3. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN PHẨM TỪ CÁC PHẾ PHỤ LIỆU CỦA
3.6 Xử lý nước thải
Hình 3.23: Sơ đồ quy trình sản xuất dầu
3.6.2.Thuyết minh quy trình- thông số kỹ thuật- máy móc thiết bị Bể thu gom nước thải sản xuất:
Hình 3.24. Mô hình bể thu gom
Tất cả các dòng thải từ nhà máy theo hệ thống thoát nước thải sẽ được dẫn vào hố của trạm xử lý. Trước khi vào hố bơm, nước thải được đưa qua hệ thống song chắn rác thô (10mm) nhằm loại bỏ rác hoặc các vật liệu dạng sợi lớn nhằm bảo vệ các công trình phía sau. Hố bơm được chia làm 2 ngăn, khi nước thải đi vào hố bơm, cát sẽ bị giữ lại ở ngăn đầu tiên. Tại đây có đặt bơm chìm để bơm cát định kỳ lên sân phơi cát.
Sau đó nước thải đi vào ngăn thứ 2 và được bơm lên bể điều hòa.
Bể điều hòa:
Hình 3.25. Mô hình bể điều hòa
Bể này sẽ điều hòa lưu lượng và tải lượng chất ô nhiễm có trong nước thải. Bể điều hòa được thiết kế với dung tích lớn 2000 m3 đảm bảo sức chứa cho 2000 m3/ngày.
Cánh khuấy chìm được lắp đặt trong bể nhằm hạn chế quá trình sa lắng cặn. Nước thải sau đó được bơm lên cụm xử lý hóa lý.
Bể keo tụ:
Hình 3.26. Mô hình bể keo tụ
Tại bể keo tụ, hóa chất keo tụ chỉ được châm vào khi trong nước thải có chứa các chất ô nhiễm như kim loại nặng chưa được xử lý chủ yếu (Ni,..).. . Chất keo tụ giúp làm mất ổn định các hạt cặn có tính “keo” và kích thích chúng kết lại với các cặn lơ lửng khác để tạo thành các hạt có kích thước lớn hơn. Độ pH của nước thải trong bể
keo tụ cũng được điều chỉnh đến giá trị tối ưu cho quá trình keo tụ.
Bể tạo bông:
Nước thải từ bể keo tụ được tiếp tục dẫn qua bể tạo bông. Tương tự như bể keo tụ, tại bể tạo bông, hóa chất kích thích quá trình tạo thành các bông cặn lớn hơn. Polymer anion được trộn với nước thải khi có mặt các chất ô nhiễm không có khả năng phân hủy sinh học. Polymer anion có tác dụng hình thành các “cầu nối” nhằm liên kết các bông cặn lại với nhau tạo thành các bông cặn có kích thước lớn hơn nhằm nâng cao hiệu quả của bể lắng phía sau. Nước thải từ bể tạo bông sẽ được dẫn qua bể lắng sơ cấp nhằm tách các bông cặn ra khỏi nước thải.
Bể lắng sơ cấp:
Hình 3.27. Mô hình bể lắng sơ cấp
Tại bể lắng sơ cấp hình trụ, các chất rắn lắng được có trong nước thải sẽ được lắng xuống bằng phương pháp trọng lực. Bể lắng sơ cấp có thể giúp loại bỏ được khoảng 60% chất rắn lơ lửng và một phần BOD có trong các hạt cặn hữu cơ. Bùn lắng dưới đáy bể lắng sơ cấp được chuyển đến hố chứa bùn hóa lý (TK16) bằng thanh gạt bùn.
Phần nước sau lắng được chảy tràn về trung hòa
Aerotank truyền thống là quy trình xử lý sinh học hiếu khí nhân tạo, ở đây các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học bởi vi sinh vật sau đó được vi sinh vật hiếu khí sử dụng như một chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Qua đó thì sinh khối vi sinh ngày càng gia tăng và nồng độ chất ô nhiễm của nước thải giảm xuống. Không khí trong bể Aerotank được tăng cường bằng cách dùng máy sục khí bề mặt, máy thổi khí…để cung cấp không khí một cách liên tục.
Bể Aerotank:
Hình 3.28. Mô hình bể Aerotank
Bể khử trùng:
Nước trong sau quá trình lắng tiếp tục chảy sang Bể khử trùng. Tại Bể khử trùng hóa chất Chlorine được Bơm định lượng châm vào hòa cùng với lượng nước thải.
Chlorine là chất oxy hoá mạnh, chúng sẽ phân huỷ màng tế bào vi sinh vật và tiêu diệt chúng. Thời gian tiêu diệt vi sinh vật trong nước thải khoảng 20-30 phút.Chất khử trùng chứa clo ( có thể là NaClO hoặc CaCl2O )sẽ tác dụng với nước thải theo các phương trình phản ứng như sau:
2CaCl2O + 2H2O à Ca(OH)2 + 2HClO + CaCl2
HClO à ClO- + H+ HClO ô HCl + O
Oxi nguyên tử được tạo thành từ phản ứng trên sẽ tác động vào vi sinh vật theo con đường oxi hóa và tiêu diệt vi sinh vật.
Ngoài ra Bể khử trùng còn có tác dụng như một Bể trung gian để tạo điều kiện thuận lợi trung chuyển nước thải qua Bồn lọc áp lực nhờ bơm ly tâm (P5,6). Và Bể khử trùng là Bể dùng để trung hòa nước thải sản xuất.
Bồn lọc áp lực:
Nước thải được bơm từ Bể khử trùng vào bồn lọc áp lực nhờ hai bơm ly tâm luân phiên hoạt động.
Tại đây các cặn không thể lắng tại Bể lắng được giữ lại trong màng lọc nhờ vật liệu hấp thụ. Lượng cặn giữ lại sẽ xả bỏ về Bể chứa bùn nhờ quá trình rửa lọc.
Phần nước trong được dẫn ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 24: 2009/BTNMT- Cột B theo quy chuẩn xả thải.
Bể chứa bùn:
Có nhiệm vụ thu gom bùn từ Bể lắng thứ cấp, Bể lắng nước thải sản xuất và nước rửa ngược của Bồn lọc áp lực. Tại đây bùn được nén lại nhờ trọng lực và được phân hủy một phần, làm giảm thể tích cần xử lý, bùn sau khi nén và phân hủy sẽ được mang đi chôn lấp hợp vệ sinh.
Phần nước dư trên bể chứa bùn theo đường ống tuần hoàn lại, Bể thu gom nước thải sản xuất.