3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN PHẨM TỪ CÁC PHẾ PHỤ LIỆU CỦA
3.1. Quy trình sản xuất chất màu betacyanin từ vỏ thanh long
3.1.3. Dụng cụ và thiết bị
Dụng cụ: Bình nón, phễu lọc thủy tinh, ống nghiệm, ống đong, bình định mức, pipet, bông y tế, giấy bạc.
Thiết bị:
Cân kỹ thuật ± 1 g
Cân phân tích :
Nguyên tắc của phép cân: là so sánh khối lượng m của một vật với khối lượng chuẩn thông qua so sánh trọng lực tác dụng lên chúng.
Định nghĩa:Là một dạng cân điện tử tiểu ly dùng cho việc cân đo đong đếm, cân phân tích có ưu điểm cho độ sai số cực kỳ nhỏ, với độ chính xác đến từng 0.1mg . Cân phân tích chủ yếu dùng trong các phòng thí nhiệm (Cân phòng thí nghiệm), cân phân tích dùng để cân sản phẩm và mẫu vật.
Ứng dụng:
Cân phân tích điện tử có khả năng cân thường rất nhỏ vì vậy nó được sử dụng để cân phân tích các mẫu có khối lượng nhỏ, độ phân giải và chính xác cao, giá trị lớn, rất thích hợp sử dụng trong các phòng thí nghiệm , các viện nghiên cứu, cơ sở y tế, thú ý, viện nghiên cứu… cân khối lượng nhỏ độ chính xác cao.
Phân loại theo độ chính xác của cân
+ Cân thường (độ chính xác từ 0,1-0,2 mg) + Cân bán vi lượng( độ chính xác 0,01-0,02 mg) + Cân vi lượng (độ chính xác đến 0,001mg) + Cân siêu vi lượng (độ chính xác đến 10-6– 10-9) Trong phòng thí nghiệm
Cân dùng cho các thí nghiệm đòi hỏi độ chính xác cao thường là cân phân tích.
Trước đây cân phân tích thường có 2 loại: cân dao động tuần hoàn và cân dao động không tuần hoàn.
Cân phân tích dao động tuần hoàn: nhược điểm là sự tắt dần dao động của đòn dây xảy ra rất chậm. Vì vậy, cân trên loại này hay mất nhiều thười gian và rất mệt.
Cân phân tích dao động tuần hoàn: hiện đại hơn, dao động không điều hòa, cân nhanh, bời vì nó có bộ phận hãm đòn cân và kim cân bằng từ.
Sau này, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, loại cân dao động tuần hoàn bị loại bỏ hoàn toàn, chỉ sử dụng cân dao động không tuần hoàn. Đồng thời có một loại cân mới xuất hiện đó là cân phân tích điện tử . với loại cân này có teher cân nhanh, chính xác, ít bịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hơn các loại cân trên.
Hướng dân sử dụng :Kỹ thuật cân trên cân phân tích điện tử gọi là kỹ thuật cân gián tiếp để tránh đưa mẫu trực tiếp lên bàn cân làm tăng tuổi thọ cho cân.
Nguyên tắc cân các dạng hóa chất khác nhau:
- Kiểm tra tên hóa chất, nguyên liệu có đúng công thức cần pha chế, định lượng - Nếu cân nhiều hóa chất trong công thức, cần có nhãn đánh dấu và ghi rõ tên, khối lượng chất đã cân để tránh nhầm lẫn.
- Khi cầm các chai hóa chất, xoay nhãn vào long bàn tay(nếu chai có 1 nhãn), xoay nhãn sang 2 bên (nếu chai có 2 nhãn).
- Lấy hóa chất rắn bằng vảy mica, carton….
- Lấy hóa chất lỏng bằng đũa thủy tinh, hoặc pipet, hoặc becher
- Các hóa chất dễ chảy lỏng ( KI, phenol..), chất oxy hóa manh (iod), hoặc chất dẻo (vaselin, lanolin..) phải cân trên mặt kính đồng hồ.
- Các chất rắn cần nghiền, rây thì phải nghiền, ray trước khi cân - Thêm bớt hóa chất nhẹ nhàng trước khi cân.
Cách cân:
- Kiểm tra tình trạng cân: nguồn điện, vệ sinh
- Cắm điện kiểm tra hiển thị đơn vị khối lượng, khởi động trước 10 phút để cân ở chế độ làm việc ổn định
- Lót đĩa cân bằng giấy cân
- Bấm nút để cân trở về trạng thái zero
- Cho mẫu vào giấy cân nhẹn nhàng tránh rơi mẫu - Kiểm tra đúng với khối lượng cần cân.
- Ghi khối lượng chén cân (có thể dùng nút zero để trừ)
- Cân lần lượt các mẫu cần cân, sau mỗi lần cân đều đưa cân về trạng thái zero.
- Đọc kết quả
- Đưa chén ra khỏi cân và tắt cân
Lưu ý nên vệ sinh cân và xung quanh chỗ đặt cân sau mỗi lần sử dụng cân.
Tủ sấy dụng cụ
Hình 3.2: Tủ sấy dụng cụ
Bể siêu âm Elmasonic S300H
Hình 3.3: Bể siêu âm
Các bước sử dụng bể siêu âm:
Bước thứ nhất: Trộn đúng tỉ lệ dung dịch tẩy rửa (dung môi) vào bể rửa siêu âm
Bước thứ hai: Bật nguồn, đến các phím điều khiển chọn đặt chế độ tần số, đặt nhiệt độ và thời gian tẩy rửa siêu âm
Bước thứ ba: Cho thiết bị cần tẩy rửa vào trong bể (Dùng giỏ bằng thép không rỉ, hoặc khay tùy chọn) và nhấn nút bắt đầu (Như nút Start hay Play)
Bước thứ tư: Đợi kết thúc thời gian, tắt máy và lấy vật tẩy rửa ra khỏi bể rửa siêu âm
Thiết bị cô quay
Hình 3.4: Thiết bị cô quay
Ứng dụng: Máy cô quay chân không, thiết bị tạo môi trường phản ứng chân không, cô đặc dung dịch, tách chiết dung môi, sấy khô vật liệu nhạy với nhiệt độ (thường là thuốc bột). Máy cô quay chân không được sử dụng phổ biến trong công nghệ thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, nghiên cứu khoa học và thực nghiệm.
Quang kế UV-Vis Genesys 20
Hình 3.4 Quang kế UV-Vis
Máy sấy phun
Hệ thống sấy phun là hệ thống chuyên dùng để sấy các dạng dung dịch huyền phù.
Trong công nghiệp thường sử dụng hệ thống sấy phun hai giai đoạn hoặc hệ thống sấy phun có sử dụng băng tải. Hệ thống sấy phun có sử dụng băng tải là phổ biến nhất hiện nay.
Hình 3.6:Cấu tạo máy sấy phun
1:Tháp sấy; 2: Hệ thống phun mù; 3: Bộ phận phân phối không khí nóng;
4:Quạt hút không khí; 5:Bộ lọc khí; 6: Calorife; 7: Quạt hút không khí sau khi sấy; 8: Cyclon thu hồi bụi sản phẩm sau khi sấy; 9: Bộ phận thu hồi sản phẩm.
A B
Hình 3.7.Hệ thống sấy phun (A) hai giai đoạn; (B): Có sử dụng băng tải