Thống kê kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học “vừa đúng lúc” (JustinTime Teaching) vào dạy học phần “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 71 - 76)

CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm

3.6. Thống kê kết quả thực nghiệm

3.6.1.1. Nội dung thống kê định tính

Tất cả các tiết học ở các lớp TN đều được quan sát và ghi chép về hoạt động của GV và HS theo các nội dung sau:

- Phân bố thời gian cho các hoạt động của tiết dạy;

- Thao tác thí nghiệm, điều khiển hoạt động học tập của HS;

- Tính tích cực của HS thông qua không khí lớp học, sự tập trung và nghiêm túc, số lượng và chất lượng các câu trả lời cũng như phát biểu xây dựng bài của HS;

- Mức độ đạt được các mục tiêu của bài dạy qua các câu hỏi của GV trong phần củng cố vận dụng và mức độ hiểu của HS thông qua chất lượng trả lời câu hỏi và các bài kiểm tra sau tiết dạy;

Sau mỗi bài dạy học có trao đổi với GV và HS, lắng nghe ý kiến để rút kinh nghiệm cho các bài dạy học khác cũng như cho đề tài nghiên cứu.

3.6.1.2. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm

Quan sát giờ học ở các lớp TN và các lớp ĐC được tiến hành theo tiến trình dạy học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

- Đối với các lớp ĐC: không có TN, cách dạy có đổi mới nhưng chưa thấy có chuyển biến rõ rệt, trong giờ dạy vẫn chủ yếu là GV truyền giảng, HS tập trung, yên lặng lắng nghe và ghi chép. Tuy HS cũng có trả lời các câu hỏi của GV đặt ra nhưng chưa thể hiện rõ sự hứng thú và tự giác;

- Đối với các lớp TN: hầu hết các hoạt động của GV và HS diễn ra trong giờ học là thực sự chủ động và tích cực. Giờ học đã rút ngắn được thời gian diễn giảng của GV và tăng cường các hoạt động của HS. Với các câu hỏi khởi động và các câu hỏi gợi ý, HS tự giác và hứng thú trong các hoạt động học tập, HS rất tập trung theo dõi các quá trình định hướng của GV, các em rất sôi nổi, nhiệt tình trong việc thảo luận, số lượng cũng như chất lượng các câu trả lời đưa ra cao hơn hẳn so với lớp ĐC.

Như vậy, giờ dạy ở các lớp TN với mô hình JiTT đã phát huy được tính tích cực và chủ động trong hoạt động học tập của HS, đáp ứng được những yêu cầu về đổi mới PPDH.

3.6.2. Thống kê định lượng

3.6.2.1. Nội dung thống kê định lượng

Cuối đợt TN, chúng tôi cho HS làm một bài kiểm tra 15 phút. Sau khi chấm các bài kiểm tra (các điểm là số nguyên) của HS, chúng tôi dùng thống kê toán học để xử lí số liệu thu được để xem xét chất lượng của lớp TN và lớp ĐC.

3.6.2.2. Phân tích định lượng kết quả thống kê

Sau khi cho HS làm bài kiểm tra, chúng tôi xử lí, thống kê lại số liệu được kết quả tổng hợp các bài kiểm tra trong các bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số điểm số của hai lớp TN và ĐC

Lớp Số

HS

Số bài KT

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 45 45 0 0 2 1 6 11 21 3 1 0

ĐC 44 44 1 0 1 5 13 18 5 1 0 0

a) b)

Hình 3.2. Đồ thị phối tần số điểm số của hai lớp TN và ĐC (a – Biểu đồ cột, b – Đồ thị)

Bảng 3.3. Bảng phân phối tần suất

i i

w f n

 

 ÷

 = 

điểm của hai lớp TN và ĐC Lớp Số bài

KT

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 45 0,00 0,00 4,44 2,22 13,33 24,44 46,67 6,67 2,22 0,00 ĐC 44 2,27 0,00 2,27 11,36 29,55 40,91 11,36 2,27 0,00 0,00

a) b)

Hình 3.3. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai lớp TN và ĐC (a – Biểu đồ cột, b – Đồ thị)

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần suất lũy tích điểm của hai lớp TN và ĐC Lớp Số bài

KT

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 45 0,0 0,0 4,4 6,7 20,0 44,4 91,1 97,8 100,0 100,0 ĐC 44 2,3 2,3 4,5 15,9 45,5 86,4 97,7 100,0 100,0 100,0

a) b)

Hình 3.4. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai lớp TN và ĐC (a – Biểu đồ cột, b – Đồ thị)

Hình 3.4. thể hiện đường phân phối tần số lũy tích lớp TN nằm bên phải lớp ĐC. Điều này bước đầu cho chúng ta kết luận về chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng của lớp ĐC.

Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TNSP, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học, thu được kết quả sau:

Lớp TN (N = 45) Lớp ĐC (N = 44)

xi fi xi - x (xi - x)2 (xi - x)2fi xi fi xi - x (xi - x)2 (xi- x)2fi

1 0 -1,12 1,25 0,00 1 1 -0,82 0,67 0,67

2 0 -0,12 0,01 0,00 2 0 0,18 0,03 0,00

3 2 0,88 0,78 1,55 3 1 1,18 1,40 1,40

4 1 1,88 3,54 3,54 4 5 2,18 4,76 23,80

5 6 2,88 8,30 49,82 5 13 3,18 10,12 131,61

6 11 3,88 15,07 165,72 6 18 4,18 17,49 314,78

7 21 4,88 23,83 500,41 7 5 5,18 26,85 134,26

8 3 5,88 34,59 103,78 8 1 6,18 38,21 38,21

9 1 6,88 47,35 47,35 9 0 7,18 51,58 0,00

10 0 7,88 62,12 0,00 10 0 8,18 66,94 0,00

1 0 -1,12 1,25 0,00 1 1 -0,82 0,67 0,67

Kết quả:

Nội dung Lớp TN Lớp ĐC

Điểm trung bình x = 6,36 x = 5,45

Phương sai S2 = 1,46 S2 = 1,46

Độ lệch chuẩn S= 1,21 S = 1,21

Để so sánh kết quả của TN, chúng ta kiểm định giả thuyết H0: “Sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa”.

Tính giá trị kiểm định:

( 1) 2 ( 1) 2 1, 21

2

TN TN DC DC

TN DC

N S N S

s N N =

− + −

= + −

TN DC TN DC 3,55

TN DC

x x N N

t s N N =

= −

+

Tra bảng phân phối Student, với mức ý nghĩa α =0,05, với bậc tự do là f = 87 ta có mức tới hạn tα ≈ 1,98. Như vậy, t = 3,55 > 1,98 =tα.

Kết luận: Bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là sự khác nhau giữa các điểm trung bình ở hai lớp TN và đối chứng là có ý nghĩa. Kết quả kiểm định chứng tỏ chất lượng lớp TN cao hơn lớp ĐC.

3.6.3. Phân tích tính tích cực, tự lực của học sinh qua việc điều tra giáo viên và học sinh về dạy học theo mô hình JiTT đã đề xuất trong quá trình dạy thực nghiệm sư phạm

3.6.3.1. Thăm dò các giáo viên vật lí về dạy học theo mô hình JiTT

Nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng mô hình JiTT vào dạy học phần “Động lực học chất điểm” chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho GV để kiểm tra

Bảng 3.5. Ý kiến của GV về dạy học theo mô hình JiTT

Nội dung điều tra Ý kiến của GV

Không

Nội dung hệ thống câu hỏi khởi động và câu đố có

phù hợp với nội dung dạy học ở THPT. 6 0

Dạy học theo mô hình JiTT phù hợp đổi mới PPDH

môn Vật lí ở THPT hiện nay. 4 2

Sử dụng mô hình JiTT mang lại hiệu quả cao trong nâng cao tính tích cực, tự lực cho HS trong dạy học vật lí.

5 1

Sử dụng mô hình JiTT tạo môi trường học tập mở. 5 1 Nội dung giáo án soạn chuẩn về kiến thức, đáp ứng

mục tiêu dạy học vật lí 6 0

Đa số HS tích cực, chủ động trong quá trình dạy học

theo mô hình JiTT 4 2

Đa số HS hứng thú với giờ học TNSP 4 2

Đa số HS hiểu bài 5 1

Thăm dò ý kiến của GV, chúng ta có thể bước đầu khẳng định về cơ bản vận dụng mô hình dạy học JiTT vào phần “Động lực học chất điểm” phù hợp với dạy học vật lí ở THPT góp phần quan trọng trong việc đổi mới PPDH môn Vật lí, nâng cao tính tích cực, tự lực của HS.

3.6.3.2. Thăm dò ý kiến của học sinh về việc dạy học theo mô hình JiTT

Chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra cho 45 HS thuộc lớp TN sau mỗi tiết học TNSP để điều tra ý kiến của HS, kết quả như sau:

Bảng 3.6. Ý kiến của HS về việc học theo mô hình JiTT

Nội dung điều tra Ý kiến của HS (%)

Không

Em thích các tiết học theo mô hình vừa đúng

lúc không? 88,9 11,1

Em có tự làm các câu hỏi khởi động và câu

đố không? 75,6 24,4

Theo em các câu hỏi khởi động và câu đố có

khó quá không? 48,8 51,2

Em có làm các bài tập ở nhà và bài tập mô

phỏng trên web không? 71,1 28,9

Chúng tôi trao đổi thì được biết một số lượng không nhỏ HS có kĩ năng sử dụng CNTT chưa tốt khó khăn trong việc gửi phản hồi cho GV trong các câu hỏi khởi động, có một số ít HS học tập yếu nên thụ động, ỉ lại bài dạy của GV. Như vậy việc dạy học theo mô hình này bắt buộc HS phải chủ động tích cực, qua đó nâng cao được chất lượng dạy học.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình dạy học “vừa đúng lúc” (JustinTime Teaching) vào dạy học phần “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 trung học phổ thông (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w