Tình hình sử dụng bệnh án điện tử tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch Bệnh án điện tử (Trang 126 - 141)

126

Từ vài năm gần đây, bệnh án điện tử được nói nhiều ở cá nước phát triển như con đường dẫn đến sự thay đổi sâu sắc trong khám chữa bệnh và nghiên cứu y học.

Câu chuyện bệnh án điện tử cũng đã bắt đầu ở nướ ta với nỗ lực đặt những viên gạch đầu tiên cho con đường dài này.

127

Ở Việt Nam, hiện nay có hơn 1500 cơ sở y tế, và có rất nhiều các cơ sở y tế khác. Phần lớn các bệnh viện đều đã áp dụng CNTT vào trong bệnh viện. Các bệnh viện thường liên kết với các đơn vị cung cấp phần mềm để triển khai hệ thống CNTT cho riêng đơn vị mình. Cho đén nay nhiều cơ sở y tế trên toàn quốc bước đầu đã sử dụng bệnh án điện tử, tạo ra những thuận lợi trong việc ghi chép hồ sơ của nhân viên y tế, minh bach dối với người bệnh và tạo nhiều thuận lợi cho công việc kê đơn, cấp phát thuốc, công tác thống kê,…Tất nhiên, đây chỉ mới là những hình thái ban đầu của bệnh án điện tử và chỉ có giá trị ở phòng khám hay quầy thuốc, không có quy mô của một mạng quản lý tổng thể một bệnh viện hay liên viện.

128

Ngày 30/06/2017, tại Quảng Bình, Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) phối hợp với Bệnh viện Việt Nam - Cuba Đồng Hới tổ chức Hội thảo đẩy mạnh triển khia Bệnh án điện tử tại các bệnh viên trực thuộc Bộ Y tế.

129

Tham dự Hội thảo có các đại biểu đến từ các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế, các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; đại diện Sở Y tế các tỉnh và một số bệnh viện tư nhân, một số công ty CNTT, các chuyên gia CNTT trong nước và ngoài nước.

Hội thảo là nơi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận giữa ba nhà: nhà quản lý (Bộ Y tế, Sở Y tế), đơn vị sử dụng (bệnh viện), nhà cung cấp (công ty công nghệ thông tin) và các chuyên gia công nghệ thông tin để thống nhất triển khai có hiệu quả Bệnh án điện tử trong các cơ sở khám, chữa bệnh, trước mắt là các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, sau đó sẽ nhân rộng trong toàn quốc.

Tại Việt Nam, hầu hết các bệnh viện đã có hệ thống thông tin bệnh viện. 6 bệnh viện trong dự án bệnh án điện tử của Bộ Y tế đã triển khai bệnh án điện tử nhưng chưa hoàn chỉnh. Triển khai Bệnh án điện tử là quá trình khó khăn, phải đầu tư nhiều nguồn lực. Các Sở Y tế, các bệnh viện cần xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể để triển khai Bệnh án điện tử.

Các đại biểu tham dự Hội thảo đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm, giải pháp và đóng góp nhiều ý kiến về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện. Các đại biểu khẳng định, việc triển khai Bệnh án điện tử tại Việt Nam là tất yếu, phù hợp với xu hướng phát triển y tế điện tử ở trong nước và quốc tế.

Các đại biểu kiến nghị Bộ Y tế sớm ban hành tiêu chuẩn về Bệnh án điện tử, tài liệu chuyên môn, hướng dẫn cụ thể triển khai Bệnh án điện tử. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Tài chính để quy định kinh phí công nghệ thông tin được tính vào giá thành dịch vụ y tế và được bảo hiểm y tế chi trả theo quy định...

Tại Hội thảo, Cục Công nghệ thông tin yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế xây dựng Dự án triển khai bệnh án điện tử, trình Bộ Y tế phê duyệt để triển khai từ ngày 1/1/2018.

130

131

132

Hình ảnh 02: TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội thảo.

Phát biểu kết luận Hội thảo, PGS.TS. Trần Quý Tường, Cục trưởng Cục CNTT Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi xây dựng phần mềm ứng dụng trong công tác quản lý phải tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật quy định tại Thông tư 22/2013/TT-BTTTT ngày 23/12/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước và Quyết định 2035/QĐ-BYT ngày 12/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc công bố danh mục kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực y tế. Với những yêu cầu cụ thể:

1. Phần mềm Quản lý thông tin bệnh viện (HIS) phải chuẩn hóa toàn bộ danh mục dùng chung hiện đang sử dụng trong phần mềm theo danh mục dùng chung do Bộ Y tế và cơ quan có thẩm quyền ban hành;

2. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động trang bị hoặc nâng cấp phần mềm quản lý thông tin xét nghiệm, chú trọng áp dụng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế nhằm đảm bảo kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu giữa LIS với phần mềm HIS và với các trang thiết bị, máy xét nghiệm;

3. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động trang bị hoặc nâng cấp phần mềm chẩn đoán hình ảnh (RIS/PACS), áp dụng tiêu chuẩn HL7 và DICOM nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu chẩn đoán hình ảnh giữa RIS/PACS với phần mềm HIS và với các thiết bị sinh ảnh.

4. Về phần mềm Bệnh án điện tử: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải trang bị hoặc thuê phần mềm HIS, LIS, RIS/PACS nhằm đáp ứng đầy đủ dữ liệu/thông tin cho phần mềm EMR. Phần mềm EMR phải áp dụng tiêu chuẩn HL7 bản tin, Kiến trúc tài liệu lâm sàng (HL7 CDA) nhằm đảm bảo khả năng kết nối liên thông, trao đổi dữ liệu lâm sàng với các phần mềm y tế khác.

133

Triển khai bệnh án điện tử (EMR) tại các bệnh viện là một hoạt động quan trọng của Bộ Y tế nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bệnh viện, thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao tại Nghị quyết số 36a/NQ-CP về Chính phủ điện tử và Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020.

Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế xây dưng hệ thống bệnh án điện tử, triển khai trên toàn trước ngày 01/01/2018.

134

Bệnh viện Quận Thủ Đức là bệnh viện thí điểm đề án Hồ sơ bệnh án điện tử tại thành phố Hồ Chí Minh, với mục đích nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, xây dựng bệnh viện tin cậy của người dân khi đến khám và điều trị tại bệnh viện, cải thiện những nhược điểm của hồ sơ giấy, đồng thời hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ trong công tác chuẩn đoán và điều trị người bệnh một cách tốt nhất.

135

Bệnh viện sử dụng hệ thống PACs giúp các bác sĩ có thể xem kết quả, hình ảnh siêu âm, X-quang ở bất cứ nơi đâu thuộc mạng nội bộ hoặc có kết nối internet. Hội chẩn hệ thống PACs cũng được thực hiện trực tuyến giữa các đơn vị khác nhau. Với việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp cải cách đáng kể các thủ tục hành chính: Thời gian chờ, số lượt trung bình khám, thời gian trả kết quả xét nghiệm được theo dõi chặt chẽ giúp kịp thời nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh

136

Theo Bác sĩ Nguyễn Minh Quân-Giám đốc bệnh viện quận Thủ Đức đã báo cáo kết quả thí điểm bệnh án điện tử tại BV quận Thủ Đức tại hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 21: Khi áp dụng Bệnh án điện tử không còn những sai sót của điều dưỡng trong việc thống kê sai số lượng thuốc, vật tư y tế tiêu hao, xét nghiệm…Sao chép sai thông tin, chỉ định không phù hợp về thời gian… ; để được áp dụng BAĐT thì bệnh viện đã thực hiện số hóa từ năm 2008, và tiếp tục cải tiến cơ sở hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin theo hướng dẫn tại Thông tư số 53/2014/TT- BYT ngày 29/12/2014 về quy định điều kiện hoạt động Y tế môi trường mạng. Để số hóa bệnh án, ban đầu BV thí điểm tại khoa nội tiết. BV đầu tư hạ tầng, trang bị hệ thống mạng, máy chủ, hơn 500 máy trạm, PACS, LAN, phối hợp với nhà mạng đăng ký chữ ký số, chứng thư cho khoảng 350 bác sĩ, 50 điều dưỡng cùng hệ thống các biểu mẫu liên kết với nhau để vận hành. Sau 2 năm thực hiện, kết quả thu hái được là hạn chế sai sót của điều dưỡng đến mức thấp nhất trong thống kê sai số lượng thuốc, vật tư y tế tiêu hao, xét nghiệm, sao chép lại sai, chỉ định không phù hợp về thời gian...

Nhờ đó, hiện BV đã thu hút khoảng 4.500 lượt khám, chữa bệnh mỗi ngày và 800 bệnh nhân nội trú.

137

Là đơn vị đi đầu, bệnh viện không ít lần làm sai phải sửa đổi, điều chỉnh liên tục để đi vào nề nếp, không áp dụng một cách cứng nhắc, máy móc. Đội ngũ kỹ thuật của bệnh viện gồm 17 thành viên đảm bảo cho quá trình vận hành của hệ thống, giải quyết những vấn đề phát sinh. Điểm hạn chế của bệnh án điện tử là người dùng phải mang thiết bị token USB để thực hiện y lệnh. Mất token USB, quá trình làm lại mất vài ngày nên ảnh hưởng công tác khám chữa bệnh. Bệnh viện đang xây dựng các app (ứng dụng) trên smartphone giúp bệnh nhân dễ dàng tra cứu thông tin điều trị.

138

PGS.TS.BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế, TP.HCM cho hay : Bệnh viện Quận Thủ Đức là cơ sở y tế tuyến quận huyện đầu tiên trên cả nước được xếp hạng I ( theo phân hạng của Bộ Y tế). Sở Y tế thành phố chủ trương phát triển Bệnh viện Quận Thủ Đức trở thành bệnh viện kiểu mẫu về chuyên môn kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng sự hài lòng người bệnh. Mô hình thành công tại Bệnh viện Quận Thủ Đức sẽ được nhân rộng ra các bệnh viện quận huyện khác nhau trên toàn thành phố trong thời gian tới

139

Bệnh viện Quận Thủ Đức đang hướng đến hoàn thành mục tiêu “Bệnh viện không giấy”.

140

Một phần của tài liệu Bài thu hoạch Bệnh án điện tử (Trang 126 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(211 trang)
w