Dữ liệu PM 2.5 từ các trạm quan trắc mặt đất

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu vệ tinh MODIS đánh giá chất lượng không khí khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ

2.3. Dữ liệu nghiên cứu

2.3.2. Dữ liệu PM 2.5 từ các trạm quan trắc mặt đất

Hiện nay, ở Việt Nam, bên cạnh các hoạt động quan trắc thủ công thì hoạt động quan trắc tự động ngày càng được quan tâm phát triển. Đối với môi trường không khí, mạng lưới các trạm quan trắc tự động, cố định trên phạm vi cả nước ngày càng mở rộng. Trên cả nước Việt Nam hiện có 31 trạm quan trắc không khí tự động, cố định thuộc mạng lưới quan trắc môi trường Quốc gia và địa phương đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, có một số trạm đã dừng hoạt động.

Trong khuôn khổ Dự án "Tăng cường thiết bị tự động quan trắc môi trường không khí và nước" theo Quyết định số 1698/QĐ-BTNMT ngày 29/10/2007 của Bộ trưởng Bộ TN&MT và Quyết định số 1073/QĐ-BTNMT ngày 11/6/2009 của Bộ trưởng Bộ TN&MT, 07 trạm quan trắc môi trường không khí tự động đã được đầu tư, xây dựng nhằm tăng cường công tác giám sát ô nhiễm và quản lý môi trường quốc gia[18]. 07 trạm này đã đƣợc triển khai lắp đặt tại 6 tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Khánh Hòa, riêng tại Hà Nội đƣợc đầu tƣ 2 trạm.

- Trạm tại Gia Lâm, Hà Nội: Đây là trạm khí tự động đầu tiên do Tổng cục Môi trường đầu tư và quản lý, là loại trạm quan trắc ven đường, quan trắc các thông số cơ bản trong môi trường không khí do ảnh hưởng của hoạt động giao thông. Trạm được lắp đặt vào tháng 6/2009 trong khuôn viên của Trung tâm Quan trắc môi trường – Tổng cục Môi trường tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội [19].

- Trạm tại Đà Nẵng: Tháng 6/2010, Trạmkhí tại Đà Nẵng đƣợckhởi công xây dựngvà chính thức đi vàohoạt động vào tháng 1/2011, đƣợcđặt trong khuôn viêncủa Trường Đại họcĐà Nẵng, số 41, LêDuẩn. Đây là loại trạm quan trắc ven đường [19].

- Trạm tại khu vực Lăng Bác và Quảng trường Ba Đình, Hà Nội: Tháng 9/ 2011, trạm Lăng đƣợc khởicông lắp đặt và đƣợcđặt tại khu vực LăngChủ tịch Hồ Chí Minhvà Quảng trường BaĐình với mục tiêuquan trắc môi trườngkhông khí cơ bản, đặctrưng cho môi trườngkhông khí đô thị[19].

- Trạm tại Khánh Hòa: Tháng 11/ 2011, trạm khí tại Khánh Hòađƣợc khởi công xâydựng, đi vào hoạtđộng chính thức vàotháng 4/ 2012. Trạmđƣợc đặt trong khuônviên của Làng trẻ SOSNha Trang, tại đường2/4, phường Vĩnh Hòa. Đây là loại trạm quan trắc ven đường [19].

- Trạm tại Phú Thọ và Huế: Cùng đƣợc khởi công xây dựng, lắp đặt vào tháng 1/2013, chính thức hoạt động vào tháng 2/2013. Trạm tại Phú Thọ đƣợc đặt trong khuôn

viên Công ty xăng dầu Phú Thọ, đường Hùng Vương, thành phố Việt Trì. Trạm tại Huế được đặt trong trường Cao đẳng Sư phạm Huế, 82 đường Hùng Vương, thành phố Huế[19].

- Trạm tại Quảng Ninh: Tháng 12/ 2013, trạm khí cuối cùng trong số 07 trạm thuộc khuôn khổ Dự án của Tổng cục Môi trường được xây dựng và lắp đặt, đặt trong khu I, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long. Đây là loại trạm quan trắc ven đường [19].

Hình 2. 5-Trạm quan trắc đặt tại Long Biên, Hà Nội

Các thông số quan trắc liên tục bao gồm các thông số khí tƣợng (nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất), các thông số ô nhiễm (Carbon monoxit - CO, Ozone - O3, Oxit Nito - NOx, Sunfua dioxit - SO2, PM10, PM 2.5, PM1,…) và các thông số khác (BTEX - Benzen, Toluen, Etylen, O-Xylen; m,p-Xylen) theo thời gian.

Riêng trạm khí đặt tại 556 Nguyễn Văn Cừ, Long Biên, Hà Nội và trạm khí đặt tại Phú Thọ quan trắc thêm thông số THC (tổng Hidro carbon). Trong đó, 6 trạm khí đƣợc đầu tƣ công nghệ của hãng Horiba - Nhật Bản và Grim - Đức. Trạm khí đặt tại khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Quảng trường Ba Đình được đầu tư theo công nghệ quang phổ hấp thụ vi sai (DOAS) của hãng OPSIS - Thụy Điển và 1 hệ thống tự động đo, cảnh báo phóng xạ RM-A1[18].

Hình 2. 6-Đồ thị số liệu quan trắc từ 07 trạm và chỉ số AIQ trên website của Trung tâm quan trắc môi trường

Kết quả quan trắc của 7 trạm khí đƣợc công bố rộng rãi trên trang website:

quantracmoitruong.gov.vn dưới dạng đồ thị theo thời gian và được đánh giá theo chỉ số AQI để từ đó có thể cảnh báo kịp thời tới các cơ quan và người dân khi môi trường không khí xung quanh bị ô nhiễm tới mức cảnh báo. Các trạm khí đều cung cấp chuỗi số liệu quan trắc liên tục theo thời gian, tỷ lệ số liệu quan trắc đạt đƣợc cao. Có thể nói, việc đầu tƣ xây dựng 7 trạm khí đã mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa to lớn, phục vụ đắc lực cho công tác giám sát, cảnh báo, đồng thời cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý và BVMT. Đặc biệt, các trạm đƣợc phân bố xây dựng tại các thành phố lớn trên cả nước, nơi có mật độ dân số lớn kéo theo hiện trạng môi trường không khí bị ảnh hưởng.

Đối với một trạm quan trắc không khí tự động, cố định, dữ liệu về các trạm đƣợc cung cấp dưới định dạng file exel, mỗi file lưu trữ dữ liệu thu được từ một trạm quan trắc tự động. Tất cả gồm có các file tương ứng với dữ liệu thu thập được từ 07 trạm.

Bảng 2. 3-Ví dụ về cấu trúc dữ liệu PM 2.5 được lưu trữ trong file exel

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu vệ tinh MODIS đánh giá chất lượng không khí khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)