BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học “vừa đúng lúc” (JustinTime Teaching) vào dạy học phần “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 58 - 63)

1. Kiến thức

- Phát biểu được định luật I Niu-tơn;

- Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính;

- Nêu được mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong định luật II Niu-tơn và viết được hệ thức của định luật này;

- Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được hệ thức .

P m gr= r

;

- Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

2. Kĩ năng

- Vận dụng được mối quan hệ giữa khối lượng và mức quán tính của vật để giải thích một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kĩ thuật;

- Biểu diễn được các vectơ lực và phản lực trong một số ví dụ cụ thể.

3. Thái độ

- Rèn luyện ý thức tự giác, tự học, chủ động trong học tập, cùng hợp tác với bạn bè và với GV trong giờ học;

- Say mê nghiên cứu, tìm tòi, giải thích các hiện tượng trong thực tế.

II. Chuẩn bị 1. Giáo viên

- Bộ câu hỏi khởi động và câu đố;

- Video, máy tính, máy chiếu, hai lực kế giống nhau;

- SGK trực tuyến:

http://thuvienvatly.com/tai-lieu/neohacker/sgk-vat-ly-10/

- Mô phỏng: Lực và chuyển động

https://phet.colorado.edu/vi/simulation/forces-and-motion-basics 2. Học sinh:

- Trả lời các câu hỏi khởi động và câu đố trước khi đến lớp III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, chia nhóm học tập Câu hỏi

1. Phát biểu định nghĩa phép tổng hợp lực, nêu quy tắc hình bình hành để tổng hợp lực. Hợp lực F

r

của hai lực đồng quy F1 r

F2 r

có độ lớn phụ thuộc vào những yếu tố nào ?

2. Phát biểu định nghĩa lực và nêu điều kiện cân bằng của một chất điểm 2. Tìm hiểu nội dung bài mới

Hoạt động 1. Tìm hiểu nội dung của định luật I Niu-tơn

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS WU1: Lực có cần thiết để duy trì

chuyển động hay không? Cho ví dụ minh họa?

- GV nhận xét : Hai ý kiến trên ý kiến

- HS trả lời: Lực cần thiết để duy trì chuyển động. Ví dụ: Một em bé kéo một chiếc xe đồ chơi sau khi ngừng kéo thì xe dừng lại

- HS khác trả lời: Lực không cần thiết để duy trì chuyển động. Một viên bi chuyển động trên mặt sàn rất nhãn nếu bỏ qua ma sát viên bi sẽ chuyển động thẳng đều

trên ý kiến lực không cần thiết để duy trì chuyển động là đúng

- GV giới thiệu thí nghiệm của Galilê - GV đưa ra tiên đoán của Galilê và khẳng định ngày nay ta đã làm được thí nghiệm về đệm khí chứng minh tiên đoán của Galilê là đúng.

GV: Vậy lực có cần thiết để duy trì chuyển động hay không?

GV: Vậy nếu một vật không chịu tác dụng của lực hoặc chịu tác dụng của các lực cân bằng thì nó sẽ như thế nào ? GV yêu cầu HS phát biểu nội dung định luật I Niu-Tơn

- HS lắng nghe và quan sát

- HS: Lực không cần thiết để duy trì chuyển động

- HS: Vật không thay đổi trạng thái chuyển động, tức là vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

- HS phát biểu là nội dung của định luật I Niutơn.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về quán tính và giải thích một số hiện tượng đơn giản về quán tính

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS WU2: Nếu bạn đứng trên một xe buýt,hoặc

toa tau điện ngầm và quay mặt về phía trước, thì tại sao khi xe giảm nhanh tốc độ bạn lại đổ nhào về phía trước, và khi xe tăng nhanh tốc độ bạn lại vật về phía sau?

Tại sao khi bạn đứng quay mặt về phía thành xe buýt- hoặc toa tau thì sẽ giữ thăng bằng tốt hơn?

- HS: Do hiện tượng quán tính, người ngồi trên xe buýt hay tàu điện ngầm có xu hướng bảo toàn chuyển động lúc đầu.

- HS: Do đặc tính sinh lý con người giữ thăng bằng theo phương ngang tốt hơn theo phương trước sau

- Nhận xét câu trả lời của các HS - GV: Quán tính là gì ?

- Cho HS quan sát video

- GV: Hãy giải thích tại sao khi ta kéo khăn từ từ thì dĩa và các vật dụng trên bàn dịch chuyển. Còn nếu kéo thật nhanh thì các dụng cụ trên bàn hầu như không dịch chuyển?

- GV: Cho các ví dụ khác về quán tính?

- HS: Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn

- HS quan sát và giải thích

- HS trả lời : Khi đạp xe trên đường dù ngừng đạp thì xe tiế tục chạy thêm được một đoạn đường nữa - HS trả lời: Khi rủ khăn bàn thì các hạt bụi bay xuống

Hoạt động 3. Tìm hiểu nội dung của định luật II Niutơn

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS WU3: Có 3 em bé khối lượng như nhau,

sức mạnh như nhau, chơi trò kéo xe trượt

băng trên mặt băng phẳng, ma sát là rất nhỏ.

- Lần kéo xe thứ nhất : 2 em ngồi trên xe và 1 em kéo (hình 1)

- Lần kéo xe thứ hai : 1 em ngồi trên xe và 1 em kéo(hình 2)

- Lần kéo xe thứ ba :1 em ngồi trên xe và 2 em kéo(hình 3)

 Nhận xét về phương chiều của vetơ gia tốc và vetơ lực?Giải thích nhận định trên?

 So sánh lần kéo xe thứ nhất và lần kéo xe thứ hai thì lần kéo nào xe dễ chuyển động hơn ? Vì sao ?

 So sánh lần kéo xe thứ hai và lần kéo xe thứ ba thì lần kéo nào xe dễ chuyển động hơn ? Vì sao ?

- GV kết luận : Thông qua quan sát và thí nghiệm Niu-tơn đã nêu lên thành định luật

= r Fr

a m hay r = r F ma

- GV giới thiệu: Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì hợp lực của các lực đó là

= + + +

r r r r

1 2 3 ...

F F F F

- HS: Vectơ gia tốc và vectơ Lực cùng chiều với nhau. Vì lực kéo hướng tới trước mà lúc đầu xe đứng yên sau đó xe chuyển động về phía trước chứng tỏ vectơ gia tốc có chiều hướng tới trước cùng chiều với vectơ lực

- HS: Lần kéo thứ hai chuyển động nhanh hơn lần kéo thứ nhất vì cùng một người kéo nhưng kéo 2 người ngồi sẽ nặng hơn kéo 1 người ngồi.

- HS: Lần kéo thứ ba chuyển động nhanh hơn lần kéo thứ hai vì cùng một người ngồi nhưng hai người kéo sẽ có lực mạnh hơn.

Hoạt động 4. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS - Cho HS tóm tắt những kiến thức cơ

bản.

- Yêu cầu HS làm các bài tập 7,9,10,12 SGK, câu đố 2

- Nhắc nhở HS thực hiện các nhiệm vụ đã giao.

- Tóm tắt những kiến thức cơ bản.

- Ghi bài tập về nhà.

- Chú ý theo dõi.

Câu đố 2: Một mẫu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang.

Người ta truyền cho nó vận tốc tức thời V0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Biết hệ số ma sát trượt là 0,25. Đáp số này có phụ thuộc vào khối lượng m không?

Mô phỏng: Lực và chuyển động

https://phet.colorado.edu/vi/simulation/forces-and-motion-basics 2.3.2. Bài 10 Ba định luật Niu-tơn (tiết 2)

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học “vừa đúng lúc” (JustinTime Teaching) vào dạy học phần “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w