Theo chu kì ngày đêm, các yếu tố môi trường biến động phụ thuộc phần lớn vào thời tiết và mật độ tảo trong ao. Kết quả phân tích các yếu tố môi trường nước theo chu kì ngày đêm (phụ lục 1 và phụ lục 2) ta rút ra một số kết luận:
• Nhiệt độ nước
Sự biến động của nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ không khí trong ngày. Sự biến thiên nhiệt độ nước theo chu kì ngày đêm ở 2 ao được trình bày ở hình 3.10 và hình 3.11.
Hình 3.10 và hình 3.11 cho thấy nhiệt độ nước ở cả 2 ao tăng dần từ 5h sáng đến 14h chiều và giảm dần từ 16h đến 5h sáng hôm sau. Vào lúc 5 - 8h sáng, nhiệt độ nước thường cao hơn nhiệt độ không khí, nhiệt độ nước tầng đáy có phần ổn định hơn tầng mặt, biến dộng nhiệt độ tầng đáy trong ngày có phần thấp hơn tầng mặt nhưng không đáng kể.
Hình 3.10: Sự biến động nhiệt độ nước theo ngày đêm của ao A2
Hình 3.11: Sự biến động nhiệt độ nước theo ngày đêm của ao B2
Thời gian
Nhiệt độ (0C)
Nhiệt độ nước ở 2 ao cao nhất lúc 13h đến 15h nguyên nhân chủ yếu do bức xạ của ánh sáng mặt trời. Vào thời điểm này, do cường độ chiếu sáng của mặt trời mạnh làm cho nhiệt độ không khí lúc này tăng cao nhất trong ngày. Sự truyền nhiệt từ không khí vào nước lúc này làm cho nhiệt độ nước trong ngày đạt giá trị cao nhất.
Qua 2 hình 3.10 và 3.11 cho thấy biến động nhiệt độ giữa 2 ao nghiên cứu không có sự khác nhau nhiều về nhiệt độ giữa 2 ao, nguyên nhân do thời điểm thu mẫu giống nhau và 2 ao có diện tích và độ sâu mực nước tương đối giống nhau. Khoảng dao động nhiệt độ ngày đêm phù hợp với sự phát triển của cá Mú.
• Hàm lượng oxy hòa tan
Sự biến thiên hàm lượng oxy hòa tan theo ngày đêm ở 2 ao được trình bày ở hình 3.12.
Hình 3.12 cho thấy hàm lượng oxy hòa tan tăng dần từ 5h sáng đến 14h chiều khi quá trình quang hợp diễn ra mạnh nhất. Oxy hòa tan giảm dần từ 1h đến 5h sáng hôm sau. Giá trị hàm lượng oxy trung bình đạt được cao nhất trong ngày qua thời gian nghiên cứu là 8,8 mgO2/L vào lúc 13h và thấp nhất là 4 mgO2/L vào 23h ở ao A2 và ao B2 cao nhất 7,68 mgO2/L lúc 15h và 3,04 mgO2/L lúc 5h.
Hàm lượng oxy lúc sáng sớm và chiều tối ở cả 2 ao tương đối thấp,lúc này hàm lượng oxy không khí vào nước thấp, từ 11h đến 15h hàm lượng oxy được khuếch tán từ không khí vào nước là cao nhất, mặt khác các quạt nước lúc này hoạt động mạnh giúp quá khí hòa tan khí vào nước mạnh nên hàm lượng oxy tăng cao.
Hàm lượng oxy hòa tan lúc sáng sớm (5h) và đêm khuya (23h) giảm xuống dưới khoảng thích hợp cho cá Mú phát triển (nhỏ hơn 3 mgO2/L) cần có biện pháp quản lý duy trì hàm lượng oxy thích hợp.
Hình 3.12: Sự biến động của hàm lượng oxy hòa tan trong 2 ao A2 và B2 theo chu kì ngày đêm
• Hàm lượng CO2
Sự biến thiên hàm lượng CO2 theo ngày đêm được trình bày ở hình 3.13.
Hình 3.13 cho thấy hàm lượng CO2 hòa tan dao động mạnh hơn so với hàm lượng oxy, có những ngày đạt 10,56 mg/L ở ao A2 và B2 đó là những ngày tảo hô hấp mạnh nhất, đó là thời điểm oxy thấp nhất, ảnh hưởng đến sinh vật nuôi. Hàm lượng CO2 trong ngày biến đổi phức tạp hơn so với hàm lượng oxy. Sự biến động hàm lượng CO2 ở 2 ao tương đối mạnh, hàm lượng CO2 ở ao B2 cao hơn so với ao A2.
Theo Ellis (1973) (trích theo Nguyễn Đình Trung, 2004) [12], quần thể cá phát triển tốt khi môi trường nước chứa hàm lượng CO2 tự do nhỏ hơn hoặc bằng 0,5ppm, nồng độ CO2 cho phép trong ao nuôi là 10 - 13ppm. Như vậy, hàm lượng CO2 nằm trong khoảng thích hợp cho cá Mú.
Hình 3.13: Sự biến động của hàm lượng CO2 hòa tan trong 2 ao A2 và B2 theo chu kì ngày đêm