CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐƯỢC THÀNH LẬP
2.1. Thực trạng lao động Việt Nam trong những năm gần đây
2.1.1. Lực lượng lao động
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu về thị trường lao động chủ yếu:
Chỉ tiêu
Năm
2014 Năm 2015
Quý IV Quý I Quý II Quý III
Quý IV Lực lượng lao động ( triệu người ) 54,43 53,64 53,71 54,32 54,59 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%) 77,7 77,3 76,2 76,4 78,8 Số người có việc làm ( triệu người) 53,44 52,43 52,53 53,17 53,5
Nguồn: Theo Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015 của TCTK.
Theo Bảng trên ta có thể thấy được lực lượng lao động có những dấu hiệu khả quan. Trong quý IV năm 2014 lực lượng lao động khá cao đạt 54,43 triệu người tuy nhiên sau đó lại giảm dần trong Quý I, Quý II và Quý III năm 2015, cụ thể trong Quý I năm 2015 lực lượng lao động chỉ đạt 53,64 triệu người giảm 0,79 triệu người;
Quý II năm 2015 đạt 53,71 triệu người giảm 0,72 triệu người so với Quý IV năm 2014; đến Quý III năm 2015 lực lượng lao động có dấu hiệu khởi sắc hơn khi đạt 54,32 triệu người chỉ giảm 0,11 triệu người so với Quý IV năm 2014. Đến Quý IV năm 2015, lực lượng lao động đạt 54,59 cao nhất trong các quý từ quý IV năm 2014, cụ thể tăng 0,27 triệu người so với Quý III năm 2015, tăng 0,16 triệu người so với Quý IV năm 2014.
Về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, trong Quý IV năm 2014, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 77,%, đến Quý I năm 2015, tuy lực lượng lao động giảm xuống nhưng đồng thời tỉ lệ tham gia lực lượng lao động cũng giảm xuống theo, cụ thể chỉ đạt 77,3%, đến Quý II và Quý III năm 2015, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tiếp tục giảm xuống, khi chỉ đạt lần lượt 76,2% và 76,4%. Đến Quý IV năm 2015, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng mạnh so với Quý III năm 2015, đạt
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
78,8% cao hơn cả trong Quý IV năm 2014. Về số người có việc làm, trong Quý IV năm 2014 đạt 53,44 triệu người, sau đó cũng giảm dần trong các quý tiếp theo, cụ thể quý I năm 2015 đạt 52,43 triệu người, quý II năm 2015 đạt 52,53 triệu người, quý III năm 2015 đạt 53,17 triệu người, tuy nhiên đến quý IV năm 2015, số người có việc làm tiếp tục tăng cao đạt 53,5 triệu người, cao nhất trong các quý từ quý IV năm 2014.
Bảng 2.2. Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số từ 15 tuổi trở lên.
Năm
2014 Năm 2015
Quý IV Quý I Quý II Quý III
Quý IV 1. Dân số từ 15 tuổi trở lên ( Triệu người)
Chung 70,06 69,75 70,86 71,52 69,57
Nam 34,02 33,93 34,15 34,62 33,79
Nữ 36,04 35,82 36,71 36,9 35,78
Thành thị 23,25 23,69 23,59 24,16 24,05
Nông thôn 46,81 45,79 47,27 47,36 45,52
2. Lực lượng lao động ( Triệu người)
Chung 54,43 53,64 53,71 54,32 54,59
Nam 27,97 27,82 27,66 28,07 28,11
Nữ 26,46 25,82 26,05 26,25 26,48
Thành thị 16,36 16,94 16,26 16,75 17,45
Nông thôn 38,07 36,7 37,44 37,57 37,14
3. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động (%)
77,69 77,4 75,59 76,83 78,84 Nguồn: TCTK (2014,2015), Điều tra Lao động – Việc làm hằng quý.
Qua bảng trên ta có thể thấy, trong Quý IV năm 2015, dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 69,57 triệu người, tuy nhiên dân số từ 15 tuổi trong lực lượng lao động chỉ đạt 54,59 triệu người, như vậy dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế đạt
H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51
14,98 triệu người. Trong quý IV năm 2014, dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế đạt 15,63 triệu người. Như vậy, so với Quý IV năm 2014, dân số từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế trong quý IV năm 2015 giảm 650 nghìn người, chủ yếu do giảm nhóm “ Học sinh, sinh viên” (-160 nghìn người) và nhóm “ Mất khả năng lao động” (-147 nghìn người).
Xét theo giới tính, trong Quý IV năm 2014, tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động chiếm 51,39% cao hơn so với nữ giới, chỉ chiếm 48,61%. Đến Quý IV năm 2015, tỷ lệ nam giới trong lực lượng lao động vẫn cao hơn so với nữ giới khi đạt 51,5%. trong Quý IV năm 2014 và Quý IV năm 2015, lực lượng lao động trong Quý IV năm 2015 tăng 0,16 triệu người (khoảng 0,3%) trong đó, nam giới tăng 0,14 triệu người ( khoảng 0,5% so với nam giới trong quý IV năm 2014); nữ giới tăng 20 nghìn người ( khoảng 0,07% so với nữ giới trong Quý IV năm 2014). Như vậy ta cũng có thể thấy được số lượng nam giới trong lực lượng lao động cao hơn so với nữ giới, đồng thời tỷ lệ gia tăng của nam giới qua các quý cũng cao hơn so với nữ giới. Xét theo khu vực, trong quý IV năm 2014, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn chiếm gần 70% cao hơn hẳn so với lực lượng lao động ở khu vực thành thị.
Đến quý IV năm 2015, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn có giảm so với Quý IV năm 2014 nhưng vẫn chiếm 68% lực lượng lao động. Như vậy, ta có thể thấy được, lực lượng lao động chủ yếu ở Việt Nam vẫn ở khu vực nông thôn là chính.
Nhận xét: Do lực lượng lao động vẫn chủ yếu hoạt động ở khu vực nông thôn mà hoạt động kinh tế chủ yếu ở khu vực này vẫn là hoạt động nông nghiệp nên hàm lượng chuyên môn, kĩ thuật gần như không có, đem lại hiệu quả kinh tế không cao. Hiện nay đã có rất nhiều doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về các vùng nông thôn để xây dựng cơ sở và tuyển dụng lao động ở các vùng nông thôn về làm việc. Tuy nhiên, hầu hết các công việc này không đòi hỏi nhiều về bằng cấp và năng lực tay nghề, chuyên môn nên lương vẫn còn thấp. Các công việc đòi hòi tay nghề, bằng cấp và chuyên môn thì những chủ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lại ưu tiên sử dụng lao động của nước họ do vậy hiệu quả kinh tế từ những lao động làm việc tại đây vẫn không cao. H Ộ I CÁN
S Ự FTU
- K51