Ảnh hưởng của các khí độc đến chất lượng nước và biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Tìm hiểu biến động của một số yếu tố thủy lý, thủy hóa và các biện pháp quản lý chất lượng nước ao nuôi cá mú tại công ty nuôi tôm xuất khẩu nha trang (Trang 58 - 60)

Bảng 3.12: Hàm lượng H2S (mg/L) ao A2 và B2 theo thời gian nuôi Tuần theo dõi Ao nuôi 1 2 3 4 5 6 7 TB ao A2 0,086 0 0,043 0,13 0,34 0,215 0,258 0,153 ao B2 0 0,022 0,366 0,151 0,172 0,151 0,194 0,15

Hàm lượng H2S trong chu kì nuôi trong 2 ao nghiên cứu tương đối thích hợp cho sự phát triển của cá Mú nhưng có một số ngày hàm lượng khí này vượt ngưỡng an toàn đối với cá (0,33 mg/L). Vì vậy, ta cần có những biện pháp quản lý thích hợp loại khí độc này. Các biện pháp cần được sử dụng là:

Xác định khẩu phần ăn chính xác cho cá, các loại thức ăn có chất lượng tốt. Tránh hiện tượng tảo tàn, duy trì sự phát triển ổn định của tảo trong ao. Dùng hệ thống quạt nước, sục khí để bổ sung hàm lượng oxy hòa tan trong ao, giải phóng các khí độc ở đáy ao vào không khí, giảm thiểu vùng kị khí, tạo điều kiện cho vi sinh vật hiếu khí phát triển, hạn chế sự phát sinh ra khí độc H2S.

3.3.6. Thay đổi pH trong ao nuôi và biện pháp quản lý

Trong ao, pH biến đổi theo chu kì nuôi và chu kì ngày đêm. Những nguyên nhân làm thay đổi pH nước ao nuôi:

+ Nguồn nước bị nhiễm phèn hoặc nước mưa rửa phèn từ bờ ao xuống.

+ Độ kiềm của nước giảm thấp, không đảm bảo khả năng đệm của nước trong ao để duy trì ổn định của pH.

+ Tảo phát triển mạnh.

+ Tích tụ nhiều mùn bã hữu cơ đáy ao.

Những ngày pH đạt giá trị 7 và có ngày đạt giá trị 9 là không tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Mú.

Để quản lý pH thích hợp, công ty đã áp dụng biện pháp thay nước khi pH không thích hợp. Biện pháp này được thực hiện nhằm làm giảm mật độ tảo, tránh hiện tượng nở hoa của tảo.

Đề xuất biện pháp tăng và giảm pH khi pH quá thấp hoặc quá cao khi không thể áp dụng biện pháp thay nước:

Giảm pH: dùng vôi bột CaO xử lý phần xung quanh ao trước những cơn mưa lớn nhằm tránh sự rửa trôi phèn từ bờ xuống ao.

Nếu pH tăng cao hơn mức bình thường (pH > 8,3 vào buổi sáng) có thể dùng axit hữu cơ yếu như axit citrit hoặc axit axetic để giảm pH.

Khi pH tăng cao đột ngột (pH = 9) vào buổi chiều những ngày nắng gắt, có thể làm giảm pH bằng cách phun formalin xuống ao (3 - 4 mL/m3 nước).

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu biến động của một số yếu tố thủy lý, thủy hóa và các biện pháp quản lý chất lượng nước ao nuôi cá mú tại công ty nuôi tôm xuất khẩu nha trang (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)