là CCN phía tây đường Ngô Quyền (TP Hải Dương), Hưng Thịnh (Bình Giang), An Đồng (Nam Sách), Kim Lương (Kim Thành), Hiệp Sơn (Kinh Môn) và Cộng Hòa (Chí Linh). Các CCN thu hút các nhà đầu tư địa phương, mở mang phát triển ngành nghề theo từng thế mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp từng vùng, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động nông thôn.

30

Một phần của tài liệu Phân tích và đánh giá sự phân bố các dạng liên kết kim loại nặng trong trầm tích sông thuộc tỉnh hải dương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)