Thất nghiệp và thiếu việc làm

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐƯỢC THÀNH LẬP (Trang 25 - 30)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐƯỢC THÀNH LẬP

2.1. Thực trạng lao động Việt Nam trong những năm gần đây

2.1.3. Thất nghiệp và thiếu việc làm

Bảng 2.4. Số người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp theo giới tính, khu vực và nhóm tuổi.

Đơn vị: nghìn người.

Năm 2014 Năm 2015

Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV

Chung 975,2 1.159,8 1.144,6 1.128,7 1.051,6

Nam 502,2 622,7 631,3 625,3 590,3

Nữ 473,0 537,1 513,3 503,4 461,2

Thành thị 477,0 534,1 525,7 521,3 502,9

Nông thôn 498,2 625,6 618,9 607,4 548,7

15-24 tuổi 448,4 586,2 592,6 666,5 559,4

Nguồn: TCTK (2014, 2015), Điều tra Lao động- Việc làm hằng quý.

Về số lượng người thất nghiệp, trong Quý IV năm 2014, số lượng người thất nghiệp khoảng 975,2 nghìn người, trong đó, số lượng thất nghiệp ở nam giới đạt 502,2 triệu người ( chiếm khoảng 51,5%) cao hơn so với nữ giới chỉ chiếm 48,5%;

số lượng thất nghiệp ở nông thôn cao hơn so với ở thành thị, cụ thể số lượng thất nghiệp ở nông thôn đạt 498,2 nghìn người( chiếm khoảng 51,09%) cao hơn một chút so với thất nghiệp ở thành thị. Trong quý IV năm 2015, số lượng người thất nghiệp khoảng 1.051,6 nghìn người, trong đó, số lượng thất nghiệp ở nam giới khoảng 590,3 nghìn người ( chiếm khoảng 56,13%) cao hơn so với nữ giới chỉ chiếm 43,87%; số lượng thất nghiệp ở nông thôn vẫn cao hơn so với ở thành thị; cụ thể số lượng thất nghiệp ở nông thôn đạt 548,7 nghìn người ( chiếm khoảng 52,18%) cao hơn so với thất nghiệp ở thành thị. So với quý IV năm 2014, số lượng người thất nghiệp trong quý IV năm 2015 tăng 76,4 nghìn người khoảng 7,83%, trong đó khu vực thành thị tăng 25,9 nghìn người, nhóm thanh niên từ 15 đến 24 tuổi tăng 111 nghìn người, tuy nhiên nữ giới lại giảm 11,8 nghìn người.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Hình 2.2. Số lượng người lao động thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo trình độ chuyên môn kĩ thuât, quý 3/2015 và quý 4/2015.

Đơn vị: nghìn người.

Nguồn: TCTK (2014, 2015), Điều tra Lao động- Việc làm quý 3 và quý 4 năm 2015.

Số lượng người thất nghiệp trong quý III năm 2015 khoảng 1.128,7 nghìn người, đến quý IV năm 2015 số lượng người thất nghiệp giảm 77,1 nghìn người, xuống chỉ còn 1051,6 nghìn người. Trong quý IV năm 2015, số lượng người thất nghiệp khoảng 1051,6 nghìn người, trong đó có 417,3 nghìn người có chuyên môn kĩ thuật ( chiếm khoảng 39,7%), bao gồm: 155,5 nghìn người có trình độ đại học trở lên; 115 nghìn người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp; 6,1 nghìn người có trình độ cao đẳng nghề; 15 nghìn người có trình độ trung cấp nghề; 26,9 nghìn người có trình độ sơ cấp nghề và 35,2 nghìn người có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng. Như vậy, so với quý III năm 2015, số lương người bị thất nghiệp có trình độ chuyên môn kĩ thuật giảm 78 nghìn người. Trong đó, giảm ở năm nhóm: trình độ đại học trở lên giảm 70 nghìn người; sơ cấp nghề giảm 18,32 nghìn người; cao đẳng nghề giảm 9,03 nghìn người; trung cấp nghề giảm 8,08 nghìn người; cao đẳng chuyên nghiệp giảm 2,33 nghìn người. Ngược lại, số người có trình độ chuyên môn kĩ thuật bị thất nghiệp tăng ở hai nhóm: chứng chỉ nghề dưới 3 tháng tăng 26,23 nghìn người; trung cấp chuyên nghiệp tăng 3,54 nghìn người.

0 50 100 150 200 250

Đại học trở lên Cao đẳng chuyên nghiệp Cao đẳng nghề Trung cấp chuyên nghiệp Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng

Quý IV/2015 Quý III/2015

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Bảng 2.5. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo giới tính, khu vực, trình độ chuyên môn kĩ thuật và nhóm tuổi:

Năm 2014 Năm 2015

Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV

Chung 2,05 2,43 2,42 2,35 2,18

1.Theo giới tính

Nam 1,96 2,42 2,48 2,41 2,28

Nữ 2,15 2,45 2,35 2,27 2,07

2. Theo khu vực

Thành thị 3,21 3,43 3,53 3,38 3,15

Nông thôn 1,52 1,95 1,91 1,86 1,70

3. Theo trình độ chuyên môn

Không có trình độ, bằng cấp 1,57 1,67 1,58 1,75 1,93 Chứng chỉ nghề dưới 3 tháng 1,31 1,45 0,97 0,98

Sơ cấp nghề 1,75 2,05 2,71 2,11 1,69

Trung cấp nghề 2,6 3,1 3,9 3,45 2,25

Trung cấp chuyên nghiệp 4,13 3,91 4,7 3,13 3,32

Cao đẳng nghề 5,41 6,69 4,76 7,95 3,44

Cao đẳng chuyên nghiệp 6,62 7,2 6,79 7,93 8,16

Đại học, trên Đại học 4,17 3,92 4,6 4,88 3,3

4.Theo nhóm tuổi

Thanh niên(15-24 tuổi) 6,17 6,6 6,68 7,3 7,21

Người lớn(trên 25 tuổi) 1,3 1,48 1,44 1,19 1,22 Nguồn: TCTK (2014, 2015), Điều tra Lao động- Việc làm hằng quý.

Trong quý IV năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động là 2,18%, giảm mạnh so với quý III năm 2015 là 2,35% tuy nhiên lại cao hơn so với cùng kì quý IV năm 2014 khi chỉ đạt 2,05%. So với quý III năm 2015, thì ở quý IV năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp ở nam và nữ đều giảm, cụ thể tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới giảm còn 2,28% so với 2,41% trong quý III năm 2015; tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới giảm còn 2,07% so với 2,27% trong quý III năm 2015. Cùng với đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và nông thôn cũng giảm so với quý III năm 2015, cụ thể tỷ lệ thất

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

nghiệp ở thành thị trong quý IV năm 2015 giảm còn 3,15% so với 3,38% trong quý III năm 2015; tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn trong quý IV năm 2015 cũng giảm còn 1,7% so với 1,86% trong quý III năm 2015.

Về tỷ lệ thất nghiệp phân chia theo nhóm trình độ chuyên môn kĩ thuật thì tỷ lệ thất nghiệp cao nhất vẫn thuộc về nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp; cụ thể trong quý IV năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp chiếm khoảng 8,16% cao nhất trong tất cả các nhóm, tiếp theo là cao đẳng nghề chiếm 3,34%, trung cấp chuyên nghiệp 3,32% và đại học trở lên là 3,3%.

So với quý III năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp trong quý IV năm 2015 giảm ở bốn nhóm trình độ: cao đẳng nghề giảm 4,5%; đại học và trên đại học giảm 1,58%;

trung cấp nghề giảm 1,2% và sơ cấp nghề giảm 0,42%. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp tăng ở cả ba nhóm còn lại là: cao đẳng chuyên nghiệp tăng 0,23%; trung cấp chuyên nghiệp tăng 0,19% và chứng chỉ nghề dưới 3 tháng tăng 0,01%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 15 đến 24 tuổi trong quý IV năm 2015 giảm so với quý III năm 2015 ( chỉ chiếm tỷ lệ 7,21% giảm so với 7,3% trong quý III năm 2015); tuy nhiên cao hơn khá nhiều so với cùng kì năm 2014 khi trong quý IV năm 2014, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 15 đến 24 tuổi chỉ chiếm 6,17%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên từ 15 đến 24 tuổi trong quý IV năm 2015 vẫn ở mức khá cao, gấp 3,3 lần tỷ lệ thất nghiệp chung . Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên thành thị là 12,21%, tăng nhẹ so với quý III năm 2015 (12,12%). Đáng lưu ý là tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên ở độ tuổi 20-24 tuổi có trình độ chuyên môn kĩ thuật ở mức rất cao;

cao đẳng chuyên nghiệp là 19,58% và đại học trở lên là 20,79%.

Tình trạng thất nghiệp dài hạn đã được cải thiện; tỷ lệ người bị thất nghiệp trên 12 tháng của quý IV năm 2015 giảm còn 23,1% ( so với 25% của quý III năm 2015).

Nhận xét: Qua việc phân tích tỷ lệ thất nghiệp của các nhóm người lao động có trình độ bằng cấp khác nhau, ta có thể rút ra một nhận xét rất rõ ràng rằng tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật, bằng cấp khá cao và tăng dần qua từng năm. Theo thống kế, hết quý II năm 2015, thất nghiệp trình độ cao tăng thêm 22.000 người, đến hết quý III năm 2015, con số thất nghiệp này lại tiếp tục tăng lên thêm 26.100 người nâng tổng số cử nhân, thạc sĩ thất

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

nghiệp lên khoảng 225.000 người. Như vậy, ta có thể thấy rằng người có bằng cấp càng cao, nguy cơ thất nghiệp càng lớn. Lí giải cho vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân. Đầu tiên phải kể đến nguyên nhân từ chính người lao động, người có bằng cấp trình độ. Họ không sẵn sàng hoặc chưa có nhu cầu tìm việc làm; cũng có thể họ có nhu cầu tìm việc làm nhưng những việc làm đó không đáp ứng được yêu cầu về lương, về trình độ của họ. Nguyên nhân tiếp theo cũng đến từ chính người lao động khi tâm lý sính bằng cấp vẫn diễn ra. Phần lớn tâm lý người lao động chọn những trường cao đẳng, đại học với ngành nghề “sang trọng” để học thay vì những trường trung cấp, cao đẳng nghề… Việc học của họ chỉ đáp ứng nhu cầu tâm lý của chính người lao động chứ không đáp ứng nhu cầu về việc làm của thị trường. Người lao động đã không lắng nghe những thông tin từ thị trường lao động để có những lựa chọn ngành nghề đúng đắn cho mình. Nguyên nhân tiếp theo có thể kể đến là nguyên nhân đến từ những cơ sở giáo dục, đào tạo, khi hàng loạt các trường đại học, cao đẳng xuất hiện. Số lượng học sinh, sinh viên theo học ít dẫn đến điểm đầu vào thấp, học sinh sinh viên không việc gì phải lựa chọn các bậc học thấp hơn nên sẽ đổ xô vào. Việc đào tạo ồ ạt, thiếu chiều sâu dẫn đến việc bằng cấp thì có thật nhưng trình độ lại không tương xứng, như vậy, sẽ không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng. Một nguyên nhân nữa có thể kể đến từ các nhà tuyển dụng như họ ưu tiên tuyển dụng những người lao động có kinh nghiệm hơn là sinh viên mới ra trường do sẽ không mất công đào tạo lấy kinh nghiệm. Đó là những nguyên nhân có thể kể ra dẫn đến nghịch lý người có bằng cấp càng cao thì nguy cơ thất nghiệp càng lớn. Ngoài ra qua việc phân tích tỷ lệ thất nghiệp ở trên ta cũng có thể thấy được tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn khá nhiều so với khu vực nông thôn. Sở dĩ có vấn đề này là do người lao động ở khu vực nông thôn dễ chấp nhận việc làm hơn so với người lao động ở khu vực thành thị đặc biệt trong vấn đề lương thưởng, chế độ đãi ngộ.

H Ộ I CÁN

S Ự FTU

- K51

Một phần của tài liệu CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) ĐƯỢC THÀNH LẬP (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)