Sản xuất thức ăn gia súc từ vỏ thanh long

Một phần của tài liệu Tận dụng và xử lý phế phụ liệu rượu vang từ thanh long đỏ (Trang 40 - 44)

3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN PHẨM TỪ CÁC PHẾ PHỤ LIỆU CỦA

3.4. Sản xuất thức ăn gia súc từ vỏ thanh long

Vỏ thanh long

Phân loại, làm sạch

Chất kết dính

Không khí ra

Làm mát Phối trộn

Ép viên Nghiền Trộn

Protein, vitamin, chất béo….

Không khí vào

Hình 3.13: Sơ đồ quy trình sản xuất thức ăn gia súc

3.4.2. Thuyết minh quy trình

Phân loại: vỏ thanh long sau khi được tiếp nhận sẽ đem đi phân loại nhằm loại bỏ vỏ hư, thối không đạt yêu cầu.

Làm sạch: Nguyên liệu trong quá trình thu hoạch cũng như nhu cầu vận chuyển có lẫn các tạp chất như đất đá, các mảnh kim loại. Do đó cần loại các tạp chất để không ảnh hưởng đến công đoạn tiếp theo cũng như chất lượng của sản phẩm cuối cùng. Sử dụng nam châm và sàn quay để loại các tạp chất trong công đoạn làm sạch.

Nghiền nguyên liệu:

Nghiền nguyên liệu thô để đạt được kích thước theo yêu cầu, tạo khả năng trộn đồng đều giữa các cấu tử làm các chất dinh dưỡng được phân bố đồng đều và tăng khả năng tiêu hoá. Hơn nữa nguyên liệu được nghiền mịn sẽ thuận lợi cho quá trình tạo viên làm cho viên thức ăn có bề mặt bóng dễ liên kết hơn giữa các cấu tử thành phần.

Tại đây nguyên liệu bị tác động bởi các lực va đập và cọ xát trên má nghiền, phá vỡ tạo thành các hạt mịn có kích thước theo yêu cầu.

Quá trình nghiền đóng vai trò quan trọng trong công đoạn sản xuất vì nó ảnh hưởng lớn dến chất lượng sản phẩm và khả năng hấp thụ sản phẩm của vật nuôi.

Phối trộn:

Máy trộn thức thức ăn có nhiệm vụ khuấy trộn các thành phần thức ăn đã được định mức thành một hỗn hợp đồng đều, đảm bảo cho các vật nuôi ăn đủ tỉ lệ các thành phần đó trong hỗn hợp. Thức ăn tổng họp được trộn đều bổ sung chất lượng và mùi vị cho nhau giữa các thành phần tạo điều kiện súc vật ăn nhiều và đủ, tăng hệ số tiêu hoá nhờ đó tăng sản lượng chăn nuôi, giảm mức tiêu thụ thức ăn trong mỗi kg thịt tăng .

Ngoài ra máy trộn còn có nhiệm vụ tăng cường các phản ứng hoá học, sinh học khi chế biến thức ăn, tăng cường quá trình trao đổi nhiệt khi đun nóng hay làm lạnh, nhiệm vụ hoà tan các chất ( hoà tan muối, đường với các chất khác). Quá trình trộn bổ sung rỉ đường với các thành phần vi lượng như premix và muối ăn. Rỉ đường cho vào nhằm tăng sự kết dính, tăng độ bền cho viên, tăng giá trị dinh dưỡng và kích thích gia

súc, gia cầm ăn ngon miệng. Nên cho bột vào khoảng 2/3 thể tích máy rồi mới bổ sung rỉ đường, tránh trường hợp rỉ đường tiếp xúc trực tiếp với máy làm giảm hiệu suất trộn và giảm độ bền của máy.

Thiết bị: dùng máy trộn có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định. Bộ phận khuấy trộn của máy là một vít đứng quay trong thùng chứa.

Ép viên:

Mục đích:

Định hình các hỗn hợp thức ăn thành dạng viên và dạng bánh. Từ đó làm chặt các hỗn hợp, tăng khối lượng riêng, giảm khả năng hút ẩm và oxy hoá trong không khí, giữ chất lượng dinh dưỡng.

Nhờ đó hỗn hợp thức ăn được bảo quản lâu hơn, gọn hơn, vận chuyển dễ dàng hơn, giảm được chí phí bảo quản và vận chuyển.

Ngoài ra, đối với chăn nuôi gia cầm, cá, tôm việc phân phát và ăn thức ăn viên thuận lợi hơn về chất lượng và đồng đều, tạo điều kiện cơ giới hoá phân phát thức ăn...

Đóng gói sản phẩm Sản phẩm có 2 dạng:

+ Dạng bột.

+ Dạng viên.

Hỗn hợp sau đảo trộn nếu đưa đi đóng bao ngay ta sẽ có sản phẩm dạng bột, nếu đưa qua công đoạn tạo viên sẽ có sản phẩm dạng viên. Sản phẩm được đóng bao 30 - 50 kg nhờ cân và đóng bao tự động.

Hình 3.14.Cân và đóng bao Hình 3.15.Viên thành phẩm 3.4.3. Máy móc thiết bị trong sản xuất

Thiết bị nghiền: Dùng máy nghiền búa có má nghiền phụ.

Hình 3.16:Máy nghiền nhỏ giọt

Thiết bị máy trộn: dùng máy trộn có bộ phận trộn quay, thùng chứa cố định.

Bộ phận khuấy trộn của máy là một vít đứng quay trong thùng chứa

Hình 3.17:Máy đảo trộn nằm ngang

Thiết bị ép tạo viên:

Hình 3.18 :a.Thiết bị tạo viên b. Thiết bị làm lạnh

Nguyên lí:

Bột sau đảo trộn, nạp vào bộ phận tiếp liệu của máy ép viên, được bổ sung một lượng hơi nước cần thiết tạo cho sản phẩm đạt đến độ ẩm phù hợp với yêu cầu công nghệ. Sau khi trrộn và làm nóng, bột được đưa vào bộ phận tạo hạt. Thông thường độ ẩm sẽ tăng từ 13 lên 18%. Hạt ra khỏi khuôn ép có nhiệt độ 50 - 80°C, sau đó hạt đưa xuống làm lạnh và khô bằng không khí ở máy làm nguội lúc đó độ ẩm sẽ giảm từ 18%

xuống còn 14%. Tiếp theo hạt được cắt thành những viên có kích thước phù họp nhờ máy bẻ vụn viên, sau đó hạt sẽ đén máy sàng viên. Những viên có kích thước quá nhỏ đưa trở lại máy ép viên, những viên có kích thước quá lớn đưa trở lại máy bẻ vụn viên, những viên có kích thước đạt yêu cầu đưa xuống xilo chứa sản phẩm.

Một phần của tài liệu Tận dụng và xử lý phế phụ liệu rượu vang từ thanh long đỏ (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(62 trang)
w