Kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 NC theo bLearning với sự hỗ trợ của phiếu học tập (Trang 84 - 89)

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Quan sát giờ học ở các lớp TN và các lớp ĐC được tiến hành theo tiến trình DH, chúng tôi rút ra được một số nhận xét sau:

Đối với các lớp ĐC, GV đã đa dạng hóa các hình thức DH với sự hỗ trợ của nhiều PTDH. Từ đó HS tỏ ra hứng thú và tích cực hơn so với lối DH truyền thụ một chiều như trước đây. Tuy nhiên việc chuẩn bị bài ở nhà của HS vẫn còn hạn chế, phần lớn chỉ tập trung vào nội dung trong SGK. Trong quá trình học, HS ít có sự sáng tạo trong việc bộc lộ quan điểm riêng nên dù giờ học có sự tham gia phát biểu nhưng chất lượng ý kiến lại không cao. Cụ thể các ý kiến chỉ là sự trình bày lại các nội dung có sẵn trong SGK đôi khi rập khuôn khiến giờ học trở nên nhàm chán.

Đối với các lớp TN, HS được làm việc dưới nhiều hình thức tổ chức khác nhau như DH nhóm, cá nhân trong đó đẩy mạnh khả năng tự lực giải quyết vấn đề thông qua trao đổi thảo luận dưới sự định hướng của GV thông qua PHT. Với sự hỗ trợ của hệ thống e-Learning bao gồm hình ảnh, video, thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng..., HS bị cuốn hút bởi nguồn thông tin phong phú và đa dạng. Từ đó HS tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài hơn nữa ý kiến thảo luận có chất lượng cao, bộc lộ nhiều điểm sáng tạo giúp giờ học trở nên sôi động hơn.

Trong DH theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT ở lớp TN, việc kiểm tra bài cũ và tình hình chuẩn bị bài mới được GV đánh giá khách quan và chính xác hơn thông qua hệ thống e-Learning. Đồng thời kết quả từ hệ thống cho thấy HS tự giác và chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao hơn so với lớp ĐC. Bên cạnh đó chất lượng của việc chuẩn bị bài được nâng cao với nhiều kiến thức mở rộng ra ngoài SGK và mang tính thực tiễn cao.

Như vậy, giờ dạy ở các lớp TN với mô hình b-Learning đã phát huy được tính tích cực và chủ động trong hoạt động học tập của HS, đáp ứng được những yêu

cầu về đổi mới PPDH.

3.4.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.4.2.1. Các bảng phân phối

Qua các bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được kết quả ở các bảng số liệu và đồ thị biểu diễn sau:

Bảng 3.1. Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN sau khi TN

Nhóm Số HS Số bài KT

Số bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 83 249 4 8 32 36 51 43 33 25 11 6

TN 82 246 3 5 19 27 42 45 42 31 21 11

Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm của hai nhóm ĐC và TN sau khi TN

Bảng 3.2. Phân phối tần suất điểm của hai nhóm ĐC và TN sau khi TN

Nhóm Số

HS Số bài KT

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 83 249 1,6 3,2 12,9 14,5 20,5 17,3 13,3 10 4,4 2,4 TN 82 246 1,2 2,0 7,7 11,0 17,1 18,3 17,1 12,6 8,5 4,5

Biểu đồ 3.2. Phân phối tần suất điểm của hai nhóm ĐC và TN sau khi TN

Từ bảng kết quả 3.2, ta có bảng phân phối tần số luỹ tích hội tụ lùi của hai nhóm ĐC và TN như sau:

Bảng 3.3. Phân phối tần suất lũy tích hội tụ lùi của hai nhóm ĐC và TN sau khi TN

Nhóm Số bài KT

Số % bài kiểm tra đạt điểm Xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 249 1,6 4,8 17,7 32,1 52,6 69,9 83,1 93,2 97,6 100,0 TN 246 1,2 3,3 11,0 22,0 39,0 57,3 74,4 87,0 95,5 100,0

Biểu đồ 3.3. Phân phối tần suất lũy tích hội tụ lùi của hai nhóm ĐC và TN sau khi TN

Biểu đồ 3.3 thể hiện đường biểu diễn hội tụ lùi của nhóm lớp TN nằm bên phải của đường biểu thị hội tụ lùi của lớp ĐC. Điều này bước đầu cho chúng ta kết luận về chất lượng học tập của nhóm lớp TN cao hơn chất lượng của nhóm lớp ĐC.

3.4.2.2. Các tham số sử dụng để thống kê

Để có thể khẳng định về chất lượng của đợt TN, chúng tôi tiến hành xử lý số liệu thống kê toán học với các tham số sau:

- Số trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được

tính theo công thức: ∑n i

i =1

X X = n

- Phương sai: 2n ( i )2

i=1

X - X S = n - 1

- Độ lệch chuẩn: ∑n ( i )2

i =1

X - X S = n - 1

; S là tham số đặc trưng cho độ phân tán nhiều hay ít của các kết quả thu được quanh trị trung bình. S càng nhỏ số liệu thu được càng ít phân tán, khi đó trị trung bình có độ tin cậy cao hơn.

- Hệ số biến thiên: S V = 100

X (%) giúp so sánh mức độ phân tán các số liệu.

- Sai số tiêu chuẩn: S m = n . [4]

Bảng 3.4. Tổng hợp các tham số

Nhóm Số

HS

Số bài KT

X S2 S V (%) X = X ±m

ĐC 83 249 5,474 3,912 1,978 36,134 5,47 4±

0,008

TN 82 246 6,093 4,432 2,105 34,548 6,093 ±

0,009 Dựa vào bảng tổng hợp các tham số ở trên cho thấy điểm trung bình bài kiểm tra của nhóm TN cao hơn nhóm ĐC, độ lệch chuẩn có giá trị nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó trị trung bình có độ tin cậy cao.

VTN < VĐC, chứng tỏ mức độ phân tán ở nhóm TN giảm so với nhóm ĐC.

3.4.2.3. Kiểm định giả thiết thống kê

Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy: điểm trung bình cộng ở nhóm TN (XTN

) cao hơn nhóm ĐC (XÐC). Câu hỏi đặt ra là: sự khác nhau giữa hai điểm trung bình XTNXÐC có ý nghĩa không? Việc DH vật lý theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT có thực sự tốt hơn DH thông thường không hay chỉ là sự ngẫu nhiên? Để trả lời câu hỏi trên, trước hết phải đề ra giả thiết thống kê. Sau đó tiến hành kiểm định giả thiết [31].

Các giả thiết thống kê:

- Giả thiết H0: “Sự khác nhau giữa giá trị trung bình của điểm số của nhóm ĐC và nhóm TN (XTNXÐC) là không có ý nghĩa”.

- Giả thiết H1: “Điểm trung bình của nhóm TN lớn hơn điểm trung bình của nhóm ĐC (XTN > XÐC) một cách có ý nghĩa”.

Để kiểm định giả thiết, chúng tôi tiến hành xác định đại lượng kiểm định t

theo công thức:

p

TN ÐC TN ÐC

TN ÐC

n .n X - X

t = S n + n với p

2 2

TN TN ÐC ÐC

TN ÐC

(n - 1)S + (n - 1)S

S = n + n - 2

Sau khi tính được t ta so sánh nó với giá trị tới hạn tα được tra trong bảng phân phối Student [4] ứng với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = n + n - 2TNĐC

- Nếu t ≥ tα thì sự khác nhau giữa XTNXÐC có ý nghĩa.

- Nếu t < tα thì sự khác nhau giữa và là không có ý nghĩa.

Kết quả tính toán thu được từ hai công thức trên:

Sp = 2,049 và t = 3,361.

Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 và bậc tự do f = nTN + nĐC - 2 = 493 > 120, ta có: tα = 1,96.

Như vậy tính toán kết quả TN ta thấy thỏa mãn điều kiện tα nghĩa là giả thiết H0 bị bác bỏ, điều đó khẳng định sự khác nhau giữa và là có ý nghĩa, với mức ý nghĩa α = 0,05.

Rõ ràng là t =3,361>tα=1,96. Từ việc TN sư phạm cho phép chúng tôi có các kết luận sau :

− Điểm trung bình cộng bài kiểm tra ở nhóm TN cao hơn nhóm ĐC. Điều đó có nghĩa là tiến trình DH như chúng tôi đã đề xuất mang lại hiệu quả cao hơn so với tiến trình DH thông thường.

− Việc tổ chức HĐDH theo b-Learning với sự hỗ trợ của PHT chương

"Dòng điện trong các môi trường" Vật lý 11 NC đã góp phần phát huy được tính tích cực, chủ động của HS qua đó nâng cao chất lượng DH vật lý THPT.

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động dạy học chương “Dòng điện trong các môi trường” Vật lý 11 NC theo bLearning với sự hỗ trợ của phiếu học tập (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w