WebGis thể hiện bản đồ PM 2.5

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu vệ tinh MODIS đánh giá chất lượng không khí khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 59 - 63)

Sau khi đã tính toán đƣợc giá trị PM 2.5 và thành lập đƣợc bản đồ PM 2.5 trên toàn bộ khu vực ĐBSH, kết quả này được đưa lên WebGis (CPIS) để người dùng quan tâm có thể nắm bắt đƣợc thông tin về giá trị PM 2.5 một cách trực quan và chi tiết.

Để thực hiện đƣợc điều này, cần tiến hành kết nối dữ liệu PM 2.5 với CSDL của hệ thống. Nhƣ mô hình WebGis đã trình bày ở mục 2.4, CSDL này chính là PostGis. Tuy nhiên, trên thực tế, vì dữ liệu để chạy hệ thống WebGis của CPIS chƣa nhiều và chƣa đáp ứng đủ nguồn nhân lực vận hành hệ thống (một cách bài bản, đảm bảo đúng quy trình) nên việc kết nối và lưu trữ dữ liệu vào PostgreSQL/ PostGis tạm thời đƣợc bỏ qua. Nhƣ vậy, ảnh PM 2.5 sẽ đƣợc kết nối trực tiếp với GeoSever nhƣ hình dưới:

Hình 3. 23-Giao diện kết nối dữ liệu raster trong Geosever

Sau khi dữ liệu đƣợc thêm mới vào GeoSever, có thể tiến hành trình bày bản đồ PM 2.5 với SLD (Styled Layer Desciptor).

Hình 3. 24- Tạo style cho lớp bản đồ PM 2.5 với SLD

Kết quả đưa bản đồ PM 2.5 lên WebGis được minh họa ở hình 37. Người dùng có thể sử dụng chức năng “Truy vấn không gian” để xem thông tin giá trị PM 2.5 tại một vị trí bất kì trên bản đồ.

Hình 3. 25- Bản đồ PM 2.5 trên nền WebGis

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết lun

Qua phần lý thuyết và thực nghiệm, đề tài đã chứng minh về khả năng ứng dụng công nghệ viễn thám vào lĩnh vực giám sát ô nhiễm không khí ở Việt Nam nói chung, việc sử dụng tƣ liệu MODIS vào đánh giá chất lƣợng không khí nói riêng.Phương pháp tiến hành cho kết quả thể hiện bức tranh toàn cảnh về tình trạng ô nhiễm không khí khu vực ĐBSH cũng nhƣ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Mặc dù số lƣợng điểm quan trắc thực địa còn mỏng và không trải đều trên phạm vi nghiên cứu nhưng kết quả cho thấy chỉ số R2 khi xác định tương đối khả quan, bước đầu thể hiện tính đúng đắn trong phương pháp ước tính.So sánh với các nghiên cứu tương tự trong khu vực và trên thế giới, kết quả thu được là tương đương. Trong phạm vi của đề tài, kết quả này có thể chấp nhận đƣợc và có thể nghiên cứu cải tiến độ chính xác của các mô hình tính toán trong tương lai.

Kết quả thực nghiệm cho thấy giá trị nồng độ PM 2.5 ở khu vực ĐBSH và đồng bằng ven biển cao hơn hẳn so với khu vực vùng núi, đặc biệt cao ở khu vực Hà Nội.

Thực tế, các khu có nồng độ PM 2.5 cao là khu vực có tốc độ đô thị hóa mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, làng nghề, hoạt động xây dựng và giao thông dày đặc,...

Việc đƣa kết quả bản đồ bụi PM 2.5 lên nền webgis hoàn toàn phù hợp với xu thế hiện này, là phương pháp truyền tải thông tin đến cộng đồng một cách hiệu quả, trực quan và hữu hiệu nhất.

Với thực trạng quan trắc môi trường không khí tự động hiện nay của Việt Nam (số lƣợng trạm quan trắc mặt đất còn ít, nhiều trạm đang ngừng hoạt động, việc đầu tƣ xây dựng mạng lưới trạm quan trắc dày đặc gặp nhiều khó khăn do chi phí lớn), phương pháp nghiên cứu của đề tài đã góp phần bổ sung một phương pháp quan trắc phục vụ việc đánh giá tình hình ô nhiễm bụi trên khu vực đồng bằng sông Hồng. Kết quả thực nghiệm chứng minh, phương pháp này có thể áp dụng cho toàn bộ khu vực Việt Nam.

Kiến ngh

Ngoài phương pháp sử dụng ảnh sol khí MODIS để tính toàn nồng độ PM 2.5, có thể tiến hành nghiên cứu thêm các phương pháp khác để tính toán hàm lượng bụi này.

Nghiên cứu sử dụng sản phẩm ảnh MODIS độ phân giải 10 km nên còn giới hạn về độ chi tiết vì thế trong tương lai có thể sử dụng các tư liệu ảnh có độ phân giải cao hơn để có đƣợc bản đồ bụi PM 2.5 chi tiết hơn.

Để nâng cao độ chính xác mô hình tính toán, cần tăng dày dữ liệu quan trắc thực địa.

Một phần của tài liệu Sử dụng tư liệu vệ tinh MODIS đánh giá chất lượng không khí khu vực đồng bằng sông hồng (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)