Nguyên tắc và quy trình thiết kế PHT theo b-Learning

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 NC theo bLearning với sự hỗ trợ của phiếu học tập (Trang 34 - 38)

Để thiết kế được một PHT phát huy được tính tích cực nhận thức của HS, cần tuân theo các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, nội dung PHT phải thể hiện mục tiêu bài DH. Đây được xem là nguyên tắc quan trọng nhất vì mục tiêu bài DH là những gì HS cần đạt được sau khi học xong một bài, một chương hoặc một môn học. Trong DH vật lý, mục tiêu có nhiều cấp độ, từ mục tiêu chương trình Vật lý phổ thông, mục tiêu chương trình vật lý ở các lớp cụ thể, cho tới mục tiêu mỗi chương, mỗi bài học. Trong tất cả các cấp

độ đó, hệ thống các mục tiêu được sắp xếp thành ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Với định hướng DH mới, mục tiêu DH được viết dưới góc độ người học, để nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài học là ở phía HS chứ không phải ở phía GV.

Trong DH có nhiều biện pháp để HS đạt được mục tiêu bài học, PHT cũng được xem là một trong những biện pháp hữu hiệu. Vì vậy, khi thiết kế PHT, nội dung thể hiện trong phiếu phải giúp HS có thể tự mình nghiên cứu và lĩnh hội những kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm của bài học. Bài lên lớp có nhiều dạng như bài nghiên cứu kiến thức mới, bài luyện tập, củng cố, bài thực hành thí nghiệm…Căn cứ vào từng dạng bài mà GV xác định những mục tiêu cụ thể và thiết PHT cho phù hợp. PHT có thể được thiết kế cho từng phần của bài học hay cả nội dung bài học.

Thứ hai, PHT phải phù hợp với trình độ HS và thể hiện được nhiệm vụ học tập cụ thể. Khi thiết kế PHT GV phải căn cứ vào trình độ của HS bởi vì đối tượng của QTDH là các em HS. Trên cơ sở phân tích đặc điểm của HS mà GV xác định mục tiêu cho phù hợp, vừa sức nhưng vẫn bảo đảm thực hiện mục tiêu chung của lớp học, đảm bảo chuẩn kiến thức. Từ đó, HS mới có hứng thú trong học tập, tự lực hoàn thành phiếu, phát triển được năng lực tư duy và các kỹ năng học tập cần thiết.

Những câu hỏi, bài tập, hay quan sát thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, giải thích hiện tượng…được nêu trong phiếu học tập chính là nhiệm vụ học tập mà HS cần phải giải quyết để tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Tuỳ theo mục tiêu của từng nội dung kiến thức cụ thể mà GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu ngay tại lớp hay ở nhà thông qua hệ thống hỗ trợ e-Learning. GV có thể hướng dẫn HS từng bước suy luận, phân tích các tình huống và rút ra nhận xét ngay tại lớp. Đối với những nhiệm vụ được giao trên hệ thống, GV có vai trò định hướng người học lựa chọn và chủ động thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau có nội dung kiến thức liên quan đến PHT.

Thứ ba, PHT phải phát huy được khả năng hoạt động và giao tiếp của HS.

Hoạt động dạy và học bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

Do đó, trong QTDH, GV phải tổ chức các hình thức DH sao cho phát huy được tính tích cực, chủ động của người học. Khi thiết kế PHT, GV cũng phải định hướng

HTTCDH với PHT cho phù hợp với nội dung, mục tiêu của bài học. Đối với hình thức DH giáp mặt, những gợi ý về phương pháp hoạt động trong PHT sẽ giúp HS sử dụng các thao tác, kỹ năng đồng thời qua việc trình bày ý kiến, nội dung của PHT, HS sẽ phát triển được năng lực ngôn ngữ. Bên cạnh đó, PHT điện tử hỗ trợ HS rèn luyện kỹ năng thu thập, xử lý thông tin, liên hệ kiến thức và từ đó có thể phát triển vấn đề ở mức độ rộng hơn.

Thứ tư, PHT phải đảm bảo tính khoa học, tính chính xác và tính thẩm mĩ.

Đảm bảo tính khoa học và tính chính xác là điều rất quan trọng bởi chức năng của PHT là cung cấp các thông tin- kiến thức mà HS phải thu nhận và ghi nhớ trong quá trình học tập.

Tính thẩm mỹ của PHT thể hiện ở cách trình bày đẹp, ngôn ngữ ngắn gọn, súc tích, hình vẽ, video sinh động... PHT có tính thẩm mỹ cao sẽ góp phần làm tăng hứng thú học tập của HS.

Thứ năm, PHT cần linh hoạt về mặt thời gian. Đối với DH giáp mặt, thời gian của một tiết học có giới hạn (45 phút) nên khi thiết kế PHT GV cần phải dự kiến thời gian phù hợp với từng nội dung cụ thể trong phiếu để HS làm việc với phiếu, đảm bảo thực hiện mục tiêu DH. Trong khi đó, thời gian HS hoàn thành nhiệm vụ trên PHT điện tử không bị giới hạn mà tùy thuộc vào khả năng tự học của mỗi HS. GV chỉ yêu cầu thời gian nộp phiếu để căn cứ vào đó đánh giá mức độ tự học của HS đồng thời điều chỉnh kiến thức để hoàn thiện QTDH.

1.4.2. Quy trình thiết kế PHT theo b-Learning

Bước 1: Xác định mục tiêu bài DH

Đây là khâu quan trọng trong quá trình thiết kế PHT. Mục tiêu bài DH là cái mà HS cần nắm được sau mỗi bài. Để xác định đúng mục tiêu bài DH, GV cần đọc kĩ SGK kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài. Qua đó, GV xác định cái đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Do đó, GV phải xác định rõ ràng mục tiêu của bài học, mục tiêu của từng phần để làm cơ sở cho việc thiết kế.

Bước 2: Xác định phần nội dung cụ thể cần thiết kế và các giai đoạn sử dụng PHT

Các nội dung được đưa vào chương trình và SGK đã được lựa chọn, sắp xếp một cách logic, khoa học…Dựa vào đó, GV xác định những nội dung trọng tâm, cụ thể trong bài cần sử dụng PHT. Tùy nội dung từng bài mà có thể chỉ có một phần kiến thức hoặc toàn bộ nội dung được đưa vào PHT.

Tiến trình DH bao gồm các giai đoạn: kiểm tra nhiệm vụ được giao, tổ chức dạy học, củng cố, vận dụng và giao bài về nhà. Sau khi GV đã lựa chọn nội dung cần thiết kế thì GV cũng cần xác định PHT thông thường được dùng ở giai đoạn nào còn PHT điện tử sẽ hỗ trợ cho giai đoạn nào của QTDH. Việc làm này thực sự cần thiết nhằm đảm bảo quá trình tiếp thu và lĩnh hội kiến thức của HS.

Bước 3: Xác định nhiệm vụ học tập của HS

Trên cơ sở xác định mục tiêu bài học và giai đoạn có sử dụng PHT, GV cần vạch ra nhiệm vụ cụ thể cho HS: Cần làm gì? Giải quyết những vấn đề gì? ... Từ đó, GV có thể xây dựng nên những yêu cầu, nhiệm vụ trong PHT.

Cách thể hiện nội dung PHT có thể là các câu hỏi, báo cáo thực hành, bài tập tính toán hay thực hiện bài kiểm tra...

Bước 4: Tiến hành xây dựng nguồn học liệu điện tử

Việc thiết kế PHT điện tử yêu cầu cần có nguồn học liệu phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu tự học của HS. Do đó, GV cần tiến hành xây dựng nguồn học liệu điện tử tích hợp vào hệ thống e-Learning. Nguồn này có thể được lấy từ Internet, báo, tạp chí, hoặc được xây dựng bằng ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ họa như Flash, Crocodile Physics…

Bước 5: Biên soạn PHT theo b-Learning

Các nội dung của PHT phải được trình bày theo đúng thứ tự logic của quá trình nhận thức, phải rõ ràng, súc tích. Các câu hỏi, các nhiệm vụ học tập đưa ra phải làm sao để mọi HS khi đọc đều hiểu được mình cần làm gì? Cần giải quyết nhiệm vụ gì? Và căn cứ vào đâu để có thể hoàn thành phiếu.

PHT được thiết kế phải có đủ khoảng trống để HS có thể điền những thông tin, những câu trả lời của mình vào phiếu.

Căn cứ vào lượng kiến thức, trình độ của HS mà GV yêu cầu HS phải hoàn thành phiếu trong khoảng thời gian nào đó. Mỗi PHT có thể chứa đựng một hoặc

nhiều đơn vị kiến thức của bài học. Bên cạnh đó, căn cứ vào HTTCDH mà GV sử dụng PHT thông thường hay PHT điện tử.

Hình thức trình bày PHT có thể là văn bản, bảng điền kiến thức hoặc sơ đồ, biểu mẫu... Khi trình bày PHT, nên ghi cụ thể là phiếu dùng cho phần nào của bài học, như dùng để củng cố sau khi học bài, dùng trong một mục của bài... để HS dễ sắp xếp, lưu giữ. Nếu trong một bài học sử dụng nhiều PHT thì nên đánh số thứ tự, như PHT số 1, PHT số 2…

Để tăng hứng thú học tập cho HS, khi thiết kế PHT, GV cần tăng tính thẩm mỹ của PHT và đa dạng hóa về hình thức trình bày.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 NC theo bLearning với sự hỗ trợ của phiếu học tập (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w